Hoa Kỳ cũng bị Bình Nhưỡng hăm he cho nếm thử mùi tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân

- Quảng Cáo -

- Hoa Kỳ cũng bị Bình Nhưỡng hăm he cho nếm thử mùi tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân

Đã từ lâu, mỗi lần Nam Hàn làm điều gì phật ý Bắc Hàn thì chính quyền Bình Nhưỡng lên tiếng hăm dọa sẽ nhuộm đỏ miền Nam. Còn Nhật Bản mỗi khi áp dụng biện pháp chế tài Bắc Triều Tiên theo một Nghị Quyết nào đó của Liên Hiệp Quốc thì Bình Nhưỡng hăm he sẽ sang bằng Tokyo thành bình địa. Việc đe dọa và hăm he này kéo dài suốt mấy thập niên, nhưng Hàn quốc vẫn sừng sững đi lên để trở thành một cường quốc kinh tế đứng hàng thứ 3 Á châu, thứ 10 của thế giới. Nhật Bản thì khỏi nói luôn là một mước mạnh kinh tế chỉ đứng sau Hoa Kỳ về thực chất cho dù hiện nay con số GDP đang bị Trung quốc qua mặt.

Công tâm mà nói thì cả Hàn lẫn Nhật đều có khả năng bẻ gảy bất kỳ một cuộc tấn nào của Bắc Triều Tiên, hơn nữa hai quốc gia này còn có thêm một quốc gia đồng minh khổng lồ là Hoa Kỳ nên không ai nghĩ Bình Nhưỡng có thể làm chuyện điên rồ tấn công Hàn Nhật, ngoại trừ khi lãnh đạo Bắc Triều Tiên muốn tự sát. Chưa nhuộm đỏ được Nam Hàn và sang bằng Tokyo thành bình địa, thế nhưng Bình Nhưỡng vẫn hăm he tiếp mà đối tượng hăm he lần này là Hoa Kỳ qua lời tuyên bố hỏa tiển xuyên lục địa mang đầu đạn hạt nhân của Bắc Triều Tiên sẽ nả thẳng đến bất kỳ nơi nào ở Mỹ.

Để cũng cố những lời đe dọa này, vào hạ thuần tháng 3 Bình Nhưỡng đơn phương cắt đứt mọi đường dây nóng điện thoại và fax kết nối với các văn phòng quân sự của hai miền và tuyên bố tình trạng chiến tranh. Mấy ngày sau, trong buổi bế mạc Đại hội Trung ương đảng Lao Động Triều Tiên đích thân ông Kim Chính Ân đã chỉ thị phải đẩy mạnh việc chế tạo bom nguyên tử và tên lửa ngang tầm với các cường quốc đồng thời thực hiện chính sách phát triển kinh tế để làm sao trong 10 năm tới Bắc Triều Tiên sẽ trỏ thành một quốc gia cường thịnh.

- Quảng Cáo -

Kim Chính Ân còn nói hùng hốn rằng vũ khí hạt nhân của chúng ta nhất quyết không phải là một món hàng để đổi chát bằng đô la mỹ, cũng không phải là đề tài đem ra bàn thảo tại hội nghị quốc tế nhằm ép buộc chúng ta ngưng chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân.

Ai cũng biết nếu không mở cửa giao thương với các nước thì không cách nào Bắc Triều Tiên tự mình có thể giải quyết được nạn thiếu lương thực khiến nhiều người dân phải chết đói, nói chi đến chuyện trở thành một quốc gia cường thịnh, còn việc chế tạo vũ khí hạt nhân thì chắc chắn sẽ phải có sự hậu thuẩn mạnh của Bắc Kinh. Thế nhưng vào tháng trước, ai cũng nghĩ rằng Trung quốc sẽ sử dụng quyền phủ quyết của mình để bác bỏ việc Liên hiệp quốc chế tài đối với Bắc Triều Tiên do việc Bình Nhưỡng thử nghiệm bom nguyên tử, nhưng Bắc Kinh đã không phản đối khiến mọi người ngạc nhiên. Theo sự phân tích của các bình luận gia thì sở dĩ Trung quốc làm vậy vì dã bộ như mình không có hậu thuẩn gì cả cho Bình Nhưỡng liên quan đến chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Ngoài ra cũng là để dằn mặt một đàn em thân tín nhưng đôi lúc bướng bĩnh cãi lại lời mình.

