Thương lái TQ xịt thuốc lạ vào dứa của nông dân Việt

- Quảng Cáo -

Thương lái TQ xịt thuốc lạ vào dứa của nông dân Việt
Tin từ báo chí trong nước, thương lái Trung Quốc đang dùng phương cách mới để hại nông dân Việt Nam. Theo báo Đất Việt thì sau khi hứa thu mua dứa với giá cao hơn thị trường, trước khi thu hoạch 10 ngày, các thương lái Trung Quốc đến đưa cho người dân một loại thuốc xịt lên trái dứa còn xanh, để trái to và đẹp. Mặc dù cơ quan chức năng để tiến hành xử lý vụ việc, nhưng hậu quả để lại là uy tín cây dứa bị phá hoại, làm cho giá dứa rớt thê thảm.
Tâm lý người dân luôn thích bán được giá cao, sau đó người ta đem thuốc xịt trực tiếp lên trái dứa rồi nói bảo đảm sẽ mua chứ không biết chất lượng thế nào. Khi xịt thuốc lên rồi mới biết trái dứa bị hỏng bên trong. Hành động này quá nguy hiểm, vì dứa ngay sau khi dùng thuốc như vậy không bảo quản được lâu và người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, lúc đó sẽ tác động đến tình hình sản xuất nguyên liệu ở xã Tân Phước, không tiêu thụ được sản phẩm.
Minh chứng cho điều đó là những gì còn lại tại vùng dứa Tân Phước sau khi thương lái Trung Quốc bỏ đi. Giá rẻ mạt, dứa chất đầy đồng, cho không ai lấy.

Các tù nhân lương tâm triệt để áp dụng tinh thần kỷ luật đấu tranh bất bạo động
Như tin loan tải, sáng Chủ nhật 30/6/2013 tại phân trại K1 thuộc trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đống Nai đã xảy ra cuộc đấu tranh của các tù nhân trong trại để phản đối cách đối xử phi nhân của toàn ban cai tù.
Nơi xảy ra vụ nổi loạn là phân trại số 1 của Trại giam Xuân Lộc, hay còn được gọi là Trại Z30A, thuộc sự quản lý của Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, tức Tổng cục 8, Bộ Công an. Trại này hiện giam nhiều tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị như các ông Trần Huỳnh Huy Thức, Việt Khang, Trần Hoàng Giang, Phan Ngọc Tuấn, Nguyễn Ngọc Cường, Huỳnh Minh Trí v.v… Đây là khu được xem là khắc nghiệt nhất trong 6 phân trại trong cách đối xử với tù nhân, nằm ngay gần cổng chính vào trại tù Xuân Lộc.
Được biết, các tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị tại phân trại K1, Xuân Lộc, Đồng Nai đã kiên quyết áp dụng kỷ luật chung, đó là không xâm phạm thân thể của công an giám thị Hồ Phi Thắng và công an phó giám thị Thái Duy Hồng dù đây là 2 kẻ chỉ thị các chính sách đối xử ác độc tại phân trại K1. Kết quả là thiếu tướng công an Hồ Thanh Đình, cấp trên của Hồ Phi Thắng, đã vào gặp đại diện các tù nhân lương tâm như họ đòi hỏi. Các đại diện tù nhân lương tâm đã vạch trần những hành vi của ban cai tù K1 cố tình hành hạ tù nhân như một phương tiện giải trí và để nạo vét tiền bạc do người thân gởi vào tù. Sau đó, cả 2 cai tù Thắng và Hồng đã được thả ra.
Theo nhận xét của các thân nhân thì dù với thái độ ôn hòa và chỉ đòi được đối xử như những con người như vậy, các biện pháp trả thù của công an sẽ vẫn diễn ra, đặc biệt đối với những người đại diện liên lạc ra bên ngoài như các ông Nguyễn Ngọc Cường, Phan Ngọc Tuấn, Huỳnh Minh Trí, Trần Huỳnh Duy Thức. Tuy nhiên, theo các thân nhân này thì các ông đã lượng giá trước cách đối phó của công an nhưng vẫn quyết định đứng lên tạo tiền lệ đòi hỏi nhân quyền ngay trong trại tù.
Theo một nguồn tin khác từ trại tù Xuân Lộc, các tù nhân chính trị nay đã bị “cách ly từng người một” và sau thời gian bị “trừng phạt” khác. Nhưng ngược lại, ban giám thị cũ dưới tay đại tá công an Hồ Phi Thắng cũng sẽ bị “trừng phạt” vì tội “thiếu cảnh giác”.
Đa số các thân nhân đang rất lo âu và mong công luận thế giới quan tâm đến sự an nguy của các tù nhân lương tâm đã can đảm đấu tranh cho nhân quyền ngay giữa nhà tù của chế độ độc tài đầy bạo lực và hoàn toàn vắng bóng pháp luật. Thân nhân ông Trần Huỳnh Duy Thức cho biết sau khi được tin, gia đình đã tức tốc lên trại Xuân Lộc để hỏi thăm tình hình và được thông báo ông Thức cùng 4 tù nhân chính trị khác bao gồm Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Phan Ngọc Tuấn, Nguyễn Ngọc Cường, và Huỳnh Ngọc Trí tối ngày 30/6 đã bị chuyển lên trại Xuyên Mộc (Đồng Nai) cách đó khoảng 30 cây số. Riêng nhạc sĩ Việt Khang thì vẫn còn ở lại trại Xuân Lộc.

