Việt Nam khó vào TTP vì thiếu dân chủ

- Quảng Cáo -

Việt Nam khó vào TTP vì thiếu dân chủ

TTPĐại sứ Mỹ tại Hà Nội David Shear vừa khẳng định nếu Việt Nam không có tiến bộ về dân chủ và nhân quyền, sẽ rất khó được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn cho gia nhập TPP, là chữ viết tắt của Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement tức Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương. Đây là một Hiệp định thương mại tự do đa phương nhằm thiết lập một kế hoạch thương mại tự do cho các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Bản phúc trình nhân quyền thế giới hàng năm của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã nêu ra rất nhiều bằng chứng cụ thể chứng tỏ nhà cầm quyền Hà Nội đàn áp nhân quyền dù đã ký vào các văn bản nhân quyền quốc tế.

Ủy Hội Tư Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ những năm gần đây đều thúc hối chính phủ Mỹ đưa tên nước Việt Nam vào danh sách những nước cần quan tâm đặc biệt vì đàn áp tôn giáo. Mới chủ nhật vừa qua, các người ở Việt Nam tổ chức sinh hoạt ngoài trời, phân phát và thảo luận về bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã bị chế độ Hà Nội đàn áp. Một số người ở Saigon đã Công An lôi về giam giữ và họ bị Công an Cộng sản Việt Nam đánh đập thương tích nghiêm trọng.

- Quảng Cáo -

Ông nhấn mạnh nếu Việt Nam không có tiến bộ về dân chủ, nhân quyền thì sẽ rất khó tìm được sự ủng hộ chính trị để Quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận TPP. Đại sứ Shear khẳng định sẽ có rất nhiều người ở Quốc hội Hoa Kỳ hỏi về những vấn đề liên quan tới dân chủ, nhân quyền của Việt Nam khi chính phủ Hoa Kỳ đệ trình TPP cho Quốc hội Hoa Kỳ xem xét. Ông cảnh báo đó là một thực tế chính trị không thể tránh. Cũng theo Đại sứ Shear, dẫu cho bà Clinton không còn là Ngoại trưởng Hoa Kỳ nhưng các cam kết của Hoa Kỳ với khu vực châu Á ố Thái Bình Dương không hề thay đổi. Với Hoa Kỳ, biển Đông vẫn là lợi ích quốc gia. Hoa Kỳ đang theo sát những diễn biến trên biển Hoa Đông và biển Đông

 

Chính sách ‘tam nông’ của Việt Nam đang phá sản

Có nhiều dấu hiệu cho thấy chính sách “tam nông” (đầu tư để phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn), được chính quyền CSVN đề ra từ năm 2008 đang trên đà phá sản. Nông nghiệp Việt Nam càng ngày càng èo uột, nông dân đói khổ, nông thôn bất ổn vì đủ loại vấn nạn kinh tế-xã hội. Các loại nông sản, lâm sản, thủy sản liên tục mất giá, mất mùa.

Cách nay khoảng hai tháng, chính quyền CSVN công bố một báo cáo liên quan đến tình hình kinh tế của quý 1 năm nay. Theo đó, mức tăng trưởng của riêng mảng nông- lâm nghiệp và thủy sản chỉ đạt 2.2%. Mức tăng trưởng này được xem là thấp chưa từng thấy. Ðiểm đáng chú ý là giá trị xuất cảng của thủy sản trong quý 1 năm 2013, giảm 2.3%, cà phê giảm 1.5%, gạo giảm 1.4%.

Trong hai tháng qua, những ưu thế của nông nghiệp Việt Nam như : gạo, cá tra, cà phê tiếp tục có vấn đề. Gạo liên tục mất giá, cá tra mất thị trường, cà phê mất mùa vì hạn hán nặng nề. Thực trạng này bị nhiều chuyên gia kinh tế xem là tất nhiên khi nông nghiệp không được đối xử công bằng, nông dân là đối tượng gần như chẳng được hưởng gì từ các thành quả phát triển kinh tế, xã hội.

Vài năm qua, bên cạnh những cảnh báo về sự thiên lệch trong đối xử với nông nghiệp-nông dân và nông thôn, do đặc điểm của Việt Nam, nhiều đại biểu của Quốc hội CSVN yêu cầu phải xem nông nghiệp như một thứ “trụ đỡ” của kinh tế-xã hội Việt Nam song gần như các cảnh báo, đề nghị không được quan tâm.

Một đại diện của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn dự đoán, tình hình sẽ còn tệ hơn hiện nay vì hạn hán ở các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung sẽ kéo dài đến cuối Tháng Tám. Vì dịch bệnh trên cây trồng, trên gia súc, gia cầm vẫn phức tạp. Vì thị trường tiêu thụ nông, lâm, thủy sản sẽ tiếp tục gặp đủ thứ khó khăn.

