Thơ Quang Dũng (1)

- Quảng Cáo -

Thơ Quang Dũng (1)

QuangDungQuang Dũng (1921-1988) tên thật là Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội). Năm 1947, đại đội trưởng đoàn quân Tây tiến. Hoạt động văn nghệ ở Liên Khu III thời kháng chiến. Sau 1954, sống như một kẻ vô danh tại miền Bắc. Mất ngày 13-10-1988 tại Hà Nội.

Ông là người rất hiền từ, chan chứa tình người như đã thể hiện qua những bài thơ của ông. Quang Dũng vừa cầm bút, vừa cầm súng, ông từng là đại đội trưởng của Trung Đoàn Thủ Đô trong công cuộc kháng chiến chống Pháp. Những tác phẩm nổi tiếng của ông trong thời kỳ này là Đôi mắt người Sơn Tây (Hoa thanh bình), Đôi bờ, Tây tiến, Những làng đi qua,… Nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã phổ nhạc bài Đôi mắt người Sơn Tây. Trong kháng chiến, ông cũng tham dự một cuộc triển lãm hội hoạ với một bức tranh tựa đề Gốc bàng.

Vì là gốc tiểu tư sản nên ông bị Việt Minh nghi kỵ. Ngay trong khói lửa chiến tranh, ông vẫn viết lên những lời vừa hào hùng, vừa lãng mạn:

- Quảng Cáo -

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Sau 1954, ông bị kẹt lại ở miền Bắc. Ông cũng bị gửi đi chỉnh huấn sau vụ Nhân văn giai phẩm, và lui về ẩn thân. Về sau này, như những nhà thơ lớn khác, Nguyễn Bính, Hồ Dzếnh,… ông mai một và mất đi trong âm thầm trong chế độ cộng sản.

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here