Doanh nhân Trí thức Công giáo hiệp thông đòi công lý cho Ls Giuse Lê Quốc Quân
Cùng với phong trào “Công lý cho Ls Lê Quốc Quân” đang được sự hưởng ứng từ nhiều nơi khắp đất nước từ Sài Gòn đến Hà Nội, tối 30/6/2013, tại Giáo xứ Thái Hà, một Thánh lễ đặc biệt và một rừng nến đã được thắp lên để đồng hành đòi “Công lý cho Ls Lê Quốc Quân”.
Cùng thời điểm đó, tại Sài Gòn, Dòng Chúa Cứu thế Việt Nam cũng tổ chức Thánh lễ và thắp nến cầu nguyện cho Ls Lê Quốc Quân.
Không chỉ có hai đầu đất nước, từ miền Trung, một số giáo xứ, giáo họ cũng dâng Thánh lễ hiệp thông với những gian nan mà Ls Lê Quốc Quân cũng gia đình đang phải hứng chịu khi anh bước đi theo con đường làm chứng cho sự thật công lý và tình yêu. Tại Hà Tĩnh, khoảng 100 thanh niên Công giáo đứng trước biển thắp nến nhớ về Ls Lê Quốc Quân, cùng thao thức với anh khi biển đảo Tổ Quốc đang bị quân xâm lược giày xéo.
Thánh lễ tại Giáo xứ Thái Hà tối 30/6/2013 quy tụ khoảng 4.000 giáo dân và đông đảo bạn bè, các trí thức, những người đã vì đấu trann bị tù đày của Ls Lê Quốc Quân, anh chị em cùng tâm huyết chống xâm lược của ngoại bang trong phong trào NoU (Xóa đường lưỡi bò, bảo vệ Tổ Quốc).
Thánh lễ do linh mục Gioan Lưu Ngọc Quỳnh chủ tế với sự tham dự của cả những anh chị em trí thức, nhân sĩ và anh em ngoài công giáo. Bài giảng trong Thánh lễ, Linh mục Gioan Lưu Ngọc Quỳnh đã chỉ rõ những vấn đề trong vụ án này. Một vụ án với những âm mưu chính trị dưới cái cớ vụ án trốn thuế như những vụ án “trốn thuế” hoặc “hai bao cao su” đã từng xảy ra trên đất nước này. Mặt khác dư luận xã hội, các nhân sĩ, trí thức và những người quan sát khách quan, độc lập cũng có những thái độ rất rõ ràng trước tội danh “trốn thuế” của Ls Lê Quốc Quân. Luật sư Hà Huy Sơn đã có bản bào chữa nêu rõ yêu cầu trả tự do cho Ls Lê Quốc Quân.
Cả ngàn người xúc động trước những việc làm, những dấn thân mà Ls Lê Quốc Quân đã chấp nhận trong quá trình đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và hạnh phúc cho những người đau khổ. Những lời nguyện cầu dâng lên Thiên Chúa cho Sự thật – Công lý được tôn trọng trong cái gọi là phiên tòa ngày 9/7/2013 và cùng dâng lời cầu nguyện cho những người cầm quyền được sáng suốt, biết đâu là công lý, lương tâm và đạo đức để không làm oan người công chính.
Sau Thánh lễ, các nhân sĩ, trí thức và bạn bè cùng gặp mặt với gia đình Lê Quốc Quân để chia sẻ những đau đớn, những gian nan mà gia đình anh đã phải chịu thời gian qua. Cũng qua đó, các nạn nhân đã động viên, nhắc nhở và an ủi nhau vững vàng trước mọi thử thách của các thế lực sự dữ.
Phong trào “công lý cho Ls Lê Quốc Quân” đã nhanh chóng phát triển và được sự hưởng ứng từ nhiều nơi, từ nhiều giáo xứ và các giáo phận khác nhau với số giáo dân cả trăm ngàn người.