 

 Liên Hiệp Châu Âu chỉ trích Việt Nam bất nhất về tự do tôn giáo

Bà Catherine Ashton, Đại diện Tối cao của Liên Hiệp Châu Âu về Chính sách An ninh và Ðối ngoại, vừa bày tỏ quan ngại về các vi phạm quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng tại Việt Nam, đặc biệt là sự bất nhất rõ ràng giữa những lời tuyên bố của nhà cầm quyền Hà Nội với những gì thực sự diễn ra trong thực tế.

Hồi đáp chất vấn của Dân biểu Quốc hội Châu Âu Ramon Tremosa  Balcells hôm 25/4 vừa qua, bà Catherine Ashton nhấn mạnh các vi phạm về quyền tự do tôn giáo-tín ngưỡng vẫn là một mối quan tâm tại Việt Nam và EU đang theo dõi sát tình hình.
Bà Ashton cho biết Châu Âu đã nêu các quan ngại này với Hà Nội thông qua các cuộc đối thoại nhân quyền được thành lập từ đầu năm ngoái theo thỏa thuận đối tác và hợp tác giữa đôi bên. Ngoài ra, trong khuôn khổ Đối thoại Nhân quyền và các mối liên hệ song phương với Việt Nam, Châu Âu sẽ tiếp tục thúc đẩy Hà Nội phóng thích những người bị bỏ tù, cầm giữ, hay sách nhiễu vì niềm tin tôn giáo, trong đó có trường hợp của Đức Tăng thống Thích Quảng Độ, vì rõ ràng là nhà cầm quyền Việt Nam nói một đằng làm một nẻo.

Vẫn theo bà Ashton, Liên hiệp Châu Âu hiện đang phân tích Nghị định 92 về tôn giáo của Việt Nam và sẽ đưa lên bàn thảo luận trong cuộc Đối thoại Nhân quyền sắp tới giữa EU với Việt Nam dự kiến diễn ra trong tháng 10 năm nay. Nghị định 92, được ban hành tháng 11 năm ngoái quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng-tôn giáo và có hiệu lực từ đầu năm nay, đang gây tranh cãi vì các biện pháp siết chặt hơn nữa kiểm soát hoạt động tôn giáo trong nước.

 

Lần đầu tiên Hoa Kỳ tố cáo đích danh Trung Quốc gián điệp mạng

Vào ngày 6/5/2013 vừa qua, Ngũ Giác Đài của Hoa Kỳ đã khẳng định là Bắc Kinh tiến hành một chiến dịch gián điệp mạng rộng lớn nhằm thu thập những thông tin về các chương trình quốc phòng của Hoa Kỳ.

Trước đây chính quyền Barack Obama đã từng yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt loại hoạt động phi pháp này, nhưng các viên chức Mỹ chỉ mới đưa ra những lời bình nhắm vào việc tấn công tin học các doanh nghiệp tư nhân. Nhưng lần này thì Hoa Kỳ nêu đích danh chính phủ Trung Quốc hoạt động tin tặc.

Hồi đầu năm nay, công ty an ninh mạng Mandiant của Mỹ đã công bố một bản phúc trình chi tiết trong đó họ tố cáo quân đội Trung Quốc đánh cắp những số lượng thông tin rất lớn của khoảng 150 công ty và tổ chức ở Mỹ.

Theo báo cáo, tin tặc Trung Quốc hồi năm 2012 đã đột nhập vào các máy tính thuộc mạng lưới chính phủ Mỹ, giúp Bắc Kinh nắm được nhiều hơn về năng lực quân sự và các cuộc tranh luận chính trị tại Hoa Kỳ.

Trong thời gian gần đây các giới chức Mỹ đã nhiều lần chỉ trích những hoạt động tin tặc của Trung Quốc, nhưng vì muốn thông qua đàm phán để giải quyết vấn đề nên họ không đưa ra những lời tố cáo trực tiếp nhắm vào chính phủ ở Bắc Kinh.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc là bà Hoa Xuân Oánh nói rằng tố cáo của Ngũ giác đài là vô căn cứ, vô trách nhiệm và chỉ gây tổn hại cho các mối quan hệ My-Trũng.

Giáo sư Steve Tsang, một chuyên gia về Trung Quốc của Đại học Nottingham ở Anh, nói rằng việc Trung Quốc bác bỏ như vậy là dễ hiểu vì  “Đối với Trung Quốc, họ không có gì để mất mát khi đòi Hoa Kỳ đưa ra những bằng chứng cụ thể. Vì một khi đã cung cấp những bằng chứng cụ thể, Hoa Kỳ sẽ phải tiết lộ những cách thức mà họ dùng để phát giác và như vậy sẽ giúp cho Trung Quốc biết cách để chống lại.”

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here