Trung quốc lên án Nhật bán vũ khí cho Ấn Độ
Ai cũng biết hiện nay tình hình bang giao giữa hai nước Trung-Nhật đang căng thẳng, hễ Tokyo làm chuyện gì để duy trì ổn định ở biển Đông và biển Hoa Đông là Bắc Kinh chẳng những lên tiếng chỉ trích gay gắt mà còn hăm dọa sẽ có chiến tranh. Có sống ở Nhật rồi mới biết hiện nay người dân và chính quyền nước này rất sợ chiến tranh, chẳng bao giờ muốn gây chiến với bất kỳ quốc gia nào cả, tuy nhiên việc Bắc Kinh ngang nhiên xâm phạm lãnh hải, âm mưu xâm chiếm quần đảo Senkaku của Nhật đã khiến người dân xứ Phù Tang phẫn nộ nên một mặt phải ra tay bảo vệ biển đảo, một mặt tìm sự liên kết với các nước trong vùng đang có chung một số phận như mình là đang bị Trung quốc xâm lược. Ấn Độ là một quốc gia đang có sự phân tranh với Trung quốc ở biên giới và cảm thấy quyền lợi giao thông của mình ở biển Đông đang bị Trung quốc uy hiếp nên dễ dàng hiệp tác với Nhật trong vấn đề này. Ngoài việc diễn tập cứu hộ ở trên biển, New Delhi còn muốn mua của Tokyo một số máy bay US-2 có thể đáp dễ dàng trên biển cho dù gặp sóng cao 3 mét nên việc cứu hộ được nhiều hiệu quả. Việc mua bán này đã được hai nước Ấn-Nhật tiến hành giao thiệp vào ngày 23/03/2013. Ngay sau khi Tokyo công bố chuyện này ra là Bắc Kinh đánh phủ đầu ngay bằng cách chỉ trích Nhật Bản buôn bán vũ khí, vi phạm trầm trọng chính ngay hiến pháp của nước này. Bắc Kinh còn lên án Tokyo muốn quay trở lại thời Phát-xít Nhật.
Thưa quý thính giả, US-2 là loại máy bay 4 chong chóng, thân máy bay làm bằng một loại thép cứng, có gắn hệ thống radar để phân biệt đâu là tàu của phía địch, đâu là tàu của phe ta. Loại máy bay này do hãng công nghiệp nặng Shinmeiwako của Nhật chế tạo để trang bị cho hải quân và lực lượng phòng duyên Nhật sử dụng rất hiệu quả trong việc cứu hộ và tuần tra. Ba năm trước đây, loại máy bay này cũng đã được Nhật đem sang sử dụng ở Ấn Độ dương theo chương trình diệt hải tặc của Liên Hiệp quốc. Vì thấy máy bay US-2 có hiệu năng cao trong việc cứu hộ nên chính phủ Ấn muốn đặt mua ngay nhưng vào thời điểm đó luật pháp Nhật Bản chỉ cho phép nước này chế tạo vũ khí để phòng vệ chứ không được bán cho nước khác, nay thì Quốc hội Nhật đã thông qua một pháp án nới lỏng ba nguyên tắc cho phép Nhật xuất khẩu một số vũ khí nhằm hiệp tác với các quốc gia để cống hiến cho nền hòa bình thế giới.
Theo các bình luận gia thì máy bay US-2 không phải là một loại vũ khí, nếu gở bỏ hệ thống radar tìm mục tiêu của địch để tấn công gắn ở máy bay ra thì có thể bán được ngay cho Ấn Độ vào lúc đó mà không bị vi phạm luật. Mua xong Ấn Độ có thể gắn radar khác vào là xong chuyện, nhưng Nhật Bản không muốn vì sợ gây thêm căng thẳng với Trung quốc, nay vì hành vi xâm lược của Bắc Kinh ở biển Đông và biển Hoa Đông đã lộ nguyên hình nên Tokyo quyết định bán máy bay US-2 cho Ấn Độ để có ý nói cho Bắc Kinh biết đã đến lúc Nhật Bản phải hiệp tác với các quốc gia trong vùng chống lại sự xâm lược của Trung quốc. Khi biết được Ấn Độ đang giao thiệp với Nhật Bản để mua máy bay US-2 thì các nước như Philippines Indonesia, Brunei và cả Thái Lan cũng lên tiếng muốn mua, sự việc này càng làm cho Trung quốc tức giận vì Nhật đã thuyết phục được một số quốc gia trong vùng cùng nhau hiệp tác chống lại chủ nghĩa bá quyền Trung quốc. Nếu xét về mặt bị Trung quốc xâm luợc thì Việt Nam bị nặng hơn cả Nhật Bản, hơn hẳn Philippines, Indonesia, đáng lý ra nhà cầm quyền CSVN phải tích cực vận động sự hiệp tác quốc tế chống lại bá quyền xâm lược Trung quốc thì lại rất tiêu cực khi Nhật đề nghị hợp tác, chỉ ầm ừ cho qua chuyện và tuyên bố Việt Nam tự mình bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ chứ không liên minh với bất cứ một quốc gia nào. Tự mình bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ tại sao lại bắt bớ, trù dập bất kỳ người dân nào bày tỏ sự phản đối Trung quốc xâm lược, rõ ràng là chính quyền CSVN nói một đường làm một nẻo, thưa có đúng không quý thính giả.
