Cảnh Sát Biển Việt Nam từ ‘Cục’ lên ‘Bộ Tư Lệnh’

- Quảng Cáo -

canhsatbienTin từ trong nước thì lực lượng Cảnh Sát Biển CSVN được đổi tên từ ‘Cục Cảnh Sát Biển’ thành ‘Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Biển’ và đổi cả tên gọi bằng Anh ngữ.

Theo nghị định mang số  96/2013/NĐ-CP do ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký, cơ quan cảnh sát bảo vệ vùng biển của Việt Nam coi như được “nâng cấp” thành một tổ chức to hơn, quan trọng hơn khi trở thành một bộ tư lệnh. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 12/10/2013.

Trong nghị định nói trên, tên tiếng Anh của nó trước đây là “Vietnam Marine Police” nay được đổi thành “Vietnam Coast Guard” (lực lượng phòng vệ bờ biển) giống tên gọi của nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Úc, Singapore, Indonesia, Nam Hàn v.v…

Nhiệm vụ của Cảnh Sát Biển CSVN được mô tả là “tham gia quản lý, giám sát hoạt động nghề cá”, “duy trì trật tự, an toàn, an ninh trên biển.”

- Quảng Cáo -

Khác với Cảnh Sát Biển của nhiều nước là cơ quan bán quân sự thuộc cơ quan Cảnh sát, khi đổi tên, lực lượng Cảnh Sát Biển của Việt Nam vẫn là một bộ phận trực thuộc Bộ Quốc Phòng CSVN như trước đây. Bởi vậy, trong cái nghị định 96/2013/NĐ/CP, điều 3 vẫn nói rằng “Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội về quản lý nhà nước đối với lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.”

Nói cách khác, Cảnh Sát Biển CSVN chỉ có thay tên cho phù hợp với khả năng ngày càng được tăng cường nhân sự và tàu tuần, nhưng không đưa cơ quan này sang Bộ Công An hay cảnh sát như các nước khác.

 

thatnghiep-1_3f560Sinh viên sư phạm thất nghiệp trầm trọng

Tin các trường ở Việt Nam đang thiếu hàng chục ngàn thầy cô giáo trong mùa khai giảng năm nay đã làm bùng nổ dư luận tố cáo tiêu cực trong ngành giáo dục.

Trong khi đó báo mạng Việt Nam Net trích dẫn thư của hàng trăm bạn đọc tự xưng là thầy cô giáo và sinh viên sư phạm mới ra trường còn đang thất nghiệp, bác bỏ nguồn tin nói các trường đang thiếu giáo viên. Họ cho rằng thực tế cho thấy, hàng ngàn sinh viên đã tốt nghiệp trường đại học sư phạm đang “chờ dài cổ mà không tìm ra việc.” Tình trạng này, theo Việt Nam Net, đang lan rộng tại nhiều tỉnh như Nghệ An, Thanh Hóa, Đồng Tháp, Đắk Lắk, Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Bình… Tuy nhiên, nếu các sinh viên sư phạm muốn có một chỗ dạy “khiêm nhường” thì phải có sẵn không dưới 20 triệu, tương đương 1,000 đô, để may ra…

Trên thực tế, tình trạng thất nghiệp của sinh viên ngành sư phạm đã diễn ra gần chục năm nay, chứ không còn mới mẻ. Sinh viên sư phạm ra trường thất nghiệp nhiều đến nổi phải xin dạy trường tư hoặc chấp nhận làm nghề khác, nếu không muốn “ngồi không.”

Tình trạng “nhức nhối” này cũng đã diễn ra tại tỉnh Lạng Sơn từ nhiều năm nay. Liên tiếp 7 năm qua, trường Cao đẳng Sư Phạm tỉnh này đã đào tạo khoảng 300 sinh viên. Tuy nhiên, cũng từ đó đến nay, ngành giáo dục tỉnh Lạng Sơn chỉ tuyển mộ khoảng… 20 thầy cô giáo.

