Tung hứng để qua mặt nhân dân

- Quảng Cáo -

Đỗ Văn Ngà|

Dự án đường sắt cao tốc rất đắt, bất kỳ nơi nào trên thế giới cũng tốn chi phí rất lớn. Theo tài liệu của Ngân Hàng Thế Giới – World Bank thì Trung Quốc xây dựng cao tốc 350 km/h tốn từ 17 – 21 triệu đô mỗi km, tại Âu Châu là từ 25 -29 triệu đô, tại Mỹ là 56 triệu đô. Tại Mỹ chỉ là con số ước lượng chứ Mỹ chưa xây dựng đường sắt cao tốc. Bây giờ họ còn đang sử dụng đường sắt tốc độ 170 km/h thôi.

Với Mỹ, một quốc gia giàu có mà họ không xây dựng dự án tốn kém này, thì cũng cần phải xem lại tính kinh tế của nó. Tại Thái Lan, đất nước này cũng đang định xây dựng dự án đường sắt cao tốc. Nhưng Viện Kinh tế Phát triển thuộc Tổ chức Thương mại Đối ngoại Nhật Bản (IDE-Jetro) đã chỉ ra trong một nghiên cứu của họ rằng, dự án đường sắt cao tốc sẽ cải thiện tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của vương quốc chỉ 0,1% vào năm 2035, trong khi dự tính bắt đầu đưa tuyến đường cao tốc này vào khai thác 2022. Số tiền đổ rất lớn nhưng hiệu quả kinh tế gần như là không đáng kể.

Nói đến Việt Nam, nền kinh tế có GDP chỉ có 240 tỷ đô Mỹ năm 2018, mà dự án ngốn đến 58,7 tỷ đô. Một dự án chiếm đến 24,5% GDP, một tỉ lệ kinh khủng. Trong khi đó Úc có GDP 1428 tỷ đô Mỹ, dự án đường sắt cao tốc Melbourne – Brisbane tốn 114 tỷ đô Úc tương đương 79 tỷ đô Mỹ chiếm chỉ 5,5% GDP, thế mà bị trì hoãn vì vấp phải sự phủ quyết của một số đảng phái. Còn Việt Nam, không có đảng đối lập thì không ai có thể ngăn cản nếu đảng quyết. Khi đó đất nước mất một khoản chi phí khổng lồ mà không có hiệu quả kinh tế gì cả. Nhật và Pháp họ là nước giàu họ khoe công nghệ, nhưng Việt Nam là nước nghèo, kinh tế kém, công nghệ lạc hậu thì khoe ai?

- Quảng Cáo -

Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam dài 1570 km có chi phí xây dựng là 58,7 tỷ đô Mỹ, vậy tính ra là 37,4 triệu đô Mỹ mỗi km. Chi phí này ngang bằng với giá xây dựng cao tốc tại Âu Châu, còn tại Mỹ, họ không có đường sắt cao tốc nên không so sánh làm gì. Thế nhưng hôm ngày 09/07/2019, tờ Vneconomy có đăng bài “Đường sắt tốc độ cao chênh 32 tỷ USD: Bộ Giao thông nói gì?”, trong bài này có nói rằng Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư tính chi phí đường cao tốc Bắc Nam giảm 32 tỷ so với chi phí mà Bộ Giao Thông Vận Tải tính, tức chỉ còn 26 tỷ đô cho 1570 km. Như vậy tính ra suất đầu tư chỉ còn 16,56 triệu đô mỗi km, nghĩa là rơi vào suất đầu tư tại Trung Quốc.

Như vậy việc giảm chi phí này nó nói lên rằng Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư dự định mời Trung Quốc xây dựng. Nói vậy không có nghĩa là chi phí 58,7 tỷ đô chưa chắc gì thoát khỏi bàn tay Trung Quốc. Ngày 01/07/2017 trên trang tin tài chính của báo Nhà Đầu Tư có đăng bài “Vốn vay ưu đãi cạn dần, Bộ Tài chính đưa phương án để “ngăn” nợ công vượt trần”. Trong bài có nói rằng “từ tháng 7/2017, Việt Nam không còn được vay vốn của Ngân hàng Thế giới (WB) theo điều kiện ODA, sau đó sẽ đến các đối tác phát triển khác, vì vậy Việt Nam phải chuyển sang sử dụng chủ yếu là nguồn vay ưu đãi và tiến tới vay toàn bộ theo điều kiện thị trường”. Nghĩa là cạn nguồn vay ODA thì móc đâu ra 58,7 tỷ đô la Mỹ để làm đường cao tốc?

