Ông Lê Thanh Hải-nguyên bí thư và cựu chủ tịch UBND Tp HCM có thể vào ‘lò’ vụ Thủ Thiêm?

Ông Lê Thanh Hải nguyên bí thư và cựu chủ tịch UBND Tp HCM và khu đô thị mới Thủ Thiêm.
- Quảng Cáo -

RFA

Khó khăn xử lý

Thanh tra Chính phủ mới đây đã công bố Kết luận Thanh tra Thủ Thiêm, chỉ ra những sai phạm trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện dự án Đô thị mới ở Thủ Thiêm, thành phố Hồ Chí Minh. Một trong những điểm trong kết luận của Thanh tra Chính phủ cũng được chú ý là đã chuyển kết luận cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng để xử lý những cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý để xử lý.

Kết luận của Thanh Tra Chính phủ về Thủ Thiêm được công bố vào chiều ngày 26 tháng 6; sang đến sáng 27 tháng 6 bên lề Đai hội Đại biểu Mặt Trận Tổ Quốc TPHCM lần XI, báo chí đặt vấn đề về các nội dung sai phạm tại dự án Thủ Thiêm trong kết luận thanh tra với một đại biểu khách mời là ông Lê Thanh Hải nguyên bí thư thành ủy và cũng là cựu chủ tich thành phố Hồ Chí Minh. Ông Lê Thanh Hải từ chối trả lời với lý do đã về hưu, không còn nhớ gì và không còn làm được gì nữa.

- Quảng Cáo -

Nhà báo Nguyễn An Dân từ Thành phố Hồ Chí Minh nhận định rằng dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm là một dự án lớn phải thông qua cấp chính phủ thì dự án mới được triển khai và thủ tướng khi đó là ông Võ Văn Kiệt.

“Sau thủ tướng thì người chịu trách nhiệm thứ hai trong hệ thống hành chính Đảng và chính quyền đương nhiên chủ tịch và bí thư thành phố HCM chịu trách nhiệm trực tiếp nên ông Hải mười năm làm Bí thư thành ủy và 10 năm làm chủ tịch thành phố thì trách nhiệm của ông là lớn nhất chứ không thể đùn đẩy cho cấp dưới được, nếu ông không chịu trách nhiệm chẳng lẽ là thủ tướng, thủ tướng người ta lo cho cả quốc gia chứ có phải riêng mỗi thành phố Hồ Chí Minh đâu.”

Nhà báo Nguyễn An Dân còn cho rằng rằng phải khởi tố hình sự Ông Lê Thanh Hải thì mới yên lòng dân được.

“Trong bối cảnh quốc tế đang căng thẳng như thế mà lòng dân trong nước không yên thì vị trí lãnh đạo cũng không ổn. Thành ra trường hợp ông Hải thì Đảng có thể xử lý nhẹ hơn mức mà nhân dân mong muốn. Nhân dân mong muốn là vô cùng mà giới hạn chính trị là có hạn còn đến đâu thì phải chờ.”

Trong khi đó nhà báo Võ Văn Tạo từ Nha Trang nhận định rằng, đối với trường hợp của ông Lê Thanh Hải chắc chắn là phạm tội nhưng để xử lý kỷ luật ông Hải là điều khó xảy ra. Ông giải thích lý do:

“Vấn đề ông Hải là thành viên của Bộ Chính trị lúc đó thành phố làm không đúng với luật pháp hay chỉ đạo của thủ tướng chính phủ nhưng cũng có một số nội dung xin ý kiến, Bộ Chính trị hay Thủ tướng chính phủ cho phép, nếu giờ lôi ổng ra thì ổng cũng cho biết tôi có giấy xin ý kiến thế này thế kia thành ra có thể khó xử lý đối với ông Hải. Trong con mắt chúng tôi về trách nhiệm chứ chưa nói đến tham nhũng mà để thất thoát số tiền khổng lồ như thế thì không cần anh tham nhũng là anh cũng đã phạm tội rồi. Chức vụ trong Đảng của ông Hải cũng lớn mà đụng tới Bộ Chính trị là điều hiếm hoi ngoại trừ trường hợp của ông Đinh La Thăng là điều đặc biệt chứ từ trước đến nay thì không có đâu.”

