Luật sư Nguyễn Văn Đài bị công an thẩm vấn vì thành lập Hội Anh Em Dân Chủ

- Quảng Cáo -

Luật sư Nguyễn Văn Đài bị công an thẩm vấn vì thành lập Hội Anh Em Dân Chủ

hoianhemdanchu_NVDaiHôm thứ Hai, 13.5.2013, Luật sư Nguyễn Văn Đài bị công an thẩm vấn suốt nhiều giờ vì ông và bạn bè thành lập Hội Anh Em Dân Chủ.

Hội này sinh hoạt chính yếu ở trên mạng xã hội facebook mà giới trẻ tuổi ở Việt Nam rất thích sử dụng để chuyển tải thông tin và thảo luận với nhau vì nó nhanh chóng, tiện lợi, ngay trên máy điện thoại thông minh và không cần ngồi trước máy điện toán.

Luật sư Nguyễn Văn Đài, 44 tuổi, từng bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam kết án 4 năm tù vì bị quy chụp cho tội Tuyên truyền chống nhà nước khi ông và nữ luật sư Lê Thị Công Nhân mở lớp huấn luyện về nhân quyền, xã hội dân sự ở Hà Nội.

- Quảng Cáo -

Sau khi ra khỏi tù vào tháng 3 năm 2011, ông tiếp tục vận động dân chủ hóa đất nước. Tuy Hiến Pháp Cộng sản Việt Nam công nhận quyền tự do hội họp, lập hội, tự do báo chí, tự do ngôn luận, nhưng cấm đoán triệt để trên thực tế.

Ông tuyên bố đã đến lúc, những người đấu tranh cho tự do dân chủ, nhân quyền ở trong và ngoài nước cần liên kết với nhau để thực thi các quyền con người về chính trị đã được Hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ghi nhận. Một trong những quyền con người về chính trị căn bản nhất mà chúng ta nên thực hiện lúc này là quyền lập hội.

Ông cho rằng các sinh hoạt giữa các thành viên của Hội như trao đổi thông tin, huấn luyện đều diễn ra trên không gian mạng, pháp luật Việt Nam không có qui định cấm và cũng không phải xin phép về vấn đề này.

 

Việt Nam hoang phí nguồn nhân lực trẻ

timviecTổ chức Lao động Thế giới (biết dưới tên tắt là ILO) vừa công bố, “Xu hướng việc làm toàn cầu cho thanh niên”. Theo đó, thanh niên Việt Nam (giới có tuổi từ 15 đến 24) chiếm một nửa số người thất nghiệp tại Việt Nam.

Cũng theo ILO, ngoài số thất nghiệp, khoảng 53% (chừng 4 triệu) thanh niên Việt Nam đang phải làm những công việc mà thu nhập kém, điều kiện lao động thấp và không có bảo hiểm xã hội.

Ông Gyorgy Sziraczki, Giám đốc Chi nhánh Việt Nam của ILO cảnh báo, nếu thanh niên không được hưởng một sự khởi đầu tốt hơn và không được đối xử công bằng, Việt Nam đã bỏ lỡ một nguồn lực đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội của mình.

Trao đổi với báo giới, ông Sziraczki nói rằng, sẽ không thể giải quyết vấn nạn về việc làm cho thanh niên Việt Nam, nếu không thay đổi chính sách vĩ mô, cấu trúc phát triển và tăng chi phí hỗ trợ tìm kiếm việc làm, tăng tổng cầu, thay đổi cách thức tiếp cận nguồn vốn và tăng hiệu quả đầu tư.

ILO khuyến cáo, Việt Nam nên khai mở tiềm năng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tăng cơ hội về việc làm với năng suất cao cho thanh niên.

Nhà cầm quyền CSVN vẫn bị xem là thiếu quan tâm tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là lý do khiến vài năm qua, có thêm hàng trăm ngàn doanh nghiệp loại này phá sản. Phần lớn những doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tồn tại đã thu hẹp quy mô hoạt động thành “siêu nhỏ”. Tất cả những yếu tố này làm cho cơ hội về việc làm của thanh niên càng lúc càng mong manh.