Đúng như sự phân tích đó vì nếu như Trung quốc thật tình muốn trừng phạt Bắc Triều Tiên thì tại sao lại chỉ cho loan tin này trên trên các hệ thống truyền thông hướng ra hải ngoại chứ tại Hoa lục thì hoàn toàn không đả động gì tới. Có lẽ chính quyền Bắc Kinh nghĩ rằng chưa có lịnh thì báo đài ở Hoa lục không được đăng, thế nhưng có ông Deng Yuwen (có âm Hán là Đặng Duật Văn), Phó Tổng biên tập tờ Thời báo Học Tập do trường đảng Cộng sản Trung quốc phát hành, đã xé rào viết một bài bình luận với tựa đề ’’Trung quốc nên từ bỏ Bắc Triều Tiên’’ đăng trên trang nhất số báo ra ngày 27/03/2013. Ông Đặng viết rằng vụ thử bom nguyên tử lần thứ ba của Bình Nhưỡng là thời điểm thích hợp để Trung quốc đánh giá lại mối quan hệ hữu nghị với Bắc Triều Tiên. Với một số lý do, Bắc Kinh nên từ bỏ Bình Nhưỡng. Chỉ vì bài báo đó mà ông Đặng bị mất chức. Trả lời phóng viên tờ Triều Tiên Nhật Báo phát ở Hàn quốc, ông Đặng nói rằng tôi đang bị đình chỉ chức vụ vô thời hạn, nhưng chưa biết bao giờ mới được thuyên chuyển sang công tác khác, bộ Ngoại giao Trung quốc cũng đã tức giận tôi về bài viết này và đã gọi điện thoại tới trường Đảng Trung ương kháng nghị rồi yêu cầu phải xử phạt tôi thật nặng.

Việc ký giả họ Đặng bị mất chức cho thấy Trung quốc không thật tâm muốn trừng phạt Bắc Triều Tiên mà chỉ vì muốn ’’dạy’’ cho Bình Nhưỡng một bài học phải vâng lời Bắc Kinh và qua đó còn có thể dấu tay về chuyện hổ trợ Bắc Hàn chế bom nguyên tử và tên lửa. Màn trình diễn vừa rồi của Trung quốc quá dỡ nên lộ rõ bộ mặt thật của kẻ đứng sau giật dây Bắc Triều Tiên trong việc đe dọa nền hòa bình thế giới nói chung và vùng Đông Á nói riêng.

- Tự do ngôn luận ở Miến Điện bắt đầu vươn lên qua sự hiện diện trở lại của làng báo tư nhân

Miendien_ChamDutKiemDuyetSáng sớm ngày 1 tháng 4 vừa qua, hầu hết các sạp báo ở Miến Điện đều đông người sắp hàng, ai cũng muốn mua cho được một vài tờ báo tư nhân đầu tay vừa mới được phép phát hành. Sạp vừa mới mở cửa thế mà chỉ trong vòng chưa đầy 20 phút là 4 tờ báo do tư nhân làm chủ bán sạch bách, trong khi những tờ báo do quốc doanh nằm trơ trọi như cá ươn, chẳng ai động đến, trông thật tội nghiệp. Mua báo tất nhiên là để đọc, nhưng hôm đó người mua báo còn có thêm một mục đích khác là mua để kỷ niệm hay chào mừng ngày tư nhân được phép phát hành lại nhật báo sau đúng nửa thế kỷ bị chính quyền quân phiệt bắt phải đóng cửa. Mỗi tờ báo từ 20 đến 24 trang bán với giá 150 đồng Miến Điện (tương đưng chừng 15 xu mỹ).

