Các Blogger tiếp tục bị đe dọa
Thanh Nhàn: trong chương trình hôm nay, chúng ta sẽ lượt qua việc nhà cầm quyền VN tiếp tục đàn áp các bloggers, và những dư luận xoay quanh cái chết của ông Võ Nguyên Giáp
Phạm Lộc: Liên tiếp vào 2 ngày 4-5 tháng 10 và sau đó thêm một lần nữa vào ngày 10 tháng vừa qua công an sân bay Tân Sơn Nhất đã bắt giữ tổng cộng 12 bloggers từ Phi Luật Tân trở về sau chuyến đi tham dự một khóa học về “Xã Hội Dân Sự” do Nhịp Cầu Á Châu tổ chức.Những người này sau khi bị thẩm vấn thì lần lược cũng được thả về, tuy nhiên chúng tôi thấy có nhiều điểm rất tích cực đáng ghi nhận về phía phản ứng của giới anh chị em bloggers qua vụ này.Thứ nhất, đó là sự phản ứng rất nhanh nhẹn của các blogger trong việc tiếp cứu, và đưa thông tin ra ngoài, và thứ nhì là tinh thần đồng đội rất cao. Ngay khi mà blogger An Đỗ Nguyễn hay tin anh Châu Văn Thi bị bắt và tung lên mạng thì đã có một số anh em cùng nhau kéo lên sân bay để đòi người, và đến lần bắt thứ nhì thì chính anh Châu Văn Thi lại cùng với các blogger bạn và cả gia đình người bị bắt kéo lên sân bay đòi người.
Thanh Nhàn: Tinh thần đồng đội của các anh chị em rất cao, rất đáng khâm phục. Đây cũng là một lợi thế rất lớn, đó là cũng nhờ mạng internet đã đưa con người đến hơn và anh em dân chủ đã có thể sát cánh cùng nhau trong đấu tranh. Trên mạng, chúng ta có thể thấy được hình ảnh của hơn 10 blogger và gia đình ngồi tụ tập ngay dưới đất trong phòng đợi, tạo một quang cảnh hết sức gây chú ý cho hành khách, nhất là du khách ngoại quốc, không biết họ sẽ nghĩ sao về nhà nước này khi mà chính người Việt Nam đòi trả tự do cho người Việt Nam ngay tại sân bay quốc tế như thế. Ngoài ra, còn có cả một video rất sống động tường thuật về sự kiện này, quí độc giả có thể nghe được những tiếng hô lớn của nhóm người biểu tình đòi người như “Phản đối CA bắt giữ người yêu nước! Phản đối!”. Chúng ta có thể nói những phản ứng nhanh chóng và quyết liệt này cũng đã ảnh hướng phần nào đển việc thả những người bị bắt ra khá nhanh chóng như vậy.
Phạm Lộc: Xã hội dân sự là một hình thức sinh hoạt dân chủ mà hầu như quốc gia tân tiến nào cũng chấp nhận, nhưng các nhà độc tài như VN thì rất sợ, bởi vì khi mà xã hội dân sự phát triển thì sự lệ thuộc vào nhà nước của người dân sẽ bị giảm sút, nhà cầm quyền mất đi khí cụ để kiểm soát người dân. Và do đó nhà nước bằng mọi cách tìm cớ để buộc những người này vào tội phản động. Blogger Bùi Tuấn Lâm, một trong những người đầu tiên bị giữ lại đã trả lời đài BBC như sau: “Họ muốn đưa mình vào vấn đề là mình đã cấu kết với các thế lực thù địch do không hiểu biết, và nói tổ chức Asian Bridge là tổ chức có thế lực phản động đứng phía sau”!
Thanh Nhàn: Thật không biết nhà nước đã ám chỉ ai đang đứng sau một tổ chức lớn như Asian Bridge?
Phạm Lộc: Ngay sau sự kiện này xãy ra, Asian Bridge đã lên tiếng kêu gọi chính phủ Việt Nam “tôn trọng các quyền cơ bản của mọi người Việt Nam và đặc biệt là quyền cơ bản của các thực tập sinh của chúng tôi để họ có thể tự do đi lại và tìm hiểu về sự phát triển của xã hội dân sự tại các quốc gia khác trong khu vực”.
Thanh Nhàn: Sự lo sợ của nhà nước VN thực ra, chỉ là lo sợ cho cái vị trí lãnh đạo của mình, mới quí thinh giả nghe tiếp chia sẻ của blogger Bùi Tuấn Lâm với đài BBC như sau: “Cơ quan an ninh nói chúng tôi đi học về rồi bị thế lực thù địch lợi dụng để tạo một xã hội dân sự lớn mạnh tại Việt Nam, ảnh hưởng đến chế độ. Đến khi xã hội dân sự lớn mạnh thì lợi dụng để lật đổ chế độ.”
