An Viên – (VNTB) – Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân đang có chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc. Cùng thời gian này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc trực tuyến với các tướng tá hải quân ngoài vùng Biển Đông.
***
Twitter IndoPacific_SCS_Info bày tỏ: “Những liên hệ quân sự của tôi ở Việt Nam nói với tôi rằng tình hình đang xấu đi. Có thể đi đến cuộc khủng hoảng như năm 2014.”
Twitter của Ryan D. Martinson (Ông là một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc tại Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ) liên tục cung cấp những thông tin nóng trên vùng Biển Đông, từ ngày 10.7.
“Kể từ thứ Tư tuần trước (ngày 3.7), tàu khảo sát Haiyang Dizhi 8 của Trung Quốc đã thực hiện một cuộc khảo sát địa chất tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ở vùng biển phía tây đảo Trường Sa do Việt Nam kiểm soát.”
“Tàu khảo sát này nằm dưới sự hộ tống của tàu Cảnh sát biển Trung Quốc.”
Hình ảnh đi kèm là vị trí 4 tàu của Trung Quốc gồm: Haijing; Zhongguehaijing; Hai Yang Di Zhi Ba Hao; Haijing 37111.
Trước tình hình xuất hiện tàu khảo sát trái phép, Twitter của Ryan D. Martinson tiếp tục thông tin sự xuất hiện của tàu Việt Nam.
“Xuất hiện Việt Nam đang đấu tranh với hoạt động [trái phép của Trung Quốc].”
Nhóm tàu Việt Nam gồm Kiểm ngư (KN) 468, Tàu Nam Yết 207008, KN 472, và cuối cùng là Da Nam 612883. Trong đó tàu Nam Yet và Kn 472, Kn 468 tiếp cận gần với nhóm tàu Trung Quốc.
Nhóm tàu Kiểm ngư Việt Nam là lực lượng chuyên trách thuộc Tổng cục Thủy sản, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, được thành lập ngày 25.01.2013. Tuy là lực lượng dân sự nhưng kiểm ngư có thể phối hợp với hải quân, biên phòng và cảnh sát biển, nhằm bảo vệ ngư dân và chủ quyền quốc gia trên biển.
“Bây giờ có vẻ như Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc hơn 10.000 tấn đang ở ngoài đó để giúp bảo vệ tàu khảo sát Trung Quốc.”
Đến ngày 11.7, Ryan D. Martinson tiếp tục cung cấp thông tin trên Twitter.
“Các hoạt động khảo sát của Haiyang Dizhi 8 diễn ra từ ngày 3 đến ngày 11.7.2019.”
“Bây giờ đây là dấu vết của ba tàu hộ tống của Cảnh sát biển Trung Quốc được biết đến (có lẽ còn có nhiều tàu khác). Rõ ràng, họ rất bận rộn.”
Bắc Kinh khẳng định các đặc quyền của mình thông qua việc sử dụng một loạt các chiến thuật không gây chết người. Trong nhiều trường hợp, các tàu vùng xám của Trung Quốc biến mình thành vũ khí bằng cách: húc nhau; gây cản trở vật lý; sử dụng vòi rồng làm hỏng thiết bị đối phương.
Các quốc gia khu vực thường bất lực trong việc đáp trả vì Trung Quốc có lực lượng hải quân hùng mạnh nhất trong khu vực.
Vậy các quốc gia trong khu vực đã phản ứng thế nào với các hoạt động vùng xám trên biển của Trung Quốc?
Martinson diễn giải.
“Các quốc gia trong khu vực đã không phô bày cho Trung Quốc thấy một mặt trận thống nhất. Họ có những cách xử lý lấn chiếm của Trung Quốc khác nhau. Sức mạnh gây e ngại nhất với Trung Quốc là Nhật Bản, quốc gia củng cố lực lượng bảo vệ bờ biển và dọc theo các hòn đảo phía nam của nó.
Trong khi đó, Việt Nam là một mô hình đẩy lùi chống lại sự bành trướng trên biển của Bắc Kinh, ngay cả sức mạnh tự vệ của Hà Nội có giới hạn. Vào tháng 7.2017, Bắc Kinh có khả năng sử dụng lực lượng vùng xám buộc Hà Nội hủy bỏ kế hoạch phát triển dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của riêng mình, vốn hợp tác với một công ty Tây Ban Nha.
“Bị giam cầm trên mũi thuyền, hai tay ôm chặt sau đầu, thuyền trưởng tàu đánh cá Việt Nam Trần Văn Nhân và thuyền viên của anh ta được yêu cầu giữ im lặng và nhìn đi chỗ khác khi các thủy thủ Trung Quốc đã tiếp cận”.
“Nhân bị Cảnh sát biển Trung Quốc bắt gặp kể từ khi Bắc Kinh tăng cường tuần tra tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông vài năm trước. Sáu quan chức Trung Quốc mặc đồng phục màu xanh đã lên chiếc tàu đánh cá nhỏ bé của Nhân từ một tàu tuần tra bọc thép nặng 3.000 tấn để bảo Nhân ngừng câu cá ở vùng biển mà nhiều thế hệ nhà anh đã đánh bắt.”
“Họ nói, ‘đây là lãnh thổ của Trung Quốc. Anh không được phép đi câu cá ở đây. Nếu bạn tiếp tục làm điều này, lưới của anh sẽ bị cắt và thuyền của anh sẽ bị đưa đến Trung Quốc và sẽ đối diện với pháp luật”, ‘Tiết Nhân, 43 tuổi, nói khi ngồi trên tàu đánh cá đang cập cảng Tam Quang, một làng chài nhỏ ở tỉnh Quảng Nam.”