Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung quốc hình như không có hồi kết. Cả hai nền kinh té lớn nhất TG đều bị tổn thương. Trong cuộc chiến thì “anh chết anh bị thương”, làm gì có ai lành lặn hoàn toàn. Những cuộc thương thảo Mỹ – Trung đã được tổ chức lúc thì ở Bắc kinh, lúc thì ở Washington nhằm hưu chiến nhưng chẳng có kết quả gì mà thời hạn cuối cùng 1/3 đã hết. Mỹ sẽ áp dụng đánh thuế 260 tỷ hàng Trung quốc và tới đây có thể 500 tỷ, thuế suất từ 10% sẽ nâng lên 25%. Nguyên nhân của cuộc chiến thì ai cũng biết: Trung quốc gian lận thương mại, ăn cắp công nghệ cao mà chuyên môn gọi là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trung quốc đã cúi đầu nhận tội, và đệ trình lên Mỹ 251 hạng mục nhượng bộ (không được làm nữa), nhưng phía Mỹ cho rằng chưa đủ. Ít nhất còn 4 hạng mục nữa mà Trung quốc phải thực hiên thì mới tỏ ra có thiện chí thực sự. Đó là:
1. Rút khỏi biển Đông
2. Tôn trọng dân chủ, tức là tôn trọng quyền tự quyết của các khu vực Đài Loan, Hồng Kông, Tây Tạng, Nội Mông có theo thể chế Trung hoa lục địa hay tự tuyên bố độc lập.
3. Can thiệp tích cực vào tién trình giải giap vũ khí hạt nhân ở Bắc Triều tiên đẻ rồi thống nhất hai miền Nam Bắc.
4. Cấm ăn cắp sở hữu trí tuệ, tức là không được ặc cắp các bí quyết công nghệ để sản xuất hàng nhái, hàng giả.
Thiên hạ cho rằng: đây chính là 4 liều thuốc độc nên Trung quốc chẳng bao giờ chịu uống. Thế thì cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung chỉ chấm dứt khi một trong hai bên sụp đổ. Tuy Mỹ có bị ảnh hưởng ít nhiều nhưng đà phát triển kinh tế vẫn tăng mạnh, GDP đạt khoảng 3%/năm, cao nhất trong vòng 20 năm qua. Trong khi đó nền kinh tế TQ trở nên hỗn loạn, GDP giảm mạnh từ 10% xuống 6,7% năm 2018; tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu kinh tế chính trị học ở Hồng công thì mức độ tăng trưởng của TQ năm 2018 chỉ khoảng 1,8% (!)
Nhiều nhà quan sát cho thấy: chế độ Cộng sản trá hình của TQ có dấu hiệu sụp đổ.
Ta hãy cùng nhau phân tích từng khía cạnh:
Xã hội Trung Quốc ngày càng lộ rõ những mâu thuẫn sâu sắc. Một sự khủng khoảng sâu rộng trên khắp các lĩnh vực từ kinh tế đến chính trị, môi trường, văn hóa, đời sống… Mặc dù đã rất nỗ lực trong việc che mắt người dân trong nước và quốc tế, nhưng ĐCS Trung Quốc cũng không che đạy được sự thật phơi bày cuộc suy thoái toàn diện đang diễn ra. Điều đó cho thấy dấu hiệu sự sụp đổ toàn diện của Trung quốc.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sau 40 năm được ưu ái từ chính quyền Washington, Trung quốc đã giở những ngón truyền thống: GIAN LẬN THƯƠNG MẠI, ĂN CẮP CÔNG NGHỆ CAO, GIĂNG BẪY NỢ ĐỂ VƠ VÉT TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN của những nước nhược tiêu nên nền kinh tế đã đạt được nhiều chỉ số phát triển ấn tượng. Tuy nhiên, đằng sau “kỳ tích kinh tế” ấy là những nguyên nhân không mấy vẻ vang, là sự đánh đổi không tương xứng với nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt và nguồn nhân lực bị bóc lột kiệt quệ.
