1/ Hàng vạn xác heo chết trôi đầy sông Dương Tử và Hoàng Phổ, Trung Quốc
Cách đây 10 năm, một bịnh dịch mới nổi lên làm cho nhân loại kinh hoàng đó là dịch Hô hấp cấp tính nặngm gọi tắt là dịch SARS. Dịch này xuấtt phát từ Trung quốc, nhưng khi đó chính quyền Bắc Kinh dấu nhẹm, làm như không có chuyện gì xảy ra khiến cho bệnh dịch này lan rộng khắp thế giới, đặc biệt là vùng Đông Nam Á. Dịch này đã tràn vào Việt Nam bởi một thương nhân người Mỹ gốc Hoa đến từ Hồng Kông. Bác sĩ Carlo Urbani (người Ý), chuyên viên của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại bệnh viện Việt-Pháp ở Hà Nội đã trực tiếp chửa trị cho một bệnh nhân này và kết luận đây là một bịnh dịch do virus lạ gây ra. Bác sĩ Carlo đã báo cáo ngay cho WHO để tìm cách ngăn chận. Vì trực tiếp chữa trị nên bác sĩ Carlo bị lây nhiễm và đã từ trần sau đó 2 tuần. Sự hy sinh của bác sĩ Carlo đã giúp cho các chuyên gia y tế có thêm một kiến thức vô giá về một bệnh dịch chưa từng biết. Sau khi bác sĩ Carlo qua đời,WHO đã phát hiện số tử vong của những người mắc bệnh dịch này ở Hoa lục rất cao. WHO gọi việc dấu nhẹm này của Bắc Kinh là một hành động ấu trỉ. Vì không thể chối cải được nên Bắc Kinh đành thú nhận là có chuyện dấu nhẹm và nói đã học được một bài học quý gìá.
Nói là đã học được bài học quý giá. nhưng chứng nào tật đó hiện nay Bắc Kinh vẫn cố dấu nhẹm dịch cúm gia cầm do vi khuẩn H7N9 gây ra đang ở Trung quốc. Phải đến khi một số du khách nước ngoài đi du lịch ở Trung quốc trở về nhiễm bịnh lúc đó chính quyền Bắc Kinh mới thú nhận là dịch cúm gia cầm H7N9 đang hoành hành ở Hoa lục.
Mấy tuần trước khi dịch gia cầm bộc phát, người ta thấy một cảnh tượng hải hùng trên sông Hoàng Phổ ở Thượng Hải từng đàn heo dịch chết trôi đầy sông. Chuyện sờ ra trước mắt, ai cũng thấy nên không thể nào dấu được vì vậy báo đài được phép đưa tin, tuy nhiên báo nào, đài nào mà vạch lá tìm sâu là bị kiểm duyệt ngay. Theo báo đài ở Hoa lục thì vào cuối tháng 3 vừa qua, tại thị xã Gia Hưng thuộc tỉnh Triết Giang nhiều nông dân thay vì đem heo chết đi chôn thì liệng xuống sông Dương Tử. Theo dòng nước các xáx heo chết này trôi xuống hạ lưu của nó là sông Hoàng Phố ở Thượng Hải. Chỉ nội trong ngày 01/04/2013 ở Gia Hưng và Thượng Hải người ta đã vớt được ít nhất là 16 ngàn xác heo chết trôi sông.
