Nhà nước CSVN ra thêm luật bịt miệng dân

- Quảng Cáo -

Nhà nước CSVN ra thêm luật bịt miệng dân

nghi dinh174_400x300 Đó là Nghị định 174/2013/NĐ-CP mới được ban hành do thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng ký vào tuần này, và sẽ có hiệu lực từ 15.1.2014.

Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính các trang thông tin điện tử hoạt động không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng. Các mạng xã hội hoạt động không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng. Trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội không có hệ thống máy chủ đặt ở Việt Nam để nhà cầm quyền thanh tra, kiểm soát sẽ bị phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng.

Trên mạng xã hội, các ý kiến hoặc tư tưởng bị cho là tuyên truyền chống phá chế độ, phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc; Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động; Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu của cách mạng ; xúc phạm dân tộc, danh nhân anh hùng dân tộc,… tuy chưa cấu thành tội phạm nhưng sẽ bị xử phạt từ 70 đến 100 triệu đồng.

- Quảng Cáo -

Điều không rõ ràng và không được xác định hẳn hòi trong luật mới là hình thức phê bình chỉ trích chính phủ như thế nào thì bị coi là vi phạm hành chính cần phải xử phạt tiền, và đến mức độ nào thì phải vào tù.

 Luật mới này là một phần của những biện pháp kiểm soát và trấn áp những tiếng nói đối lập mà nhà nước CS Việt Nam vẫn áp dụng lâu nay, thể hiện qua những bản án nhiều năm tù đối với những nhà hoạt động dân chủ, đặc biệt các bloggers với những bài phê bình chế độ độc đảng.

 

 Sông Saigon Đồng Nai đang chết dần chết mòn

images477144_3dHệ thống sông Saigon Đồng Nai có tác động trực tiếp đến khoảng 20 triệu người dân thuộc 11 tỉnh thành trong lưu vực. Thế nhưng hệ thống sông này đang chết dần chết mòn bởi chất thải công nghiệp và thủy điện.

Hôm 26.11.2013 một buổi hội thảo nhằm cứu vãn sông Saigon Đồng Nai đã được tổ chức tại Saigon. Các nhà khoa học đến từ các cơ quan như Viện Môi trường và Tài nguyên, Sở Khoa học Công nghệ, Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường đều đưa ra những số liệu khá bi quan về tình hình của hệ thống sông Saigon Đồng Nai. Viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên cho biết dòng sông đi ngang qua khu vực trung tâm thành phố và tiếp nhận phần lớn nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp từ Saigon và Bình Dương đổ ra. Chất lượng nước sông Saigon đang bị suy giảm và ô nhiễm đáng báo động. Nguyên nhân chính là do các nguồn thải như nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải bệnh viện, nước thải từ các bãi rác, nước thải chăn nuôi, mà theo ước tính hiện nay mỗi ngày có khoảng 2.732.436m³ nước thải sinh hoạt và 1.832.854m³ nước thải công nghiệp thải ra sông.

Điều các nhà khoa học lo ngại là hàng ngày vẫn có một lượng không nhỏ hóa chất cực kỳ độc hại từ các nhà máy sản xuất đóng ven sông vẫn lén lút thải xuống hệ thống sông này. Những vụ việc được khám phá chỉ là rất ít so với thực tế. Ngoài ra, hệ thống sông Saigon Đồng Nai còn đang kiệt quệ từng ngày vì hệ thống thủy điện dày đặc tại khu vực thượng nguồn. Việc xây dựng quá nhiều thủy điện trên đoạn thượng nguồn đã góp phần làm thay đổi hệ sinh thái, gây cạn kiệt nguồn nước ở vùng hạ lưu. Điều đáng nói là trong số 103 khu công nghiệp hiện nay trên lưu vực sông Saigon Đồng Nai vẫn còn rất nhiều khu chưa có hệ thống lọc nước thải mà lén lút xả thẳng ra sông. Tại Saigon, hệ thống sông này là nguồn nước cấp cho các nhà máy nước sạch chính của thành phố; gần 1.5 triệu thước khối nước sạch hàng ngày mà người dân dùng là lấy từ đây.