Trong tiến trình dân chủ hóa đất nước, Tháng 8 năm ngoái, chính quyền Miến Điện đã thông báo cho các tờ báo quốc doanh không cần phải nộp bài để nhà nước kiểm duyệt trước khi đem in, đến tháng 12 tiến thêm một bước nữa là cho phép tư nhân được ra nhật báo. Ngay sau lịnh này được ban ra là đã có ngay 16 tờ đăng ký, về mặt thủ tục thì chẳng có gì khó khăng, nhưng do thời gian chuẩn bị quá ngắn, chưa trang bị đầy đủ máy móc in ấn nên đầu tháng 4 vừa qua chỉ có 4 tờ nhật báo phát hành đúng theo dự định, 12 tờ báo tư nhân còn lại sẽ lần lượt trình làng. Ông Aung Soe, chủ bút tờ Voice Daily nói rằng chúng tôi phải vắt giò lên cổ mà chạy nước rút, trong vòng 4 tháng phải chuẩn bị máy móc, phải tuyển nhiều ký giả có tay nghề cao, tuy mệt muốn bả hơi, nhưng rất phấn khởi vì sự tự do báo chí đang dần phục hồi trên đất nước chúng tôi. Ông Aung Soe nói tiếp, ngay dưới thời thuộc địa của Anh, người ta còn cho phép tư nhân ra báo thì không lý gì một nước gọi là đã dành lại được độc lập như Miến Điện chúng tôi lại cấm người dân ra báo. Rất may là chính quyền ông Thein Sein thấy rõ vấn đề là không thể mãi mãi cấm tư nhân ra báo khi muốn đất nước phát triển.

Kyemon là một trong những tờ báo quốc doanh lớn ở Miến Điện không bán được bao nhiêu tờ trong ngày 1 tháng 4 vừa qua đã nói với các ký giả nước ngoài rằng trước hết chúng tôi hoan nghênh chuyện chính quyền cho phép tư nhân ra báo, có cạnh tranh thì mới có tiến bộ, chúng tôi nghĩ rằng báo Keymon sẽ tiếp tục không bán được thêm một tuần hay 10 ngày nữa vì mọi người đang hướng về báo tư nhân, sau thời gian đó sẽ trở lại bình thường và chúng tôi tin tưởng sẽ không thua vì một số lý do sau đây. Thứ nhất, chúng tôi có một đội ngũ ký giả dày dặn kinh nghiệm, nhưng trước đây vì phải viết bài theo đơn đặt hàng của nhà nước nên bài vỡ khô khang, nhiều lúc quá vô duyên và phi lý, càng đọc càng tức, nay thì được viết theo sự thật, không sợ bị kiểm duyệt nữa nên bài vỡ chắc chắn trung thực và hay. Thứ hai, chúng tôi có sẵn máy móc tối tân và đội ngũ in ấn có tay nghề cao nên trình bày bắt mắt độc giả và thứ ba là chúng tôi đã có trong tay hệ thống phân phối khắp cả nước. Đầy đủ điều kiện như thế mà thua thì đóng cửa tòa báo cho rồi, phải không.

Thưa quý thính giả, Miến Điện chỉ cách Việt Nam trên dưới một giờ bay thế mà chính quyền người ta cải cách vùn vụt để đưa đất nước đi lên, trong khi Việt Nam chúng ta mang danh là một dân tộc thông minh mà ngày càng tụt hậu, vậy đâu là rào cản khiến đất nước không phát triển nổi. Ai cũng thấy ra ngay cái rào cản đó là tập đoàn cai trị độc tài của đảng CSVN. Loại được rào cản này, chắc chắn chỉ trong vòng một vài thập niên Việt Nam sẽ thật sự vươn lên được ngay.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here