Thoạt tiên, chắc chắn không phải vì một làn sóng những bài phát biểu không kềm chế về các chủ đề chính trị. Nhưng những gì đã khởi đi như một chiến dịch nhằm củng cố tính hợp pháp chủ quan của Đảng Cộng sản câm quyền Việt Nam thông qua một cuộc hỏi ý công chúng được dàn dụng trước về cải cách hiến pháp đã biến thành một cuộc tấn công chưa từng có vào các nguyên tắc của chế độ độc đảng. Trong vòng hai tuần qua, hàng ngàn người Việt Nam đã công khai bác bỏ độc quyền lãnh đạo của đảng. Đáng kể là, sự bùng nổ chính trị này đã diễn ra trên diện rộng và bao gồm nhiều người từng có quan hệ lâu dài với Đảng và Nhà nước. Không hề phóng đại giá trị, các tiến triển trong vài tuấn qua cũng là một trường hợp mà đảng Cộng Sản Việt Nam chưa từng phải đối mặt với những gì tương tự như thế trong chín thập kỷ tồn tại.
Cơn bão hiện tại có thể được truy ngược về cuối năm ngoái khi giới lãnh đạo nhà nước, bị suy yếu bởi các biểu hiện bất tín nhiệm bất thường, đã công bố một khoảng thời gian ba tháng cho các phản hồi của công chúng về những nỗ lực cải cách hiến pháp của đất nước, phiên bản mới nhất đã có từ năm 1992 .
Ban đầu, chiến dịch đã được chào đón với sự cam chịu lặng lẽ, một phần phản ánh ý nghĩa sâu xa cảm giác thất vọng của người Việt về “giới lãnh đạo” hiện tại của đất nước vốn đã bị tê liệt bởi một kết hợp xảo quyệt của tham nhũng, bè phái, kém khả năng và bảo thủ. Những tệ nạn này cùng lối cư xử mang tính trừng phạt của nhà nước Việt Nam đối với các nhà bất đồng chính kiến dường như đã ngăn chặn khả năng xảy ra bất cứ điều gì thú vị chứ chư nói đến một thách thức chính trị công khai. Thế nhưng, sự thú vị đã thực sự xảy ra. Trong vòng một tháng qua, người Việt từ các nền tảng đa dạng đã tìm được tiếng nói chính trị của mình và đã đưa vào các trang web, sóng phát thanh, và các phương tiên in ấn một loạt những phát biểu tự do vốn chưa từng xảy ra trong lịch sử gần đây. Họ đã cảm hứng từ nhau . Và họ đã khiến sự hiện diện của mình được biết đến.
Làm thế nào mà những điều ấy xảy ra? Phát triển quan trọng đầu tiên đã đến bằng hình thức của một bản kiến nghị được đưa ra bởi một số ít nhà trí thức từng có quan hệ lâu dài với Đảng và Nhà nước. “Thỉnh Nguyện 72″, đưọc mang tên từ số người ký tên ban đầu, đã kêu gọi loại bỏ Điều Bốn Hiến pháp, trong đó thiết lập sự lãnh đạo tối cao của Đảng, và trực tiếp bác bỏ nguyên tắc của chế độ độc đảng và không đặt quân đội dưới sự lệ thuộc của bất kỳ một đảng chính trị nào. Trong số các điểm đáng chú ý khác,bản kiến nghị này còn kêu gọi các quyền sở hữu đất đai rõ ràng hơn, các quy định của pháp luật, và việc loại bỏ lời nói đầu của Hiến pháp, vốn có nội dung ca ngợi giả định tất yếu của Đảng. Quan trọng hơn, bản kiến nghị đã truyền sức mạnh và nhanh chóng được hàng trăm người từ các thành phần khác nhau của ngưòi dân Việt nam và cộng đồng hải ngoại ký tên.
Trong khi những nhà trí thức và những người ủng hộ làm tình hinh sôi sục , chính một nhà báo trẻ ít ít người biết đến đã thổi tung vung nước sôi. Ở đây chúng ta nói đến hành vi can đảm của con người chính trị mới nổi tiếng của Việt Nam, Ông Nguyễn Đắc Kiên, một ký giả của tờ Gia đình và Xã hội. Khi xem tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kết án các cuộc thảo luận về sửa đổi hiến pháp là suy thoái trên truyền hình, Kiên đã đưa lên trực tuyến một bài phê phán gay gắt ông Tổng Bí thư và kêu gọi kết thúc chế độ độc đảng. Bài viết đã lan nhanh. Kiên phải bị mất việc. Chắc chắn đó là một hình thức trả thù ngược đãi. Nhưng ông cũng là một anh hùng. Và cuộc vươn dậy để trở nên nổi tiếng của ông đã tiếp nối bởi cuộc kêu gọi trực tuyến cho một quốc hội lập hiến, thu hút được sự ủng hộ của người Việt Nam trên khắp đất nước và trên thế giới. Đáng kể, một số lượng lớn người khiếu kiện đã liệt kê tên tuổi, nghề nghiệp và địa chỉ nơi ở của mình.
Thật cũng dễ để hoài nghi và cho rằng những cơn xáo động gần đây ở Việt Nam sẽ không đưa đến bất kỳ thay đổi lớn nào về hiến pháp. Tuy nhiên, những tiến triển chính trị tại Việt Nam hoặc bất kỳ một quốc gia độc đảng nào thưòng có tiếng là khó dự đoán, hoằn toàn bởi vì mọi người trong bối cảnh như vậy có xu hướng che giấu ý định của họ. Ý nghĩa thực sự của các tiến triển gần đây không nằm trong việc có đưa đến được bất kỳ cải cách lập tức nào hay không , vốn có lẽ là không, nhưng là liệu những tiến triển ấy có kết quả của một bối cảnh chính trị thay đổi hay không và ở mức độ nào. Những tiến triển này báo hiệu sự xuất hiện của một phong trào quy mô lớn trên diện rộng cho cải cách chính trị, lôi kéo được các thành phần khác nhau của xã hội Việt Nam từ bên ngoài và bên trong các tổ chức chính trị. Thời gian sẽ trả lời. Trong những ngày qua, Đảng và Nhà nước đã đưa ra những nỗ lực mới nhằm triệt hạ uy tín của những người ký tên kiến nghị như các yếu tố thù địch. Trong khi đó, tất cả đều nháo nhào cả.
Người dân Việt Nam muốn có một chính phủ có năng lực và trách nhiệm. Tuy nhiên, hiếm khi trong lịch sử lại có một chuyển động từ trên xuống như thế này. Dù sẽ là điên rồ để dự đoán bất cứ điều gì, rõ ràng người quan sát này thấy rằng Việt Nam đã bước vào một giai đoạn mới trong lịch sử chính trị của mình, nhờ phần lớn số lượng đa dạng và ngày càng tăng những người Việt Nam tìm thấy được tiếng nói của mình. Người Việt là những người yêu nước. Vào lúc sốt ruột với giới lãnh đạo ích kỷ và thiển cận, họ khao khát khám phá xem chính phủ có hiệu quả hơn và đáp ứng ra sao với tình trạng hiện tại.
Tác giả Jonathan London là một giáo sư tại Khoa Nghiên cứu châu Á và quốc tế và là thành viên của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Hồng Kông.
Nguồn: New Mandala