Tàu Trung Quốc sẽ tuần tra thường xuyên trên Biển Đông

- Quảng Cáo -

Tàu Trung Quốc sẽ tuần tra thường xuyên trên Biển Đông

tn_1-c8ceeHôm 21.1.2014, báo China Ocean News, do cục Hải dương Trung quốc xuất bản đã loan tin Trung quốc sẽ đặt môt tàu tuần tra dân sự trong tải 5.000 tấn tại đảo Phú Lâm ( mà Trung Quốc gọi đảo Vĩnh Hưng ) thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam , để tuần tra thường xuyên trên Biển Đông,

Theo tờ báo này, Trung Quốc sẽ thiết lập một hệ thống tuần tra thường xuyên trên « thành phố Tam Sa » để bảo vệ lợi ích trên biển của nước này. Bắc Kinh cũng sẽ tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng trên đảo Phú Lâm, cũng như xây một cơ sở dữ liệu về an ninh hàng hải.

Tờ báo của Cục Hải dương Trung Quốc không nói rõ khi nào các cuộc tuần tra bắt đầu, mà chỉ cho biết một trong những nhiệm vụ của đoàn tuần tra là tìm kiếm cứu hộ và đối phó một cách « nhanh chóng, hiệu quả » với mọi sự cố bất ngờ trên biển.

- Quảng Cáo -

Việc tuần tra trên Biển Đông cho tới nay vẫn do các tàu dân sự của Trung Quốc tiến hành, mặc dù các chiến hạm của hải quân nước này cũng thường xuyên diễn tập ở đây, trong đó có cuộc diễn tập vào năm ngoái của hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc.

Theo Tân Hoa Xã, một đội tàu thuộc Hạm đội Nam Hải hôm 20/01/2014 đã rời một hải cảng quân sự ở tỉnh Hải Nam để mở một cuộc tập trận mới trên Biển Đông. Đội tàu diễn tập lần này có ba chiếc, gồm tàu đổ bộ Trường Bạch Sơn, tàu đổ bộ có trọng tải lớn nhất của Trung Quốc và hai khu trục hạm Hải Khẩu và Vũ Hán.

 

Tướng lãnh Trung Quốc hô hào tiến hành chiến tranh ở Biển Đông

luuachau
Lưu Á Châu

Một tướng lãnh nổi tiếng của Trung Quốc mới đây đã hô hào cho việc tiến hành chiến tranh ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, giữa lúc có tin đồn là trong năm nay Trung Quốc sẽ đánh chiếm một hòn đảo đang do Việt Nam kiểm soát.

Trong cuộc phỏng vấn hồi gần đây trên tờ Tham Khảo Quốc phòng, Thượng tướng Lưu Á Châu, Chính ủy Đại học Quốc phòng của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, nói rằng quân đội nước ông đang có một “cơ hội chiến lược” để tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, nơi đang có tranh chấp với Nhật Bản và các nước Đông Nam Á.

Ông Lưu nói rằng những vùng biên giới mà Trung Quốc từng chiến đấu để giành được đều ổn định và hòa bình hơn, còn những vùng mà Bắc Kinh có thái độ nhún nhường thì có nhiều tranh chấp, căng thẳng.

Tờ Hoa Nam Buổi Sáng (South China Morning Post) trích lời ông Antony Wong Dong, một chuyên gia quân sự ở Ma Cao, nói rằng phát biểu của ông Lưu có mục đích bênh vực cho những hành động quân sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông sau khi Bắc Kinh loan báo thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở vùng biển này hồi cuối năm ngoái.

Một chuyên gia hải quân ở Thượng Hải, ông Nghê Lạc Hùng, cũng không tán thành ý kiến là quân đội Trung Quốc cần kinh nghiệm chiến đấu để “thử lửa” của ông Lưu Á Châu.

Lời hô hào của Tướng Lưu Á Châu được đưa ra trong lúc dư luận Việt Nam đang xôn xao trước những thông tin nói rằng trong năm nay Trung Quốc sẽ đánh chiếm đảo Thị Tứ, một hòn đảo tương đối lớn thuộc quần đảo Trường Sa, hiện đang do Philippines kiểm soát.

 

Việt Nam đứng hàng thứ năm thế giới về giam giữ phóng viên

Joel Simon_GĐCPJ
Ông Joe Simon, Giám đốc CPJ

Theo báo cáo 2013 của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ), Việt Nam nằm trong số 10 nước đứng đầu danh sách các quốc gia giam giữ các phóng viên chỉ vì họ làm công việc nhà báo. Cụ thể, với 18 phóng viên đang ngồi tù, Việt Nam đứng hàng thứ 5 thế giới và chỉ là một trong hai quốc gia Đông Nam Á được nêu tên trong danh sách của năm 2013, cùng với Thái Lan (1 nhà báo bị giam).

Chiếm hạng nhất trong danh sách năm 2013 là Thổ Nhĩ Kỳ (40 phóng viên bị giam), tiếp đến là Iran (35), Trung Quốc (32) và Eritrea (2 ). Đứng hạng thứ năm, như vậy là « thành tích » của Việt Nam còn cao hơn cả Syria, vì quốc gia đang bị nội chiến ác liệt này chỉ đứng hàng thứ sáu, với 12 phóng viên đang ở sau chấn song sắt.

Trong số 18 nhà báo đang bị giam ở Việt Nam, CPJ đề cập trước hết trường hợp của blogger Điếu Cày/Nguyễn Văn Hải. Vào tháng 10 năm 2008, Điếu Cày đã bị tuyên án tù 2 năm rưỡi với tội danh trốn thuế, một tội danh mà theo các tổ chức nhân quyền chỉ là một cái cớ để bịt miệng một blogger vẫn chỉ trích mạnh mẽ chính quyền Hà Nội. Sau khi mãn hạn tù, blogger Điếu Cày lại tiếp tục bị tuyên án 12 năm tù giam và 5 năm quản chế với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước » trong phiên xử vào tháng 9 năm 2012.

Ngoài blogger Điếu Cày, trong danh sách các phóng viên đang bị giam ở Việt Nam còn có các blogger khác như Nguyễn Xuân Nghĩa, Trần Huỳnh Duy Thức (Trần Đông Chấn), Lư Văn Bảy (Trần Bảo Việt), Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, Paulus Lê Sơn, Nông Hùng Anh, Nguyễn Văn Duyệt, Tạ Phong Tần, Đinh Đăng Định, Lê Thanh Tùng, Nguyễn Văn Khương (Hoàng Khương, báo Tuổi Trẻ), Phạm Nguyễn Thanh Bình, Lê Quốc Quân, Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Võ Thanh Tùng (Duy Đông, báo Pháp Luật TP Sài Gòn).

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here