Mô hình kinh tế mà Đảng dẫn dắt không tôn trọng những quy phạm đạo đức cơ bản của thương trường, Nhờ đó mà Trung Quốc thu được lượng ngoại hối rất lớn, đồng thời phát triển nhanh chóng ngành công nghiệp sản xuất, trở thành quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, mô hình kinh tế vô đạo đức đã tạo ra sự hỗn loạn, không bền vững ở cả trong và ngoài nước. Biểu hiện phồn vinh được tạo ra do tăng trưởng nhanh chóng giống như xây lâu đài trên cát, lúc nào cũng có thể bị hủy chỉ trong một sớm một chiều. Với sách lược “đòi lại công bằng trong kinh doanh” của Mỹ, nền Kinh tế Trung Quốc đang bắt đầu tiến vào thời kỳ khủng hoảng mạnh, trả giá cho mô hình phát triển bất chấp thủ đoạn.
Biểu hiện dễ thấy nhất là việc Trung Quốc đang ngày càng thất thế, lao đao trước cuộc chiến tranh thương mại với nước Mỹ. Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố khai mào cuộc chiến để thiết lập lại trật tự thương mại thế giới vốn đang bị Trung Quốc bóp méo. Vậy là kinh tế Trung Quốc rơi vào suy thoái mạnh.
Sản xuất đình trệ, đơn hàng xuất khẩu sụt giảm: Ngành sản xuất hàng loạt của Trung Quốc trong những tháng cuối năm 2018 đạt tốc độ tăng trưởng yếu nhất trong vòng 2 năm, chủ yếu do nhu cầu xuất khẩu và nhu cầu sử dụng trong nước giảm.
Xuất hiện làn sóng sụp đổ doanh nghiệp tư nhân: Ngày 22/10, trang NetEase công bố con số 5,04 triệu doanh nghiệp Trung Quốc đóng cửa trong nửa đầu năm 2018. Trong đó, có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp như luyện kim, gia công cán ép, khai thác than, sản xuất hóa chất, dệt may, công nghiệp chế biến nông-thực phẩm, giày dép. Chiến tranh thương mại được coi là nguyên nhân cuối cùng khiến cho nhiều doanh nghiệp đóng cửa.
Làn sóng thất nghiệp không ngừng gia tăng: Làn sóng đóng cửa doanh nghiệp tư nhân đã khiến một số lượng lớn lao động từ các vùng nông thôn l/v ở các khu công nghiệp phải về quê. Hiện tại, thâm hụt quỹ lương hưu và bảo hiểm y tế tại Trung Quốc đã rất lớn, cộng thêm việc doanh nghiệp đóng cửa làm nạn thất nghiệp bùng phát có thể là cú sốc gây bất ổn xã hội trên diện rộng.
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài tháo chạy: Các khoản áp thuế của Mỹ đã khiến chuỗi cung ứng thay đổi, nhiều doanh nghiệp nước ngoài rời khỏi Trung Quốc, trong số đó có các tên tuổi quốc tế như Seagate Technology, Samsung Electronics, Toshiba, Sony, Asahi Kasei, v.v…
Trung Quốc đang phải gánh chịu những khoản nợ khổng lồ: Báo cáo đánh giá của IMF cho thấy do chính sách kinh tế Trung Quốc quá phụ thuộc vào tín dụng dẫn đến khoản nợ khổng lồ, đã đạt đến một mức độ nguy hiểm, đang tiềm ẩn cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo.
Thị trường chứng khoán chao đảo: Kể từ khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung nổ ra, chỉ trong bốn tháng thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục đã sụt giảm 27%. Làn sóng tháo chạy trên các thị trường tài chính Trung Quốc làm dấy lên các lo ngại về viễn cảnh thị trường chứng khoán của Trung Quốc đang hướng đến sự sụp đổ. Khoảng 100 triệu nhà đầu tư nhỏ lẻ ở Trung Quốc đang rất bi quan về thị trường chứng khoán.
Tín hiệu thị trường suy thoái toàn diện cho thấy một thời kỳ khắc nghiệt của nền kinh tế Trung Quốc chỉ mới bắt đầu, tình hình khó bình ổn. Đặc biệt, tình hình dự liệu còn xấu hơn, dẫn đến suy thoái toàn diện khi Chính phủ Mỹ lên kế hoạch tăng thuế quan từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ đô la Mỹ hàng Trung Quốc từ tháng 01/2019, và không ngại đẩy cuộc chiến lên đến mức đánh thuế toàn bộ hơn 500 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc nếu nước này không đồng ý thay đổi hành vi ăn cắp bản quyền và tài sản sở hữu trí tuệ, dừng các chương trình trợ cấp công nghiệp, gỡ bỏ hàng rào thuế quan và mua thêm hàng Mỹ để giảm thâm hụt mậu dịch.