Kỷ niệm ngày trao trả về Trung Quốc, dân Hồng Kông biểu tình đòi dân chủ
Ngày 01/07/2013, đúng kỷ niệm 16 năm ngày Hồng Kông được giao trả lại Trung Quốc, hàng chục ngàn người dân thuộc địa cũ của Anh Quốc lại xuống đường để đòi thêm dân chủ và đòi lãnh đạo đặc khu hành chính này từ chức.
Ông Lương Chấn Anh đã được Ủy ban bị xem là thân với Bắc Kinh bầu làm Đặc khu trưởng Hồng Kông hồi tháng 7 năm rồi. Ông từng cam kết cải thiện bộ máy hành chính và duy trì các luật lệ có từ thời thuộc địa Anh quốc. Ông cũng được giao trọng trách giám sát tiến trình chuyển tiếp sang hình thức phổ thông đầu phiếu.
Thế nhưng, thời gian gần đây xuất hiện nhiều lời chỉ trích cho rằng có quá ít tiến bộ, thậm chí là không có tiến bộ gì kể từ khi ông Lương Chấn Anh lên nắm quyền lãnh đạo đặc khu.
Người dân Hồng Kông cũng như phe đối lập cho rằng ông Lương Chấn Anh đã không giải quyết được nhiều vấn đề xã hội cấp bách như giá nhà đất tăng vọt do tình trạng người giàu từ Hoa lục ồ ạt tràn sang để tậu nhà, đào sâu thêm cách biệt thu nhập của người dân. Nhất là vấn nạn các phụ nữ người Hoa lục mang thai sang Hồng Kông sinh con, gây nên tình trạng quá tải tại các bệnh viện phụ sản, hay chuyện vơ vét sữa bột trẻ em gây thiếu hụt sữa nghiêm trọng trên thị trường.
Ngoài ra, những người biểu tình cũng muốn bày tỏ thái độ bất mãn trước các vấn đề xã hội tại Hồng Kông, nơi mà cách biệt giàu nghèo ngày càng lớn và giá địa ốc tăng vọt.
Hôm thứ sáu vừa qua, trường Đại học Hồng Kông công bố một điều tra cho thấy chỉ có 1/3 dân số Hồng Kông cảm thấy tự hào là công dân Trung Quốc. Đây là con số thấp nhất kể từ năm 1998.

- Quảng Cáo -

2 CÁC GÓP Ý

  1. Kính chào ban phát thanh chân trời Mới trước hết chúng tối chúc
    quí vị sức khỏe dồi dào tinh thần vửng vàng và tinh tấn,quyết
    tâm diệt Cộng tới cùng,

    Tôi có ý kiến thêm rằng tại sao giờ phát tiếng trên mạng không nhứt định để cho người nghe khỏi thất vọng, một số người
    nghe thấy quá bất thường nên bỏ luôn đài để đi tìm một vài đài khác . xin thành thật cám ơn.
    Phan Tứ ( HUẾ )

    • Kính chào ông Phan Tứ
      – Chúng tôi nghĩ rằng hầu hết các nhà tranh đấu hiện nay chỉ muốn làm sao để đất nước được tự do, dân chủ thôi chứ chẳng muốn tạo thêm hận thù, đổ máu để làm gì. Cụ thể là những người CS, nếu vẫn còn yêu thích CNCS thì cứ việc đi theo chủ nghĩa đó, không ai cấm cản họ; NHƯNG họ không được ép buộc cả dân tộc phải đi theo con đường hận thù, đổ vỡ, và băng hoại mọi mặt đó. Nói cách khác, dân tộc chúng ta ngày nay không chấp nhận độc tài, dù đó là độc tài CS hay độc tài với nhãn hiệu gì khác (như tại Nga và một số nước thuộc Liên Xô cũ).
      – Về các chương trình âm thanh trên mạng, chúng tôi không hiểu rõ lắm ý kiến của quí vị. Mong ông giải thích thêm. Các bài âm thanh hiện nay được đăng lên trang nhà của đài ngay khi hoàn chỉnh bất cứ lúc nào trong ngày, chứ không phải chờ đúng giờ phát sóng như trước đây nữa. Và quí thính giả cũng có thể vào trang nhà của đài để nghe bất kỳ lúc nào trong ngày, từ các chương trình mới nhất đến các chương trình cũ đã phát.

      BBT-RadioCTM

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here