Phạm Minh Hoàng – Web Việt Tân
Ngày 14/9 năm nay đánh dấu một kỷ niệm buồn. Đó là việc tòa phúc thẩm Hà Nội kết án ông Nguyễn Văn Túc 13 năm tù giam và 5 năm quản chế. Nếu tính từ giữa năm 2017 khi xử cô Như Quỳnh thì cho đến ngày hôm nay, nhà nước Việt NamElementor đã tuyên 218 năm tù giam và 65 năm quản chế cho 21 người tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam.
Người bị nặng nhất là ông Lê Đình Lượng với mức án 20 năm tù giam và 5 năm quản chế. Nếu không có gì thay đổi thì ông Lượng sẽ được tự do vào năm 2042!
Bình luận với BBC sau phiên toà xử ông Lượng, luật sư (LS) bào chữa cho ông Lượng cho rằng có thể mức án 20 năm tù “là để răn đe những ai có ý định dấn thân tranh đấu”. Và đó cũng là điều mà ai cũng dễ dàng nhận thấy.
Quan sát trên dưới 40 phiên xử (hầu hết đều xử phúc thẩm), điều nhận thấy trước tiên là sự kiên cưởng của các bị cáo. Kiên cường qua những mẩu đối thoại mà tôi xin trích ra đây của người trẻ nhất là em sinh viên Trần Hoàng Phúc: “Ngày xưa bà Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã được chế độ VNCH xét xử bởi một phiên toà công khai và công bằng như thế nào. Vậy mà giờ đây chúng tôi lại không được nói, không được xét xử công bằng. Các ông cố cáo buộc tôi với những thứ hết sức phi lý”. Đến lời nói sau cùng, Phúc mai mỉa: “Tôi rất “hài lòng” về phiên tòa hôm nay. Phiên tòa hôm nay phản ánh đúng bản chất nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Phiên tòa hôm nay làm rạng danh chế độ chính trị Việt Nam. Phiên tòa hôm nay cho cả thế giới biết nền pháp chế và nhà nước pháp quyền Việt Nam!”. Phúc bị xử 6 năm tù giam và 4 năm quản chế. Năm nay em 24 tuổi.
Sự kiên cường không nhất thiết thể hiện qua lời nói, nhưng nó còn thể hiện qua ánh mắt khinh bỉ phiên tòa rừng rú như của chị Trần Thị Nga, của anh Lê Đình Lượng.
Sự kiên cường còn đến từ những người rất đỗi bình thường. Trong phiên tòa xử ngày 10/7/2017, LS Đinh Đăng Mạnh đã nói rằng mặc dù chỉ học đến lớp 6/12 nhưng anh Nguyễn Văn Điển đã trình bày vấn đề một cách rất khúc chiết, thứ tự, lớp lang. Một vài người theo dõi đã phải thốt lên rằng họ đã từng tham dự rất nhiều phiên tòa nhưng chưa bao giờ họ thấy có những bị cáo oai hùng như thế. Sự oai hùng này đã gây xúc động lên những người tham dự và mọi người đều có chung một cảm tưởng các bị cáo chính là những thẩm phán.Tuy nhiên, như đã nói ở trên, phiên tòa ngày 14/9/2018 gần như đã xử hết những người bị tạm giam. Phải chăng cộng sản đã kết liễu phong trào đấu tranh trong nước? Đúng là việc 21 anh chị em bị bắt là một tổn thất lớn nhưng tình hình có vẻ không thuận lợi cho nhà cầm quyền Hà Nội và đó là những “nguồn nhân lực” vô tận tiếp nối cho phong trào. Tình hình đó là:
– Liên tục sau các cuộc xuống đường phản đối họ Tập, phản đối Formosa, phản đối luật đặc khu và an ninh mạng, lúc nào an ninh cũng ruồng bắt người biểu tình, nhưng cho dù thế, số người tham dự biểu tình không hề giảm, trong đó đại đa số là thanh niên dưới 30, 35, nghĩa là sinh ra và lớn lên dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.
– Hiểm họa đất nước rơi vào tay Trung Quốc ngày một rõ nét. Gần đây nhất là chuyện cho phép lưu hành đồng Nhân dân tệ tại 7 tỉnh biên giới phía Bắc.