Trung quốc mà cũng chỉ trích Ấn Độ vi phạm nhân quyền
Vào ngày 16 tháng 12 năm 2012 tại New Delhi đã xảy ra một sự kiện làm cho người dân Ấn Độ lẫn dư luận thế giới không thể nào tha thứ được đó là việc một nữ sinh viên Ấn Độ bị 6 thanh niên hiếp dâm trên xe bus rồi tống xuống đường làm cho người nữ sinh này bị trọng thương phải đưa sang Singapore điều trị nhưng không sao thoát khỏi lưỡi hái của tử thần. Ngay sau khi biết được tin người nữ sinh viên này đã qua đời, đông đảo người dân Ấn Độ đã xuống đường biểu tình phản đối chính phủ của họ đã không chu toàn nhiệm vụ bảo vệ sinh mạng của người dân. Thủ tướng Ấn Độ đã lên báo đài nhận lãnh trách nhiệm và hứa sẽ gia tăng biện pháp an ninh để ngăn ngừa những chuyện như thế xảy ra, hứa sẽ xử phạt thật nặng những kẻ phạm tội theo đúng pháp luật để sự ra đi của người nữ sinh đó không trở thành vô nghĩa.
Trong khi cả thế giới lên án về sự kiện này thì Trung quốc chẳng màn gì đến, bổng dưng vào ngày 20/03/2013 vừa qua, nghĩa là hơn 3 tháng sau, báo đài ở Hoa lục lại lôi chuyện này ra bàn tán sôi nổi rồi lên tiếng chỉ trích Ấn Độ là một nước tự do hỗn loạn, vi phạm nhân quyền, xem rẻ mạng sống người phụ nữ…Tờ Toàn cầu thời báo còn cho đi một bài bình luận nói rằng việc bạo hành phụ nữ ở Ấn Độ là một căn bịnh mãn tính, không bao giờ tuyệt hẳn, xảy ra như cơm bữa, căn nguyên của căn bịnh này là do lối suy nghĩ khinh rẻ phẩm giá người phụ nữ của người đàn ông Ấn Độ, bởi vậy luật pháp của nước này rất hời hợt, không phạt thật nặng đối với kẻ cưỡng hiếp phụ nữ . Đây là một hành động vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn thế mà chính quyền Ấn Độ vẫn vỗ ngực tự xưng là một quốc gia tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền. Đúng là điều đáng nực cười. Ngay sau khi các truyền thông lề đảng là đến một số trang mạng thuộc loại ‘’dư luận viên’’ lập tức phụ họa một cách lộ liễu, không chỉ phê phán Ấn Độ thậm tệ đủ mọi mặt mà còn cám ơn báo đài nhà nước đã thông tin cho người dân biết chuyện này.
Hiển nhiên, truyền thông và cư dân mạng Ấn Độ phản ứng lại mạnh mẽ. Người ta thấy báo đài ở Ấn Độ lên tiếng nói với Trung quốc như sau: Sự việc xảy ra vào tháng 12 năm 2012 là một vết nhơ của Ấn Đo, bị thế giới lên án, chỉ trích là đúng, nhưng Trung quốc là một nước Cộng sản, độc tài đảng trị với những thuộc tính tàn bạo, coi thưòng sinh mạng người dân, vi phạm nhân quyền trầm trọng thì không đủ tư cách phê phán bất kỳ một quốc gia nào về vấn đề vi phạm nhân quyền. Nhật báo The Hindu số ra ngày 23/03/2013 viết rằng sự việc nữ sinh Trung quốc bị bạo hành, hiếp dâm ở trường cũng xảy ra như cơm bữa mà thủ phạm phần lớn là các vị thầy. Chuyện này người dân Hoa lục biết, cả thế giới biết thế nhưng báo đài của Trung quốc lại không đưa tin, thậm chí còn muốn dấu dẹm đi, có những trường hợp không thể nào dấu được nữa thì chỉ phớt qua chứ không làm lớn chuyện.
Tại sao Trung quốc lại lên tiếng chỉ trích Ấn Độ vi phạm nhân quyền vào lúc này khi mà chính quyền Bắc Kinh biết rằng động đến vấn đề này sẽ làm cho người dân Trung quốc căm phẵn thêm vì chính họ cũng đang bị chính quyền kềm kẹp thô bạo đủ mọi lãnh vực cơ bản chứ không riêng gì chuyện phụ nữ bị bạo hành, bị khinh thường, bị ngược đãi. Câu trả lời đã có bắt nguồn từ việc vào giữa tháng 3 vừa qua chính phủ Nhật tuyên bố sẽ đẩy mạnh hiệp tác với bất cứ quốc gia Á châu nào tôn trọng quyền tự do, dân chủ, nhân quyền, trong đó Ấn Độ và Miến Điện là hai quốc gia hàng đầu mà Nhật muốn hợp tác.
Sau lời tuyên bố này Quốc hội Nhật đã thông qua một pháp án đặc biệt viện trợ ODA cho Ấn Độ và Miến Điện, còn về phía chính quyền thì Thủ tướng Abe kêu gọi các xí nghiệp rút ra khỏi Trung quốc nên đầu tư vào Ấn Độ và Miến Điện nên Trung quốc lên tiếng chỉ trích Ấn Độ vi phạm nhân quyền để phủ nhận sự nhận thức của Nhật về tình trạng nhân quyền ở Ấn Độ.
Chuyện Trung quốc chỉ trích Ấn Độ vi phạm nhân quyền là một điều đáng ngạc nhiên, nhưng nó không kỳ cục bằng chuyện chính quyền CSVN chỉ trích Anh quốc là một nước vi phạm nhân quyền