Xã hội Dân sự là một hình thức phát triển tốt đẹp của xã hội mà người dân tại các quốc gia tiên tiến đang được hưởng trong khi ở VN, người dân chỉ mới biết đến và đang chập chững học tập.Dẫu có trể nhưng những gì đã xãy ra trong thời gian qua với những nổ lực của các blogger đã cho thấy là nó đang phát triển mạnh mẽ ở VN mà không quyền lực nào có thể cản lại.
Võ Nguyên Giáp qua đời
Phạm Lộc: Một sự kiện mà chiếm nhiều sự quan tâm nhất của cộng đồng mạng trong thời gian qua, từ phe thân đảng cho tới phe chống đảng, đó là việc ông Võ Nguyên Giáp qua đời. Thực ra, ở tuổi 103 và đã sống đời sống thực vật từ hơn 1 năm nay, việc ra đi của ông là một chuyện có thể tiên đoán được và ông có thể thanh thản ra đi, nhưng những sự kiện sau đó, những phản ứng bất thường từ nhà nước đến người dân đã làm cho dư luận trên mạng nóng lên và sự ra đi của ông cũng không tránh khỏi những dèm pha từ nhiều phía.
Trước nhất, là sự lúng túng thấy rõ của nhà nước khi ông mất từ ngày 4 tháng 10 mà mãi 2 ngày sau báo chí trong nước đưa tin, sau nữa là cái cách mà nhà nước đẩy vai trò “đại công thần” của ông lên một cách thái quá, rồi sau đó, khi gần xong thì vội vã thâu dọn “chiến trường” phi tang những vết tích để đón ông thủ tướng TQ Lý khắc Cường.
Thanh Nhàn: Cũng phải công nhận, cái chết của ông Giáp đã gây xúc động cho nhiều người dân bởi vì họ biết đến ông như một người giành độc lập cho VN từ tay người Pháp, trong khi đó lại có nhiều tài liệu được đưa lên mạng qui ông vào tội “nướng quân” trong trận đánh Điện Biên Phủ và các trận đánh tấn công vào miền Nam. Cũng có người trách ông về sự thái độ trung thành nhất định không bỏ đảng của ông như FBker Anthony Lê đã nói như sau: “Hai mươi tuổi mà không theo cộng sản là người không có trái tim – Bốn mươi tuổi mà không bỏ cộng sản là người không có cái đầu”.Eo ơi hơn trăm vẩn thế mà củng dám phong thánh phong thần là sao”
Và chính sự thái quá trong cách tôn vinh ông như tôn ông thành thánh nhân, như cảnh người dân mếu máo khóc lóc, quỳ lạy đã gây phản cảm nơi nhiều người, nó làm cho họ rùng mình nghĩ đến những kêu gào thảm thiết của người dân Bắc Hàn khi ông Kim Chính Nhật chết. Đến nỗi một bạn trẻ trong nuớc nhưPhương Linh Nguyễn phải than rằng: “Với riêng tôi, trong thâm tâm tôi hết sức kính trọng cụ. Nhưng không có cái kiểu cứ nước mắt nước mũi dàn dụa, dãy đành đạch gào thét…. Đâu có phải cứ như thế mới là tiếc thương cụ?”
Và nhà báo Nguyên Anh trên trang Chính Luận đã có nguyên bài viết với tựa đề: “Đám tang họ Võ: cơn lên đồng tập thể” và ông đã kết luận rằng: “Chỉ có dưới những chế độ CS toàn trị mới có cảnh người dân bị kích động, bị bọn ma cô chính trị mồi chài để tình cảm bộc phát không kiểm soát được và hô hào khóc cho những người không đáng để khóc như Kim nhật Thành, HCM và Võ nguyên Giáp ngày hôm nay!”
Phạm Lộc: Tất cả những gì tốt đẹp nhất, có lợi cho đảng nhất đều được nhân lên tột đỉnh, trong khi đó, thì nhà nước lại ém nhẹm nhiều điều. Ai cũng biết là ông Giáp đã bị đẩy ra khỏi chính trường từ thời Lê Duẩn, hơn 20 năm nay, thậm chí ông còn bị Lê Duẩn sỹ nhục khi giao cho ông làm chủ tịch UB Kế hoạch hoá Gia đình vào năm 1983. Trong suốt thời gian bị thất sủng cho đến giờ, cũng hơn 22 năm, ông chỉ là một cái bóng mờ không ai nhắc đến. Người ta chỉ nhớ đến ông vài lần do các kiến nghị yêu cầu nhà nước ngừng dự án Bauxit ở Tây Nguyên, nhưng đó chỉ là những cố gắng vô vọng, bởi vì tiếng nói của ông không còn đủ trọng lượng khiến đảng quan tâm.
