Đến giờ, chúng ta cũng không thể nào định nghĩa nổi cuộc tiến công của lực lượng CSCĐ Cộng Sản tiến công vào thôn Hoành ngay lúc 4 giờ sáng giết người ngay tại nhà nạn nhân là nhân danh thứ luật nào?! Họ cưỡng chế đất tranh chấp ư? Không phải! Vì xét về không gian thì đất tranh chấp là khu đất nông nghiệp nằm cách xa nhà nạn nhân kia mà? Còn nếu xét về thời gian thì Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung cấm cưỡng chế trong thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau kia mà? Nạn nhân là một tội phạm nguy hiểm cần phải vây bắt như những kẻ giết người hàng loạt ư? Cũng không phải! Thực chất nạn nhân chỉ là người tranh chấp đất đai với chính quyền mà thôi.
Có thể nói, đứng về góc độ luật pháp thì cuộc tấn công giết người vào thôn Hoành rạng sáng ngày 09 tháng Giêng là hoàn toàn bất hợp pháp. Cuộc tấn công ấy thực chất nó là một sự trả thù chứ chẳng phải sự nhân danh pháp luật nào cả, vì sao? Vì đơn giản, chính cụ Kình là nguyên nhân chính dẫn đến nhóm lợi ích ở trung ương không thể nào cướp đất khu vực đồng Sênh được. Mà như ta biết, một hành động giết người để trả thù thì không thể nào xem đó là một việc làm hợp pháp được. Anh vác súng đi trả thù chẳng may anh bị giết, thì nói cho cùng đó cũng là vụ án mạng cần phải có điều tra và xét xử như bao vụ án hình sự khác chứ không thể gọi đó là hành động “hy sinh” được. Anh đạp lên pháp luật mà chết thì anh có khác nào bọn đầu trộm đuôi cướp thanh trừng lẫn nhau đâu mà gọi là “hy sinh”? Anh hy sinh vì cái gì? Chả nhẽ anh hy sinh vì một xã hội vô pháp? Thực ra, với những kẻ cầm đầu cuộc trả thù này, bọn họ đã lợi dụng từ “hy sinh” để xúi những kẻ cầm súng ngu ngốc chết cho họ mà thôi, thứ thực ra đối với nhân dân, những kẻ đã chết vì đã đạp lên luật pháp không thể được gọi là “hy sinh” mà phải được gọi là ” sự trả giá” mới đúng.
Hôm qua, ngày 29 tháng Giêng, một công an tên Lê Quốc Tuấn, 33 tuổi là công an quận 11 đã xả súng làm 4 người chết tại chỗ và 1 người chết ở bệnh viện. Sự việc được biết là do tư thù phát sinh giữa các con bạc với nhau, và do là hung thủ làm nghề công an có súng trong tay nên ông này đã xả súng giết hết những kẻ có mâu thuẫn với mình. Đây là hành động phạm pháp rất rõ ràng của ông hung thủ làm nghề công an này. Và tất nhiên, tất cả các báo chí của chính quyền CS đều quy kết hung thủ này là một kẻ phạm pháp. Quy kết này hoàn toàn đúng, xã hội không có ý kiến gì cả. Thế nhưng câu hỏi đặt ra là, hành động công an kéo vào nhà cụ Kình giết ông rồi phanh thây cũng là một hành động đạp lên luật pháp giết người nhưng lại được tôn vinh, còn tên công an Lê Quốc Tuấn này cũng đạp trên luật pháp giết người thì lại bị quy kết là tội phạm? Đây chính là bản chất của cái gọi là “Pháp Quyền XHCN”.
Thực ra tên công an Lê Quốc Tuấn và kẻ đã ra lệnh giết cụ Kình chỉ khác nhau ở quyền lực mà thôi. Ở đất nước được gọi bằng cái tên Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam này không có khái niệm “thượng tôn pháp luật”. Từ “thượng tôn pháp luật” chỉ là một khẩu hiệu sáo rỗng để mị dân mà thôi, còn thực chất rất nhiều trường hợp những hành động chà đạp lên luật pháp lại được khoác trên mình nó chiếc áo “nhân danh pháp luật”. Ở đây, ở xứ CHXHCN Việt Nam này, nếu bạn có quyền lực đủ lớn thì bạn sẽ vô hiệu hóa được luật pháp và biến những hành động phạm pháp của mình thành một thứ “chính nghĩa” nào đấy. Đây là bản chất mà chế độ này không hề thay đổi qua 75 năm tồn tại của nó.
Như ta biết, người sáng lập ra chế độ này là ông Hồ Chí Minh đã từng cho hành quyết 172 ngàn người trong chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất chỉ vì họ “có tiền”. Bạn làm giàu cho mình là một việc rất bình thường trong xã hội hôm nay, nhưng vào thời đó, ông Hồ Chí Minh đã quy kết những người biết làm giàu cho mình ấy thành loại người phải bị giết. Tất nhiên khi hành quyết những người dân vô tội ấy, nỗi căm phẫn của dân bị đẩy lên cực độ, và để xoa dịu sự phẫn uất ấy ông ta chỉ cần dùng một mẩu khăn tay lau vài giọt nước mắt là xem như huề cả làng. Rõ ràng đây là tội ác giết người hàng loạt, nhưng rồi sao? Kết quả không một tòa án nào xử ông ta cả, vì đơn giản quyền lực ông quá lớn không một thứ luật pháp nào của chế độ ấy sờ tới ông được. Và thậm chí cho đến hôm nay, chính quyền này lại còn lấy ông ta ra làm tấm gương để học tập đạo đức. Một chính quyền được xây dựng trên nền tảng như vậy thì làm sao tồn tại một thứ tinh thần thượng tôn pháp luật nào được?
Với một chính quyền xây dựng trên nền tảng như thế thì chuyện 2 tội ác giống nhau về bản chất nhưng một được tôn vinh một bị trừng trị là điều không có gì ngạc nhiên. Một chính quyền lấy một con người từng đạp lên luật pháp giết hàng loạt người vô tội làm tấm gương đạo đức, thì làm sao nó có được cách hành xử theo chuẩn mực của luật pháp quy định được? Không bao giờ!
-Đỗ Ngà-