Luật sư Nguyễn Văn Miếng từ Sài Gòn khẳng định rằng, nếu vi phạm vẫn truy cứu trách nhiệm hình sự và thậm chí ngay cả khi người đó ra quyết định hành chính nào sai phạm trong thời kỳ đương chức vẫn bị khởi tố sau khi về hưu và chịu mọi trách nhiệm bồi thường phần họ đã gây thiệt hại.

Các vụ kỷ luật cựu quan chức

Trước đây cũng từng có một số vụ xử các quan chức cấp cao đã về hưu đối với những sai phạm trong thời gian đương nhiệm.

Ông Nguyễn Bắc Son và ông Vũ Huy Hoàng.
Ông Nguyễn Bắc Son và ông Vũ Huy Hoàng. RFA Edited

Đơn cử như trường hợp ông Nguyễn Bắc Son cựu Bộ trưởng Thông tin Truyền thông bị phát hiện sai phạm trong việc Mobifone mua AVG. Một quan chức khác là ông Vũ Huy Hoàng cựu Bộ trưởng Bộ Công thương bị kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương và Bí thư ban cán sự Đảng Bộ vì có dấu hiệu vi phạm tại Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam và một số vi phạm công tác cán bộ khi giữ chức vụ.

Luật sư Đặng Đình Mạnh từ Thành phố Hồ Chí Minh cho biết ý kiến về trường hợp xử phạt những quan chức vi phạm:

“Mặc dù trong thực tế quan chức càng cao cấp thì đôi khi họ còn được hưởng những đặc ân trong quá trình xét xử nhưng về nguyên tắc không có điều đó đâu. Có một điều đáng chú gì là khởi đầu là trường hợp ông Vũ Huy Hoàng là có lối xử lý rất là lạ, dù đã về hưu nhưng đặc vấn đề là cách chức vụ mà họ đã từng đảm đương chức vụ đó nên trường hợp của ông Hải nếu bị khởi tố thì có thể ông bị xử lý như vậy, cách chức nguyên bí thư thành ủy thành phố.”

Nhà báo Nguyễn An Dân thì lại có ý kiến khác cho rằng để xử lý ông Lê Thanh Hải như ông Vũ Huy Hoàng là điều không có khả năng.

“Vai trò của ông Lê Thanh Hải không chỉ liên quan trách nhiệm Thủ Thiêm mà hiện nay Đảng đang có chiến dịch chống người nước ngoài, thẳng ra là người Trung Quốc mua đất và sở hửu đất đai mà điều này trong 20 năm ông Hải nắm giữ quyền lực tại TPHCM thì điều này nó diễn ra hơi nhiều nên ổng sẽ chịu trách nhiệm thêm về vấn đề này. Do đó tôi nghĩ xử lý ông Hải như ông Vũ Huy Hoàng thì tôi thấy không có khả năng vì sai phạm về chính trị đối với Đảng đối với đất nước nó nặng hơn ông Vũ Huy Hoàng nhiều.”

Tác giả Nguyễn Ngọc Chu có bài viết đăng trên mạng Tiếng Dân vào ngày 28 tháng 6 với câu hỏi ‘Những kẻ phạm tội đầu sỏ bao giờ thì bị trừng trị?’

Tác giả Nguyễn Ngọc Chu nêu rõ ‘sai phạm về Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm không phải chỉ ông Tất Thành Cang là người có tội lớn nhất, mà là thủ trưởng của ông Tất Thành Cang là ông Lê Thanh Hải mới là người chịu trách nhiệm cao nhất.

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Chu thì ‘những tội phạm tham nhũng, nhận hối lộ, sử dụng quyền lực và cơ chế để vơ vét tài sản của nhân dân, làm giàu cho cá nhân và người thân thì phải bị trừng trị thích đáng.’

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here