Hiện tại, chính phủ Trung Quốc khó có thể có đủ thời gian để chuyển đổi nền kinh tế từ phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư sang một nền kinh tế dựa trên trí thức sáng tạo, một nền kinh tế minh bạch và điều tiết theo quy luật thị trường. Nhiều bình luận đã chỉ ra, tự do hóa thị trường là lựa chọn duy nhất để đảo ngược tình hình suy thoái kinh tế Trung Quốc hiện nay. Tuy nhiên, cách thức nền kinh tế được vận hành hiện tại gắn liền với đường lối chính trị được ĐCSTQ xác lập, nếu chịu chấp nhận thay đổi tận gốc rễ thì đồng nghĩa giới lãnh đạo tối cao ĐCSTQ phải đối mặt với rủi ro chính trị nguy hiểm.
Khó khăn kinh tế cộng thêm áp lực từ chiến tranh thương mại khiến chính quyền ĐCSTQ như ngọn đèn trước bão. Khủng hoảng chấp chính đồng thời cũng dẫn đến bùng nổ mâu thuẫn nội bộ, khiến cho cuộc đấu đá quyền lực thêm mãnh liệt hơn. Mới đây, học giả tại Đại học Harvard cũng đề cập đén mâu thuẫn trong giới quan chức cấp cao của ĐCSTQ, về bầu không khí đấu đá dữ dội trong nội bộ Trung Nam Hải.
Từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, qua việc chống tham nhũng đã tấn công vào phe phái cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân từng khống chế chính trị Trung Quốc đến 20 năm, đồng thời cũng đè bẹp các bè phái chính trị khác.
Vì để giải quyết khủng hoảng kinh tế, chính quyền của Tập bắt đầu đẩy mạnh cải cách kinh tế, dùng kế sách bàn tay sắt để quét sạch các lĩnh vực lợi ích và địa bàn mà nhóm quyền quý trong ĐCSTQ đang nắm giữ.
Tuy nhiên, từng bước cải cách kinh tế đều khó khăn, đấu đá quyền lực và tranh giành lợi ích lại khiến cho ĐCSTQ tiếp tục phân hóa, không chỉ có tham quan thuộc phe phái Giang Trạch Dân phản kích lại Tập mà còn có cả nội bộ thế hệ đỏ thứ 2 (con cháu của các cựu lãnh đạo cấp cao trong ĐCSTQ) cũng bắt đầu rạn nứt. Nội bộ Bắc Kinh đã rơi vào cuộc tranh đoạt quyền lợi và đấu đá quyền lực một mất một còn.
Chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của ông Tập Cận Bình nhằm quét sạch tham quan nhưng thực chất là để thanh trừng nội bộ phe phái của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, trên thực tế sự tham nhũng hủ bại của quan trường Trung Quốc là vấn đề của thể chế, không thể giải quyết được.
Sự hủ bại của quan chức Trung Quốc cũng đã đạt đến cực độ khi đua nhau vơ vét, truy cầu thanh sắc vật dục, dâm loạn, không việc ác nào không dám làm. Trong tầng lớp cấp cao của Đảng, tình trạng tham nhũng đã trở nên công khai và phổ biến với những khoản tiền bị bòn rút lên tới hàng trăm triệu tệ, bất động sản lên tới hàng trăm căn, vàng bạc lên tới hàng trăm ký. Về căn bản, đã không còn ai tin tưởng vào đường lối của Đảng, mà chỉ lấy Đảng làm bình phong để mưu cầu lợi ích và quyền lực.
Mặc dù cuộc chiến chống tham nhũng đã lôi ra được những “con hổ và ruồi” làm tiêu điểm, nhưng đó là một cuộc chiến không hồi kết bởi tham nhũng của ĐCSTQ là toàn Đảng tham nhũng, cả chế độ tham nhũng. Tham nhũng đã trở thành quy tắc sinh tồn của Đảng. Sự hủ bại của ĐCSTQ là một trong những nhân tố chính khiến cho quá trình giải thể sẽ càng lúc càng nhanh.
Dấu hiệu sụp đổ của Đảng Cộng sản Trung quốc đã hiển hiện!