Chủ nghĩa tư bản là một hệ thống kinh tế – chính trị mà trong đó thương mại và công nghiệp của một quốc gia được kiểm soát bởi các chủ sở hữu tư nhân. Những gì thuộc về hạ tầng làm nền tảng cho toàn xã hội mà tư nhân không đảm trách nổi thì nhà nước sẽ đảm trách dưới dạng lấy tiền của toàn xã hội (thuế) để đầu tư phục vụ cho nhu cầu chung. Nói ngắn gọn, chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa trả công xứng đáng cho con người. Và rất nhân đạo khi nhà nước có trách nhiệm trích thuế tái phân phối lại cho những kẻ thiếu thốn dưới dạng phúc lợi xã hội.
Chủ nhĩa xã hội là một mô hình kinh tế – chính trị mà trong đó mọi con người trong xã hội không sở hữu được gì cả, không sở hữu phương tiện lao động, không sở hữu thành quả lao động,vv… Tất cả đều bị gộp về cho một tổ chức chính trị chiếm dụng tất cả và chính tổ chức này – tổ chức mà không một ai có thể kiểm soát, nó toàn quyền phân phối lại cho người lao động theo ý của nó. Nói cho dễ hiểu thì chủ nghĩa xã hội là một chủ nghĩa tước đoạt.
Sau khi mô hình XHCN (tức chủ nghĩa tước đoạt) đã thất bại thảm hại vì nó đã xem công dân là nô lệ nên đã triệt tiêu động lực phát triển xã hội, thì mô hình kinh tế – chính trị của XHCN được tập đoàn chính trị ngắt bỏ phần mô hình kinh tế cũ, ăn cắp mô hình kinh tế của tư bản chủ nghĩa rồi lai tạo với bản chất tước đoạt của loại hình kinh tế – chính trị XHCN, và biến nó thành mô hình kinh tế – chính trị kiểu tư bản thân hữu.
Vậy kinh tế – chính trị kiểu tư bản thân hữu là gì? Tư bản thân hữu nói môn na là vẫn cho tư nhân sở hữu, nhưng thành phần sở hữu tư nhân đó không được đối xử công bằng như tư bản ở các nước dân chủ, mà nó có phân loại. Trong mô hình kinh tế – chính trị kiểu Tư bản Thân Hữu, kinh tế tư nhân được chia làm 2 loại:
– Loại một là những doanh nghiệp tư nhân có mối thân hữu với những kẻ nắm quyền lực chính trị, loại này được hưởng tất cả mọi lợi thế nhờ quyền lực chính trị. Loại này nó là vòi hút máu nền kinh tế đất nước làm nền kinh tế đất nước èo uột không phát triển nổi;
– Loại 2 là những doanh nghiệp tư nhân ngoài nhóm thân hữu, loại này luôn chịu thiệt thòi từ thế lực chính trị, vì thế lực chính trị của nhóm thân hữu chỉ xem nhóm này là mồi không xem là đối tượng phục vụ.
Như vậy trong mô hình tư bản thân hữu thì buộc mô hình chính trị phải độc tài mới đảm bảo rằng, quyền lực chính trị sẽ ra tay vô cớ với đối tượng này nhưng ưu ái vô lý đối với đối tượng khác. Điều kiện này, chế độ độc tài toàn của ĐCS hoàn toàn đáp ứng được.
Xin kể một chuyện câu chuyện rằng. Có một tàu cướp biển có 40 tên, trong đó có 19 tên là bà con thân tộc của tên tướng cướp, và 20 tên còn lại là người không thuộc thân tộc. Một hôm con tàu đang dong buồm trên biển thì thấy 1 tàu lái buôn. Tên tướng cướp cho thuyền đến gần và phát hiện con tàu bị mắc cạn và tất cả thủy thủ đoàn trên tàu buôn đều chết vì khát. 40 tên cướp lên tàu và chúng phát hiện ra con tàu chở rất nhiều châu báu. Bọn cướp khuân hết lên tàu của chúng. Xong việc, tên tướng cướp thu hết súng của 39 người kia và gạt rằng “chuẩn bị chia tài sản”. Không ngờ! Sau khi thu súng, hắn phát lại cho 19 tên thân hữu và 19 tên này cùng hắn dùng súng giết sạch 20 người tay không có vũ khí kia. Giết xong hắn đưa nòng súng còn đang bốc khói lên miệng thổi phù một tiếng và kèm câu nói “Ít thầy đầy đãy!”.
Vâng! Chủ nghĩa tư bản thân hữu của Việt Nam hiện nay là vậy, nền kinh tế đất nước chỉ vẻn vẹn nhiêu đó, nếu cạnh tranh công bằng thì đám thân hữu không có cửa để bứt phá, nên họ phải ra tay giết chết những doanh nghiệp ngoài thân hữu để cướp lấy cơ hội trao cho đám doanh nghiệp thân hữu vinh thân phì da, tức theo nguyên tắc “ít thầy đầy đãy” của tên tướng cướp tàn bạo kia. Vụ Chính quyền CS làm chính sách cho Masan giết nước mắm truyền thống và ví dụ. Vì vậy mà CS chuyển từ mô hình kinh tế – chính trị XHCN sang mô hình kinh tế – chính trị dạng tư bản thân hữu về chính trị không đổi, về kinh tế tuy có đổi về mô hình nhưng bên trong bản chất nó vẫn duy trì bản chất tước đoạt của kinh tế XHCN. Con tắc kè hoa XHCN dù có đổi màu thế nào thì nó vẫn là con tắc kè, không khác được./.