Nếu không phải heo bị chết vì dịch thì chẳng bao giờ có chuyện mấy vạn con heo chết cùng một lúc bị đem thả trôi sông, thế nhưng hai sở Thú y của tỉnh Triết Giang và thị xã Gia Hưng đều nói rằng chẳng có một dấu hiệu gì cho thấy đang xảy ra nạn heo chết vì dịch. Hai sở Thủy cục ở Gia Hưng và Thượng Hải thì tuyên bố nước ở hai con sông Dương Tử và Hoàng Phố không bị ô nhiễm vì xác heo chết. Nếu chỉ nghe đài đọc báo của đảng Cộng sản Trung quốc thì người dân Hoa lục chỉ biết đến đó, may nhờ có ý kiến của các chuyên gia y tế được báo đài ở Hồng Kông loan tải nên nhiều người biết thêm rằng việc hai sở Thủy cục tuyên bố nước sông không bị ô nhiễm là tuyên bố đại để chứ theo việc xét nghiệm của chúng tôi thì mức độ ô nhiễm của hai dòng sông này đã lên cao gấp 10 lần tiêu chuẩn quy định, đặc biệt ở những nơi xác heo chết tấp vào thì mức độ ô nhiễm là 50 lần. Trấn an người dân như thế là hết sức vô trách nhiệm, nếu không muốn nói là giết dân.
Theo các bình luận gia thì hàng ngày nhìn thấy vài chục ngàn con heo dịch chết trôi từ sông Dương Tử đến sông Hoàng Phổ là ai cũng ớn lạnh xương sống vậy mà nhà nước vẫn thản nhiên tuyên bố không có gì ô nhiễm thì chuyện môi trường thiên nhiên bị hủy hoại do việc phát triển kinh tế bừa bải khó thấy hơn chối phắt là xong chuyện, ai đặt vấn đề là tìm cách trù dập ngay. Đó là cách cai trị đất nước của một chính quyền độc tài mà.
Cũng theo báo đài ở Hồng Kông thì đây không phải là lần đầu tiên ở Hoa lục đem heo chết vì dịch thả sông cho khỏe, mỗi năm vài ngàn xác heo chết trôi sông là chuyện thường. Theo điều tra của tờ Minhh Tinh Thời Báo thì ở Gia Hưng có ít nhất là 4 nhóm đi gom heo chết đem về làm thịt, rồi đem ra chợ bán. Tháng 11 năm 2012, công an thị xã Ôn Lĩnh cũng thuộc tỉnh Triết Giang đã bắt 42 người thuộc một nhóm một nhóm chuyên đi gom xác heo chết vì dịch đem về gia công để bán. Theo lời khai của các bị cáo là từ năm 2010 đến đầu năm năm 2012 họ đã phân phói trên 6 tấn thịt heo chết khắp nước Tàu. Ba người cầm đầu nhóm này bị kết án là có tội, nhưng không phải là tội bán thịt heo dịch mà là tội trốn thuế.
Bản chất của một nước cộng sản độc tài là muốn dấu tất cả sự thật có hại cho chế độ cho dù sự thật đó liên quan đến sức khỏe của người dân. Việt Nam hiện nay cũng là một nước cộng sản nên không có chuyện gì mà chế độ không dám làm, tính mệnh của người dân còn coi rẻ nói chi đến chuyện chà đạp nhân quyền.
2/ Nhà dân chủ Aung San Suu Kyi kêu gọi chính phủ Nhật cần lên án các quốc gia vi phạm nhân quyền
Ngay sau khi được trả tự do và trở thành dân biểu quốc hội Miến Điện, nhà dân chủ Aung San Suu Kyi đã viếng thăm các một số các quốc gia như Thái Lan, Hoa Kỳ, Anh quốc….Những nơi mà bà Suu Kyi đặt chân đến đều được chính phủ các quốc gia đó đón tiếp nồng hậu và kiều dân Miến Điện nhiệt liệt chào mừng. Vì thấy Nhật Bản không có tên trong chương trình viếng thăm của bà Suu Kyi nên trong cuộc hội đàm với bà Suu Kyi tại Rangoon vào cuối tháng 12 năm 2011, Ngoại trưởng Nhật của chính quyền trước là ông Genba đã ngõ lời mời bà Suu Kyi sang viếng thăm Nhật Bản. Lúc đầu, bà Aung San Suu Kyi ngập ngừng không gật đầu nhận