Có thể nói làm chính trị chẳng khác một nghề, nghề tìm kiếm quyền lực cho bản thân. Ở các nước dân chủ thì chính trị gia tìm kiếm quyền lực cho mình bằng cách lấy lòng dân để bù lại họ bỏ phiếu cho chính trị gia ấy. Còn ở chính quyền độc tài thì tìm kiếm quyền lực cho mình bằng cách lấy lòng kẻ có quyền lực hơn chứ dân không có ý nghĩa.
Để lấy lòng dân thì anh chỉ có thể dùng năng lực bản thân mà không thể hối lộ, còn nếu lấy lòng kẻ có quyền lực cao hơn thì hoàn toàn có thể dùng cách hối lộ và nịnh hót. Nếu cơ chế minh bạch thì hiện tượng nịnh hót và hối lộ bị hạn chế, ngược lại cơ chế càng kém minh bạch thì hiện tượng nịnh hót và hối lộ phục vụ mưu cầu quyền lực chính trị càng trở nên phổ biến. Với các bà có nhan sắc thì việc hối lộ bằng tình dục để tiến thân là một công cụ lợi hại. Đấy là lý do tại sao những quan chức CS dù bị dân đánh giá là bất tài, yếu kém, thậm chí có nhiều sai phạm vẫn cứ tiến thân vững vàng trong thể chế độc tài CS này.
Ai cũng có thể làm chính trị chuyên nghiệp, từ anh kỹ sư, đến chị bác sỹ, đến ông giáo viên hay bà nghệ sỹ đều có thể làm được nếu có tham vọng quyền lực. Môt khi đã dấn thân vào nghề chính trị thì tất người ta chỉ toàn tâm toàn ý cho nghề này và gạt vấn đề chuyên môn qua một bên. Tổng thống Volodymyr Oleksandrovych Zelensky của Ukraine vốn là một diễn viên hài và nhà làm phim, thế nhưng khi đã chuyển sang làm nghề làm chính trị thì tất anh ta dồn toàn bộ tâm trí cho vấn đề chiếm và quyền lực chứ không còn quan tâm gì đến kịch hay phim gì nữa, chuyện đó gác lại. Nói thẳng ra thì dù anh có chuyên môn nào mà một khi anh đã theo đuổi nghiệp chính trị thì trí lực của anh sẽ không còn dành cho chuyên môn nữa, đó là điều tất yếu mà ai cũng thấy.
Chính phủ kỹ trị là chính phủ sử dụng những nhà quản lý ngành trong chính phủ là những chuyên gia trong lĩnh vực anh được đào tạo. Ví dụ như Thống đốc ngân hàng nhà nước là chuyên gia về tài chính – tiền tệ, hay bộ trưởng giáo dục là chuyên gia về giáo dục vv… những chuyên gia giỏi nắm đầu ngành của bộ ấy sẽ được gọi là những nhà kỹ trị. Những người được đào tạo bài bản, nắm lãnh đạo bộ thuộc phạm vi anh ta chuyên thường làm cho người ta nhầm tưởng là “nhà kỹ trị”, tuy nhiên điều đó chưa chắc gì lúc nào cũng đúng. Vì sao?
Thực chất những nhà kỹ trị phải là những chuyên gia giỏi chứ không phải là nhà chính trị, bản thân họ cần phải phi đảng phái và con đường tiến thân duy nhất của họ là hiệu quả trong lĩnh vực chuyên môn chứ không phải dùng sức ảnh hưởng chính trị để đạt được hay sự kế thừa theo kiểu “nhất hậu duệ”. Nguyễn Văn Bình là một người có chuyên môn trong ngành tài chính – ngân hàng đã từng nắm thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam dưới thời Nguyễn Tấn Dũng, thế nhưng lúc đó và cả bây giờ ông ta chỉ làm nghề chính trị chứ không phải làm chuyên gia về ngân hàng. Thực chất ông ta ngồi ghế thống đốc ngân hàng nhưng toàn bộ trí lực thì dồn hết cho việc mưu cầu quyền lực chính trị, hết. Và ngân hàng nhà nước thời ông ta làm thống đốc đã có rất nhiều yếu kém. Rõ ràng ông ta không phải là nhà kỹ trị. Tương tự vậy, Vương Đình Huệ khi làm bộ trưởng Bộ Tài Chính thời Nguyễn Tấn Dũng cũng không phải là nhà kỹ trị mà là một chính trị gia.
Với Nguyễn Thanh Nghị – một tiến sỹ chuyên ngành kỹ thuật xây dựng khi được tía bổ vào vị trí thứ trưởng bộ xây dựng trước đây cũng là người làm việc đúng ngành, có vẻ như anh ta là “nhà kỹ trị” thực sự nhưng không phải. Nghị ngồi vào ghế thứ trưởng khi ấy là để mưu cầu quyền lực cho bản thân chứ anh ta có toàn tâm toàn lực với chuyên môn của mình đâu?! Và như đã thấy, sau đó anh ta về làm bí thư tỉnh Kiên Giang thì quá rõ anh, anh được mang đi đặt để khắp nơi miễn sao nơi đó có triển vọng về quyền lực chứ anh ta không giữ cố định cơ quan công tác trong thời gian dài để thể hiện năng lực kỹ trị của anh ta. Nói thẳng ra là anh ta làm chính trị. Và bây giờ Nguyễn Thanh Nghị mới vừa được đưa trở lại Bộ Xây Dựng thì dù sau này anh ta có lên nắm bộ chức bộ trưởng thì chắc chắn anh ta vẫn không phải là nhà kỹ trị.
Với chế độ độc tài CS thì sẽ không bao giờ có nhà kỹ trị nào cả dù cho người đó có được đào tạo bài bản về chuyên môn đi nữa. Bởi lẽ ĐCS không bao giờ tạo khoảng trống cho người ngoài đảng có chuyên môn giỏi ngồi vào ghế bộ trưởng được. Thêm vào đó, những cơ chế thiếu minh bạch đã tạo điều kiện cho những “chuyên gia hối lộ và nịnh hót” lên ngôi, điều đó dẫn tới hệ quả dù cho anh có giỏi chuyên môn mấy thì anh cũng bỏ hết những thứ đó và tập trung vào bài toán quyền lực bản thân. Với 5 năm nhiệm kỳ mà bạn chỉ lo vơ vét để có tiền hối lộ dùng cho mục đích tiến thân được thì đã được xem là thành công rồi. Bản chất thể chế chính trị này là vậy, nói về những nhà kỹ trị thực sự thì hoặc đó chỉ là giấc mơ hoang đường hoặc đó chỉ là… trò mị dân, hết.
-Đỗ Ngà-
Tham khảo:
https://tuoitre.vn/mong-co-doi-ngu-lanh-dao-tam-huyet-va…
https://www.techopedia.com/definition/28691/technocracy
#chếđộcsvn #lãnhđạokỷtrị