Khó có khả năng Hà Nội sẽ lắng nghe những khuyến cáo của ILO. Điều đó có nghĩa là Hà Nội sẽ tiếp tục dồn gần như toàn bộ nguồn lực quốc gia vào việc duy trì sự tồn tại của các tập đoàn kinh tế quốc doanh, tổng công ty nhà nước. Bất chấp tình trạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản hàng loạt, khiến vấn nạn thất nghiệp càng lúc càng nghiêm trọng.

 

 

CS Việt Nam cấm công nhân thuộc 6 ngành đình công

dinh_cong_3Nhà cầm quyền CS Việt Nam vừa công bố một nghị định cấm nhân viên làm việc trong 6 lĩnh vực tham dự các cuộc đình công. Các ngành này bao gồm: điện lực; dầu khí; an ninh hàng không; viễn thông – bưu chính; cấp nước và thoát nước; vệ sinh môi trường và an ninh quốc phòng.

Nghị định nói trên có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23.06.2013, buộc cán bộ và nhân viên làm việc trong 6 ngành nói trên tổ chức và tham dự các cuộc đình công, bất kỳ vì lý do gì.
Thay vào đó, theo báo Lao động, các ông bộ trưởng, thứ trưởng phải mở các cuộc họp với nghiệp đoàn các công ty thuộc 6 lĩnh vực nói trên để “thảo luận, bàn bạc và kịp thời giải quyết mọi nguyện vọng của người lao động.”

Dư luận giới lao động tỏ ra bất ngờ trước quyết định trên vì tưởng rằng nhà nước Việt Nam “cởi mở” hơn trong việc cho phép người lao động tham dự các cuộc đình công đòi quyền lợi một cách chính đáng lâu nay.

Thời gian gần đây, đình công bắt đầu được giới công nhân ở Việt Nam coi là một công cụ khá hữu hiệu để đòi cải thiện tiền lương, giảm giờ làm việc, cải thiện bữa ăn, điều kiện làm việc.

Theo thống kê của Bộ Lao động và thương binh – xã hội Việt Nam, số vụ đình công tại Việt Nam leo thang liên tiếp kể từ năm 2006 cho đến nay.
Có vụ đình công dẫn đến cuộc đối đầu đầy căng thẳng, như vụ xảy ra tại công ty sản xuất phụ tùng xe gắn máy Giai Đức đóng tại quận Chương Mỹ, Hà Nội ngày 23 tháng 6, 2012. Trong vụ này, một nhân viên bảo vệ đã lái xe hơi ủi vào số người đình công, cán chết một nữ công nhân và làm 6 người khác bị thương.

 

Thêm hai tàu cá Việt Nam bị Indonesia bắt giữ

tauca_VNIndonesia vừa bắt giữ hai tàu cá Việt Nam cùng 35 thuyền viên bị cho là đã đánh bắt cá bất hợp pháp tại Natuna, thuộc khu vực quần đảo Riau của Indonesia vào hôm thứ bảy tuần qua.

Người đứng đầu cơ quan ngư nghiệp và tài nguyên biển của Indonesia nói với tờ Jakarta Post rằng việc bắt giữ được thực hiện sau khi tàu tuần duyên của Indoensia phát hiện 2 tàu mang cờ Việt Nam với  biển số  KM KG 90432 TS và KM.KG 90616 TS đang đánh bắt cá bất hợp pháp bằng cách sử dụng lưới kéo trong vùng nước của Indonesia. Giới chức Indonesia đã kiểm tra tàu và không tìm thấy giấy phép hoạt động của những tàu này trên vùng nước của Indonesia.

Phía Indonesia cũng cho biết nước này đã nhiều lần bắt giữ các ngư dân của Việt Nam, Thái Lan, và Malaysia đánh bắt cá bất hợp pháp tại vùng nước của Indonesia. Thông tin của cơ quan ngư nghiệp và tài nguyên biển cho thấy trong vòng hai tháng qua, nước này đã bắt giữ 7 tàu mang cờ Việt Nam và 4 tàu cá Malaysia. Nếu bị kết tội, những người bị bắt có thể phải đối mặt với án tối đa là 5 năm và bị phạt tới 365.798 USD theo luật của Indonesia.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here