Trịnh Xuân Thanh sẽ thoát án tử và được ‘trả lại’ Đức?

Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: AP
- Quảng Cáo -

Thiền Lâmbaocalitoday|

Phiên tòa “Thăng – Thanh” vào tháng đầu tiên của năm 2018 đã kết thúc với cái kết không đến nỗi quá tệ đối với Trịnh Xuân Thanh: chung thân chứ không phải tử hình, dù trước đó nhiều đồn đoán cho rằng Thanh sẽ phải nhận án tử ở ngay phiên tòa đầu tiên. Cũng bởi thế Trịnh Xuân Thanh – tuy nằm trong trại B14 của Bộ Công an nhưng có lẽ cảm nhận được tình thế đối ngoại không đến nỗi bế tắc – đang lóe lên một tia hy vọng rằng trong những tháng hoặc những năm tới, ông ta có thể được nhà cầm quyền Việt Nam “trao trả” cho phía Đức.

Thoibao.de – một trang tin của người Việt ở Đức, dẫn nhận định của Hãng thông tấn Đức DPA cho rằng, với khéo léo ngoại giao cũng có thể sẽ đạt được điều như sau, ông Thanh [ngồi tù] trong một vài năm thực sự có thể quay trở lại Berlin – mặc dù ông bị kết án tù chung thân. Do đó người ta có thể hiểu được, thay vì chỉ trích, Bộ Ngoại giao Đức ở Berlin đã tuyên bố: „Những quan sát mà chúng tôi nhận được từ trong phòng [dành cho báo chí theo dõi phiên tòa qua màn hình] thì phần lớn phù hợp với nhà nước pháp quyền, [theo nghĩa thực hiện đúng] những gì mà được ấn định trong Bộ luật hình sự Việt Nam.“…

Thái độ có vẻ mềm mại trên của Bộ Ngoại giao Đức là khác hẳn với sự cứng rắn trước đó khi nước này tuyên bố tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam vào tháng 10/2017, đồng thời củng cố thêm một giả thiết trước đó cho rằng có thể Tổng bí thư Trọng đã tìm cách hứa hẹn gì đó với người Đức để “vừa giải quyết đối nội vừa không phải trả giá đối ngoại”.

- Quảng Cáo -

Vào cuối tháng 11/2017, 4 tháng kể từ khi vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” kéo theo cuộc khủng hoảng Đức – Việt, một tín hiệu đầu tiên về khả năng Hà Nội có thể nhượng bộ Berlin mới hiện ra. Theo đó, VOA tiếng Việt cho biết phía Đức đã phản hồi sau khi Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng muốn “khẩn trương” xét xử vụ Trịnh Xuân Thanh. Một nguồn tin không muốn nêu tên trong Bộ Ngoại giao Đức nói rằng chính quyền Berlin “hiện vẫn trao đổi với chính phủ Việt Nam” về vụ ông Thanh. Khi được hỏi phía Hà Nội đã hồi đáp như thế nào trước các đề nghị Berlin đưa ra hồi tháng Chín, trong đó có yêu cầu Việt Nam xin lỗi và cam kết không lặp lại việc vi phạm pháp luật của Đức, nguồn tin ngoại giao này nói: “Việt Nam biết cần phải làm gì để sửa chữa thiệt hại đã gây ra và để từng bước đưa mối bang giao song phương trở lại quan hệ đối tác chiến lược”…

Kể từ tháng 10/2017 khi tạo nên cơn động đất khi đột ngột tuyên bố tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, đó là lần đầu tiên người Đức – dù chỉ là gián tiếp mà chưa có một thông báo chính thức nào – hé ra ý có thể phục hồi mối quan hệ này, do đó cũng mang lại một tia hy vọng cho giới chóp bu Việt Nam bị cáo buộc đã dùng lực lượng mật vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin vào cuối tháng 7/2017.

Bản án chung thân đối với Trịnh Xuân Thanh, cho dù ông Trọng hoàn toàn có quyền “tử hình” nhân vật này, cho thấy một khả năng đang dần lộ rõ: nhằm vớt vát thể diện trước người Đức, phục hồi quan hệ đối tác chiến lược với nước này và quan trọng không kém là nhằm vận động quốc hội các nước châu Âu bỏ phiếu thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA), Tổng bí thư Trọng đã tìm cách “cam kết” với Đức một vấn đề quan trọng nào đó.

Vấn đề đó là gì mà đã khiến người Đức tạm nguôi cơn giận dữ?

Chỉ có thể là chiếu theo yêu cầu bất di bất dịch của Nhà nước Đức về việc Việt Nam phải trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức, nhưng không hẳn để Đức làm thủ tục tị nạn chính trị cho Thanh, mà rất có thể chỉ làm động tác trục xuất cho đúng với thể thức một nhà nước pháp quyền. Còn trục xuất đi đâu, về Việt Nam hay sang một nước thứ ba nào đó thì chưa biết.

Hẳn đó là lý do để ông Trọng tự tin giữ riệt Trịnh Xuân Thanh, không chịu trả trước khi xử án, mà chỉ có thể trả lại sau khi Thanh đã hoàn tất các phiên tòa, kể cả một phiên tòa nữa sẽ được xét xử vào tháng Giêng năm 2018. Khi đó, Trịnh Xuân Thanh sẽ hết “giá trị sử dụng”, còn Tổng bí thư Trọng cũng sẽ vớt vát được “thể diện” của ông và nhìn về tương lai EVFTA.

Sau khi TPP đổ vỡ lần đầu vào đầu năm 2017 do Mỹ chính thức rút khỏi hiệp định này, chính thể Việt Nam chỉ còn EVFTA là hiệp định thương mại mang lại lợi lộc nhiều nhất ứng với đà xuất siêu của Việt Nam sang châu Âu lên đến 25 tỷ USD mỗi năm – gần bằng giá trị nhập siêu lên đến 30 tỷ USD hàng năm (chỉ tính theo đường chính ngạch, chưa kể khoảng 20 tỷ USD nhập siêu theo đường tiểu ngạch) của Việt Nam từ Trung Quốc.

EVFTA, mặc dù đã được hoàn tất đàm phán từ cuối năm 2015, nhưng còn phải trải qua thủ tục ký và bỏ phiếu, phê chuẩn ở nghị viện các nước châu Âu. Có đến 27 nước như vậy, mà chỉ cần một nước không đồng ý thì EVFTA coi như không thành và Việt Nam cũng “mất cả chì lẫn chài”.

Ngay trước mắt, Đức là nước đang có nhiều lý do đủ thuyết phục nhất để bỏ phiếu phủ quyết đối với EVFTA.

Vừa khai thác triệt để Trịnh Xuân Thanh nhằm “xử lý nội bộ”, vừa cù cưa, câu kéo vụ Trịnh Xuân Thanh để vận động châu Âu sớm thông qua EVFTA có thể đang là chiến thuật được Tổng bí thư Trọng tâm đắc./.

- Quảng Cáo -

10 CÁC GÓP Ý

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here