 

dungleubaovayNgười dân dựng lều, bao vây ép doanh nghiệp ngưng hoạt động

Trong tuần qua, hàng trăm người dân xã Lại Xuân huyện Thủy Nguyên, tỉnh Hải Phòng, đã kéo nhau ra căng bạt bao vây nhà máy sản xuất bột nhẹ, phụ phẩm đất đèn và gạch siêu nhẹ thuộc Hợp tác xã Cường Thịnh khi biết tin nhà máy này chuẩn bị chạy thử để đánh giá tác động môi trường.

Được biết, vào trưa ngày 23/08 có khoảng 30 người dân, đa số là phụ nữ và trẻ em, người già tổ chức đánh kẻng, trống, kéo đến trước cổng nhà máy căng bạt, giăng khẩu hiệu yêu cầu nhà máy ngừng sản xuất. Hôm sau nữa có thêm khoảng 100 người dân nữa kéo đến trụ sở nhà máy để phản đối. Đến tối thì có nhiều người dân bị ngất xỉu do hít phải khói độc nhà máy thải ra.

Mặc dù cán bộ xã đã giải thích và vận động nhưng người dân vẫn tụ tập, lập chòi ăn ở ngay trước cổng nhà máy. Ngày 25 tháng 8, dân chúng đã tự ý cuốc đường, không cho xe cộ cũng như cán bộ, công nhân ra vào nhà máy. Cán bộ thành phố đã đến họp với người dân và cuối cùng phải ra lệnh cho nhà máy tạm thời ngưng mọi hoạt động.

 

jason_kenney_chris_alexanderCanada chính thức xây Đài Tưởng Niệm Các Nạn Nhân của Chế Độ Cộng Sản Trên Toàn Thế Giới

Trong bản tuyên bố liên bộ ngày 23-08-2013, Bộ Trưởng Đa Văn Hóa Liên Bang Jason Kenney và ông Chris Alexander, tân Bộ Trưởng Di Trú cho biết chính phủ Canada đã quyết định cung cấp ngân khỏan 1 triêu rưỡi dollars để tổ chức Cống Hiến Cho Tự Do (Tribute to Liberty) xây cất tượng đài này ở thủ đô Ottawa, trên khoảng đất giữa Thư Viện, Văn Khố và Tối Cao Pháp Viện.

Theo Bộ trưởng Kenney thì “Một khi hoàn tất, đài tưởng niệm này sẽ nhắc các thế hệ tương lai lý do tại sao hàng triệu triệu người đã bị sát hại và gánh chịu các hoàn cảnh vô nhân đạo dưới bàn tay của các chế độ Cộng Sản. “Đi Tưởng Niệm sẽ là lời nhắc nhở để tất cả người Canada hiểu rằng tôn vinh các biểu tượng của Cộng Sản là nhục mạ quá khứ của các nạn nhân và chúng ta không bao giờ nên coi thường các giá trị cốt lõi của ta về tự do, về dân chủ, nhân quyền và về các quy định của pháp luật.

“Canada có một lịch sử đáng tự hào vì đã là nơi trú ẩn và chào đón các người tỵ nạn họăc các di dân, bao gồm những ai đào thoát khỏi sự áp bức của Cộng Sản. “Canada ngày nay là quê hương của các cộng đồng đã từng bị Cộng Sản thống trị. Họ thuộc nhiều quốc gia nguyên thủy khác nhau, và chính phủ chúng ta hân hoan hỗ trợ để đề án xây cất một tượng đài Canada tưởng niệm các nạn nhân Cộng Sản sẽ tiến gần hơn tới việc hòan thành ”

Tượng Đài dự trù sẽ được khánh thành cuối năm 2014 và mang tên “Đài Tưởng Niệm Các Nạn Nhân Chế Độ Cộng Sản” (A Memorial to Victims of Communism).

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here