Vụ án tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bắt đầu từ ngày 31/10/2016, ngày mà văn phòng công tố mời bà Choi Soon-sil lên làm việc. Bà này là bạn của tổng thống đương nhiệm của Hàn Quốc lúc đó Park Geun–hye. Thế mà chỉ 1 tháng 3 ngày sau, đại diện 3 đảng đối lập gồm Đảng Dân chủ, Đảng Nhân dân, và Đảng Công lý đã đưa đề nghị luận tội tổng thống lên Quốc Hội Hàn Quốc. Chỉ đúng một ngày sau, đảng cầm quyền Saenuri và cũng là đảng của bà Park nhất trí bỏ phiếu ủng hộ việc luận tội chính lãnh đạo của đảng mình–tức đương kim tổng thống Park Geun-hye. Chỉ 5 ngày sau, tức ngày 09/12/2019 toàn bộ Quốc Hội Hàn Quốc đã tổ chức bỏ phiếu kín truất phế tổng thống. Kết quả 234 phiếu thuận và 56 phiếu chống, thế là Tổng thống Park Geun–hye bị đình chỉ chức vụ trong vòng 180 ngày để đợi tòa Bảo Hiến xem xét tính hợp lệ của kết quả bỏ phiếu.
Đúng 90 ngày sau, tức 10/03/2017, tòa Bảo Hiến Hàn Quốc đã tuyên bố kết quả bỏ phiếu của cơ quan lập pháp Hàn Quốc là hoàn toàn hợp lệ. Và từ đó, cơ quan điều tra, tòa án và Viện công tố đã vào cuộc tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với bà Park Geun–hye như là một thường dân. Sau kết quả phán quyết tòa Bảo Hiến chỉ đúng 20 ngày, trát bắt giữ bà Park Geun–hye được ban ra và từ đó bà cựu tổng thống bị cơ quan chức năng Hàn Quốc bắt tạm giam điều tra.
Ở các nước dân chủ, việc truy tố một quan chức dân cử buộc phải thông qua quá trình luận tội, đấy là luật quy định. Còn với những quan chức khác, thì cơ quan tố tụng cứ vào cuộc như thường dân mà không cần chờ trải qua thời gian luận tội. Qua vụ án của bà cựu tổng thống Hàn Quốc, ta thấy việc truy tố một nhân vật quyền lực số 1 của đất nước rất nhanh gọn chứ không kéo dài lâu. Vì sao lại nhanh gọn đến vậy? Vì đây là cách làm việc của một nhà nước pháp quyền thực sự, cả bộ máy này gồm những nhánh quyền lực làm việc độc lập, công minh, và đúng pháp luật nên đã cho ra kết quả nhanh gọn như vậy. Chính điều này đã tránh cho Hàn Quốc những thiệt hại về sau, và cứ như thế, khi trong bộ máy nhà nước có một gợn bẩn là bị chính bộ máy thanh lọc ngay tức thì. Đó là cái lợi của bộ máy nhà nước tam quyền phân lập. Có thể nói, sự giàu có, thịnh vượng và thái bình của Hàn Quốc cũng như những quốc gia tiến bộ khác đều được xây dựng dựa trên nền tảng vững chắc này.
Còn ở Việt Nam thì sao? Muốn biết ta hãy xem trường hợp ông bí thư thành phố Hà Nội – Hoàng Trung Hải. Ông Hoàng Trung Hải và Nguyễn Tấn Dũng chính là thủ phạm chính trong các đại dự án mà Nguyễn Tấn Dũng gọi là “quả đấm thép”, các đại dự án này đã sụp đổ từ năm 2013, thế nhưng đến nay ĐCS mới nói gần nói xa về một trò kỷ luật nào đấy với ông đại quan tham này. Từ khi sai phạm đến lúc báo chí dám nhắc đến từ “kỷ luật” là gần 7 năm, tức gần bằng 2 nhiệm kỳ tổng thống Mỹ. Quá dài! Trong khi đó, từ khi phát hiện tiêu cực cho đến lúc bắt giam tổng thống Park Geun hye, các cơ quan chức năng của Hàn Quốc chỉ mất vẻn vẹn có 5 tháng, trong đó có 3 tháng luận tội theo luật định. Nghĩa là cơ quan tố tụng Hàn Quốc chỉ cần 2 tháng là tống giam 1 tổng thống đầy quyền lực, điều đó tránh cho Hàn Quốc bao nhiêu là thiệt hại. Còn với Việt Nam, trong 7 năm đó, ông Hoàng Trung Hải đã có dịp tàn phá đất nước mà không ai dám đụng vào. Đó là sự khác biệt trong vấn đề chống tham nhũng ở xứ độc tài và xứ dân chủ.
Một con voi điên nó chuyên vào làng phá vườn, phá nhà, dẫm chết dân làng. Biết đây là loài vật hung hãng và nguy hiểm, nếu để nó nó tồn tại càng lâu là dân làng tổn thất nên một số người bảo vệ có trách nhiệm đã hạ sát nó ngay từ lúc con voi dữ này gây thiệt hại chưa lớn. Thế nhưng, với những kẻ có chức năng bảo vệ dân nhưng họ coi mạng người và tài sản của dân làng như cỏ rác, thì họ lại để voi phá vườn giết người la liệt mà vẫn không chịu đưa ra biện pháp gì. Cho đến khi con voi điên đó tấn công vào cả nhà của những tên bảo vệ này thì bọn họ mới chịu ra tay. Lúc đó, khi voi bị hạ thì làng mạc tiêu điều và người dân đã bỏ mạng la liệt.
Vâng! Nhà nước dân chủ mang hình ảnh những người bảo vệ có trách nhiệm với dân làng, còn nhà nước độc tài CS chính là hình ảnh những tay bảo vệ vô trách nhiệm coi mạng dân như cỏ rác kia. ĐCS đã để Hoàng Trung hải tàn phá đất nước đến gần một thập kỷ mà không hề truy tố. Khi cuộc hội họp chia ghế năm 2021 (tức đại hội 13) đến gần, lúc này ông Hoàng Trung Hải đang hăm hở giật những chiếc ghế béo bở trong tứ trụ thì những kẻ kia mới chịu ra tay triệt hạ. Thế nhưng đến giờ mới chịu ra tay là quá muộn rồi, Hoàng Trung Hải đã kịp tàn phá đất nước tan hoang trong 7 năm, và nếu ĐCS chỉ dừng lại ở mức “đề nghị kỷ luật” mà không truất phế, thì rất có thể ông này tiến lên những chiếc ghế quyền lực cao hơn. Đề nghị kỷ luật Hoàng Trung Hải về bản chất nó là một trận so găng của các thế lực để giành ghế mà thôi, tất cả trong họ không có trách nhiệm loại bỏ tham nhũng để đất nước phát triển, vì nếu có thì Hoàng Trung Hải đã bị truy tố 7 năm về trước. Dù ông Hoàng Trung Hải có bị truy tố hay không thì đất nước vẫn tan hoang không thể khắc phục được. Thực tế là như vậy./.