lời nên Ngoại trưởng Nhật nói thêm mời sang để bà có thể thấy tận mắt vùng Đông Bắc nước Nhật, nơi bị tàn phá bởi trận thiên tai động đất& sóng thần, được xây dựng lại như thế nào hầu rút tỉa kinh nghiệm cho việc tái thiết đất nước Miến Điện. Nghe đến đó là bà Suu Kyi gật đầu đồng ý ngay. Sau này bà Suu Kyi cho biết lúc đầu bà chưa gật đầu vì cảm thấy chính phủ Nhật từ trước đến nay không mấy quan tâm về vấn đề nhân quyền của các nước trong vùng nói chung và của Miến Điện nói riêng. Trong khi các quốc gia Âu Mỹ lên tiếng chỉ trích chính quyền quân nhân Miến Điện vi phạm nhân quyền thì Nhật Bản vẫn giữ liên hệ với nhà cầm quyền độc tài Miến Điện. Năm 1988, sau khi các quân nhân Miến Điện làm cuộc đảo chánh để cướp chính quyền, thì Nhật Bản là quốc gia trong khối tự do, dân chủ nhanh chóng viện trợ ngay cho chính quyền quân phiệt. Tháng 11 năm 2010, sau khi tôi (tức là bà Aung San Suu Kyi) được trả tự do, cộng đồng người Miến Điện tại Tokyo đã vận động chính phủ Nhật ủng hộ phong trào đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Miến Điện thì các quan chức cao cấp trong chính phủ Nhật trả lời rằng với tư cách cá nhân thì sẵn sàng ủng hộ, nhưng đứng trên lập trường quốc gia thì không. Mang danh là một nước tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền mà chính phủ Nhật thản nhiên khoanh tay đứng nhìn người dân Miến Điện hay một số người dân ở các quốc gia khác đang bị chính quyền của họ đàn áp nhân quyền mà không lên tiếng chỉ trích là điều khjó mà chấp nhận được. Chính những lý do đó mà tôi do dự chưa gật đầu nhận lời mời sang viếng thăm Nhật do Ngoại trưởng Genba mời, nhưng khi nghe ông Genba nói sang để biết chính phủ Nhật xây dựng lại vùng thiên tai động đất như thế nào hầu học hỏi kinh nghiệm tái thiết Miến Điện là tôi gật đầu đồng ý ngay. Chuyện gì mà giúp ích cho việc tái thiết Miến Điện là tôi không có quyền từ chối.
Thứa quý thính giả, ngày 13/04/2013 vừa qua tất cả nhật báo phát hành tại Nhật đều dành trang nhất đăng tin bà Aung San Suu Kyi viếng thăm Nhật Bản trong vòng 1 tuần lễ. Bà Suu Kyi đến nơi nào, nói chuyện ở đâu với nội dung gì đều được báo đài ở Nhật đặc biệt loan tin. Trong các buổi nói chuyện với chính giới và trước hàng ngàn sinh viên Nhật tại Kyoto, bà Suu Kyi luôn kêu gọi mọi người lên tiếng bênh vực cho người dân các nước trong vùng Á châu đang còn bị những chính quyền độc tài đàn áp, không viện trợ cho bất kỳ quốc gia nào vi phạm nhân quyền. Đừng nghĩ rằng viện trợ sẽ giúp cho chính quyền độc tài có cơ hội phát triển kinh tế để dần dần cải cách chính trị. Một phần nhỏ tiền viện trợ sẽ đến tay người dân, chứ phần lớn là lãnh đạo độc tài chia nhau bỏ túi, phân phát cho thuộc cấp để ra sức bảo vệ chế độ. Rút cuộc tiền viện trợ chỉ kéo dài thêm thời gian cho chính quyền độc tài, gây thêm khổ đau cho người dân bị thống trị mà thôi.
Khôi nguyên Nobel Hòa Bình, một nhà đấu tranh dân chủ và là một nạn nhân của chế độ độc tài như bà Aung San Suu Kyi đã phát biểu hết như thế thì chẳng còn ai hơn được. Hy vọng những lời của bà Suu Kyi sẽ giúp cho chính phủ Nhật có hành động cụ thể đối với các quốc gia vi phạm nhân quyền.