Trong các đối tác cho Việt Nam vay ODA thì đối tác đáng nói nhất là Trung Cộng. Khi WB, Nhật và lần lượt những nước khác siết chặt cho vay ODA thì còn ai cho CSVN vay đây? Trong khi đó trên báo Tài Chính hôm ngày 10/05/2019 có đăng bài “Trung Quốc tài trợ cho Việt Nam không phải là vốn vay ODA” đã cho biết như sau “Chính phủ Trung Quốc tài trợ cho Chính phủ Việt Nam thông qua các khoản vay ưu đãi, không phải vốn vay ODA, các khoản vay tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như: đường sắt, nhiệt điện, sản xuất công nghiệp…”. Thực tế cho thấy, các ngành: ngành đường sắt, nhiệt điện, sản xuất công nghiệp .. hầu hết rơi vào tay Trung Cộng thì điều đó cũng có nghĩa, khi cạn ODA thì nguồn vay của chính phủ Việt Nam sau này chủ yếu từ Trung Quốc.

Vậy rõ ràng, ODA của WB và các nước đóng lại, khoản vay ưu đãi từ Trung Quốc tràn vào chiếm lấy ngành đường sắt, nhiệt điện và sản xuất công nghiệp. Vậy thì dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam làm sao thoát khỏi tay Trung Quốc? Điều đó đủ chứng minh, dù cho chi phí 58,7 tỷ đô hay chỉ 26 tỷ đô thì dự án khủng này đều là rơi vào tay Trung Quốc.

Như vậy câu hỏi đặt ra là tại sao Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư lại hạ xuống hơn nửa chỉ còn 26 tỷ đô? Vì đơn giản, đây là đòn tung tung hứng giữa Bộ Giao Thông Vận Tải và Bộ Kế Hoạch và Đàu Tư. Bộ này đưa giá cao, bộ kia hạ giá để cho dân ít phản đối nhằm tạo thuận lợi cho Quốc hội gật thông qua. Và đợi khi Quốc hội gật xong thì họ điều chỉnh giá lại. Ai cũng biết, phần lớn các dự án sử dụng vốn vay từ Trung Quốc rơi vào tình trạng đình trệ, chậm tiến độ, đội vốn, thiết bị không đảm bảo chất lượng, làm tăng tổng mức đầu tư. Vậy cứ hạ giá để quốc hội gật rồi sau đó cho đội vốn thì dự án sẽ thực hiện trót lọt.

Như vậy qua đây chúng ta thấy rõ là, ĐCSVN đang tính bài toán qua mặt nhân dân để ngắt 1/4 GDP đất nước giao cho Trung Quốc xây nên những sản phẩm kém chất lượng, thiếu an toàn. Tai nạn thì dân lãnh, nợ công dân gánh còn nhà thầu Trung Quốc và quan chức CS chia nhau khoản lại quả khổng lồ từ 58,7 tỷ đô để xây sống phè phỡn. Thực tế sẽ là như vậy nếu nhân dân không ngăn cản được dự án này./.

Tham khảo:

http://vneconomy.vn/duong-sat-toc-do-cao-chenh-32-ty-usd-bo…

https://www.worldbank.org/…/cost-of-high-speed-rail-in-chin…

https://vi.wikipedia.org/…/D%E1%BB%B1_%C3%A1n_%C4%90%C6%B0%…

https://countryeconomy.com/gdp/australia

https://nhadautu.vn/von-vay-uu-dai-can-dan-bo-tai-chinh-dua…

http://tapchitaichinh.vn/…/trung-quoc-tai-tro-cho-viet-nam-…

https://vietucnews.net/uc-da-den-luc-quyet-tam-xay-dung-tu…/

https://www.bangkokpost.com/…/high-speed-rail-needs-help-to…

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here