Vấn đề bảo vệ lưu vực hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai đã được đặt lên bàn hội nghị của các cơ quan chức năng, các tỉnh thành từ năm 2000. Thế nhưng, hơn 10 năm trôi qua, dòng sông ngày càng thêm ô nhiễm, mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam vẫn chưa có phương cách nào để cứu lấy dòng sông này.

Người ta nghi ngờ sau cuộc hội thảo lần này thì những giải pháp cần thiết để cứu lấy dòng sông này vẫn “bình chân như vại”.

Tới lượt gạo Việt Nam cũng phụ thuộc Trung Quốc

xuat-khau-gao_optNăm nay, Việt Nam không thể đạt mục tiêu xuất cảng 7,5 triệu tấn gạo. Gạo xuất cảng giảm cả về số lượng lẫn giá. Trung Quốc trở thành cứu tinh và vì vậy, gạo sẽ phụ thuộc Trung Quốc.

Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam (VFA) vừa đề nghị giảm mục tiêu về lượng gạo xuất cảng của năm nay từ 7,5 triệu tấn xuống còn 6,8 triệu tấn. Giá gạo xuất cảng cũng đã giảm khoảng 50 USD/tấn so với cùng thời gian năm ngoái.

Trong bối canh như vừa kể, Trung Quốc trở thành cứu tinh của gạo Việt Nam. Lượng gạo xuất cảng sang Trung Quốc đang tăng. Tính từ đầu tháng 11 đến nay, Trung Quốc đã mua khoảng 30% tổng lượng gạo xuất cảng của tháng này. Chưa kể lượng gạo xuất cảng sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch (mua bán trực tiếp, không cần hạn ngạch) đang tăng rất mạnh.

Ðối với xuất cảng chính ngạch, tuy gạo xuất cảng sang Trung Quốc tăng hơn 5% về số lượng nhưng kim ngạch xuất cảng gạo chỉ tăng chừng 2% so với cùng kỳ năm ngoái. VFA thú nhận, các doanh nghiệp thành viên của hiệp hội này phải chấp nhận bán giá thấp, bán lỗ để xuất cảng được gạo.

Ngoài việc mua gạo theo đường chính ngạch, thương lái Trung Quốc đang tìm nhiều cách để nâng cao số lượng gạo nhập cảng từ Việt Nam theo đường tiểu ngạch. Xuất cảng gạo theo phương thức tiểu ngạch sẽ khiến bên bán lệ thuộc hoàn toàn vào bên mua cả về số lượng, giá cả lẫn chuyện nhận hay không nhận hàng đặt mua vào giờ chót. Bên bán không được bảo vệ bởi không có hợp đồng mua-bán.

Một số chuyên gia kinh tế cảnh báo, việc thương lái Trung Quốc ồ ạt mua nông sản theo kiểu tiểu ngạch không những làm cho cả doanh giới lẫn nông dân Việt Nam thiệt thòi đủ đường mà còn thường xuyên bị thương lái Trung Quốc chèn ép nhưng không biết kêu ai và cũng chẳng có ai bảo vệ.

Báo giới và nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, sở dĩ thương lái Trung Quốc thành công trong việc đẩy chuyện mua bán các loại nông sản Việt Nam, trong đó có cả gạo vào con đường tiểu ngạch vì chính quyền CS Việt Nam vẫn tìm mọi cách bảo vệ độc quyền xuất cảng gạo của VFA và vì thủ tục xuất cảng quá rườm rà.

Sau đủ loại nông sản, nay tới lượt gạo Việt Nam phụ thuộc Trung Quốc. Càng ngày càng có nhiều cảnh báo về tình trạng kinh tế Việt Nam càng lúc càng lệ thuộc vào Trung Quốc. Tuy nhiên Các cảnh báo đó giống như những tiếng kêu trong sa mạc vì nhà cầm quyền CSVN đã bỏ ngỏ vấn đề này.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here