Trước tình trạng này nhạc sỹ già Tô Hải phải than rằng: “Theo mình, lúc này muốn khóc thật là phải nói lên cái nỗi khổ 22 năm của thủ trưởng cũ của họ: Đến chết cũng chẳng ai lên tiếng bạch hóa cho Cụ những sự vu cáo chính trị ác độc, hại người của những kẻ đồng chí nhưng không đồng hướng với cụ!”
Thanh Nhàn: Thế nhưng từ một góc khuất, một bóng mờ ông Giáp được bơm lên thành một bậc thánh, một vĩ nhân của thế kỷ, điều này được nhiều người lý giải rằng đảng chẳng yêu quí gì ông, đảng chỉ dùng ông để giải quyết những khó khăn của đảng, như lời comment sau đây của FBker Vu Phuc Khang Antrên tường của Người Buôn Gió: Wow ! Đây lại chẳng là dịp may cho đảng ấy chứ. Này nhá: Uy tín của đảng thì đang xuống dốc một cách thảm bại trong lòng dân chúng. Kinh tế đang hồi bê bế,gần 300 ngàn doanh nghiệp phá sản. Tham ô, tham nhũng đang trở thành đại quốc nạn. An ninh trật tự như đang quay lại đầu thập niên 80 của thế kỉ trước. Đúng lúc này thì ông mất. Cả đời ông đã (nhẩn nhục ) đi theo đảng. Đến khi chết ông lại cứu đảng thêm được ít ngày nữa. Để dựa vào cái chết của ông mà tô hồng cái chế độ vốn đang đen thui như mõm chó mực này. Để người dân tạm quên đi vấn đề nhức nhối trong xã hội và để đảng lại được ca ngợi công lao, thành tích vốn đã xa lắc,xa lơ của mìng mà ko thấy ngượng miệng. Đấy lại chả là nhất cử lưỡng bẩy, tám cái tiện sao anh Gió !?.
Tương tự, phóng viên BBC cũng có nhận định là “với lễ quốc tang hoành tráng dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đảng Cộng sản hy vọng ánh hào quang của ông cũng giúp củng cố tính chính danh đang sụt giảm của đảng.”
Phạm Lộc: Có lẽ đó là lý do duy nhất mà đảng còn cần đến ông Giáp nên ngay trước khi cái gọi là “2 ngày đại tang” chấm dứt, thì đảng đã vội vàng hạ cờ tang, long trọng chuẩn bị lễ nghi đón rước thủ tướng TQ là ông Lý Khắc Cường đến thăm Việt Nam. Điều này đã gây phẩn uất cho rất nhiều người. Mời quí thính giả nghe những lời chia sẽ của các FB như sau, trước nhất là bạn:
Black Aaron: “ban đầu dự định là quốc tang hết ngày nhưng vì thằng tàu phù nó sang nên mới có cớ sự điều chỉnh quốc tang nửa ngày ko giống ai kia.Bên cạnh đó còn dự định cả việc bắn 21 phát đại bác theo nghi thức trọng thể nhà binh. Theo tin lượm được bên bộ đội thì dàn pháo 122mm cũng đã được chuẩn bị và tập dượt. Nhưng cuối cùng cũng dẹp…”
No China shop “Sao ông Võ Nguyên Giáp cũng thuộc vào cỡ hàng Tòng tứ phẩm của Việt Nam, đã từng giao du mật thiết với Hán Triều, mà không hề thấy giới thiệu điện chia buồn hay đại diện đi viếng từ Bắc Kinh nhỉ? Mà đã vậy tay thủ tướng Hán Triều Lý Khắc Cường cũng không chịu vị tình đến sớm vài tiếng để đốt cây nhang? Hic… vậy mà gọi là anh em hữu nghị chăng?”
Thanh Nhàn: Thật là dễ hiểu, quí thính giả có thể nghe lời giải thích của FBker Đặng Văn Thuận như sau: “Có ý kiến trách Trung Quốc không biết phép tối thiểu khi đến nhà có tang, thực, muốn nói như thế thì phải trách lại mình. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân.Mình không xem trọng quốc thể là gì thì ai mà đi giữ thể diện với lịch sự cho mình.”
Thật là tất cả những cái hèn, cái bất nhất của đảng trong cách ứng xử với kẻ thù và với dân nó đã được phơi bày ra dưới cặp mắt quan sát của tất cả mọi người và đảng sẽ tiếp tục mất dần uy tín mà đảng nghĩ là đã có thể lấy lại được phần nào qua cái chết của ngài đại tướng. Thật là không có cái dại nào bằng cái dại hạ cờ tang, của đảng CS như vừa qua.