– Dự luật đặc khu đang tạo ra tranh cãi và trở nên tệ hại hơn khi chính bà Nguyễn Thị Kim Ngân, chủ tịch Quốc hội nói thẳng thừng: “Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật”. Điều này cho thấy đảng cộng sản ngày càng lộ rõ chân tướng thần phục Bắc triều và đang tạo ra làn sóng phản ứng ngay đối với những người xưa nay vẫn bênh vực các chính sách của nhà nước, trong đó có nhiều quan chức. Tình trạng “tự diễn biến” xem ra nguy hiểm hơn lúc nào hết.
– Ngược lại với các thành tích tô hồng, nền kinh tế Việt Nam thực sự ảm đạm. Nợ công tăng vùn vụt. Việt Nam đang trong giai đoạn vay tiền chỉ để trả nợ. Viễn ảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung ảnh hưởng xấu lên nền kinh tế yếu kém của Việt Nam. Vụ ký EVFTA xem như mờ mịt khi vụ bê bối Trịnh Xuân Thanh chưa được giải quyết. Tệ hại hơn, càng ngày người ta nhận thấy nền ‘kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa’ của Việt Nam là ‘không cùng cách hiểu với thế giới’ về kinh tế thị trường. Tất cả những thứ ấy đã khiến cho giới kinh doanh chán nản, nhiều người bỏ sang nước ngoài đầu tư.
– Cứ vài ngày lại xảy ra việc các đảng viên lãnh đạo các tập đoàn kinh tế gây tổn thất cả trăm ngàn tỉ tiền vay mà bản thân lại giàu sụ rồi tìm cách thoát ra nước ngoài sống? Rồi các tướng công an thay vì bảo vệ đảng lại tổ chức đánh bạc và rửa tiền cả ngàn tỉ.
Tổng hợp tất cả những “diễn biến hòa bình” trên có đủ là chất xúc tác đưa đến một cuộc cách mạng thay đổi thể thế chưa ? Câu trả lời chắc chắn là chưa vì nó chưa tác động lên suy nghĩ của đa số người dân, nhưng rõ ràng đó là những lý do khiến chúng ta có thể lạc quan về sự hưởng ứng của họ. Tình hình càng “diễn biến” thì khả năng tham gia của người dân càng khả quan. Chúng ta cần tìm ra phương cách thúc đẩy tiến trình này.
Cho đến ngày hôm nay, sự hy sinh của những anh chị em đấu tranh vẫn còn bị xuyên tạc và vẫn chưa có một sự liền lạc với đa số quần chúng. Đây không phải là điều hy hữu. Điều này đã từng xảy ra trong cuộc cách mạng Đông Âu những năm 90 thế kỷ trước. Đừng quên rằng trong suốt 10 năm, Solidarnosc không kết nạp được thành viên mới. Đừng quên rằng tám phút trước khi bỏ chạy, Ceaucescu vẫn đang chờ đợi dân chúng tán dương mình như đã làm thường xuyên. Chẳng có ai đoán được những gì đã xảy ra tại Liên Xô mùa hè 1991. Rồi những gì đã xảy ra ở Tunisia, Ai Cập, Libya, Myanmar… Cách mạng bất bạo động vẫn xảy đến với những yếu tố bất ngờ như thế.
Vừa qua tôi có đọc được một bài viết trên mạng với nội dung là giới đấu tranh hãy đến với người dân để tìm cách kết hợp và giúp đỡ lẫn nhau thay vì phê phán sự thụ động của họ. Tôi nghĩ đây là một ý tưởng đáng suy nghĩ vì nó khả thi và dễ tạo được sự đồng thuận của mọi tầng lớp hầu tạo thêm nhiều thuận lợi cho tiến trình dân chủ hóa và đó cũng là cách tốt nhất để tri ân những hy sinh của các tù nhân lương tâm.
CHÚNG MÀY CHỈ BIẾT CẦU NGUYỆN VÀ CHỬI RỦA, CÒN CHẢ BIẾT LÀM GÌ HƠN… NHỤC QUÁ HOÀNG ƠI, QUÁ NHỤC… EM MÃI CHẾT NƠI XA XỨ