Chế độ CSVN đang tồn tại bằng gì?

- Quảng Cáo -

Tân Phong – Việt Tân

Phần 1: Xuất khẩu nô lệ và kiều hối

Xuất khẩu nô lệ: 11 tỷ USD/năm và hơn thế nữa!

Một báo cáo của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội – ông Đào Ngọc Dung về tình hình xuất khẩu lao động Việt Nam cho biết con số 126.000 lao động năm 2016 đã mang về một khoản ngoại tệ hơn 11 tỷ USD. Hơn 80% nguồn lao động này cung cấp cho thị trường lao động Bắc Á khu vực Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…

Con số lao động xuất khẩu 2017 là hơn 120.000 lao động và đang đóng góp một nguồn ngoại tệ cực kỳ quan trọng đối với Hà Nội trong bối cảnh áp lực trả nợ quốc tế tăng cao, kiều hối giảm sút, khủng hoảng trong lĩnh vực khai khoáng và thâm hụt thương mại gia tăng.

- Quảng Cáo -

Con số 11 tỷ USD trở thành nguồn ngoại tệ sống còn của thể chế, cao hơn nhiều số tiền xuất siêu nhờ hoạt động thương mại chỉ mang về hơn 3 tỷ USD trong số hơn 400 tỷ USD tổng xuất nhập khẩu quốc gia. Cùng với lượng kiều hối, tuy đã giảm mạnh, nhưng vẫn đạt hơn 7 tỷ USD/năm 2017, đã giúp cho thể chế CSVN kéo dài thời gian tồn tại và trả nợ quốc tế trong 3 năm tới.

Lần đầu tiên, sau 43 năm thống nhất, những người Việt Nam đã xếp hàng xin visa để sang Cambodia và Laos để tìm việc phổ thông trong ngành xây dựng đang phát triển ở những quốc gia mà bấy lâu nay trong tiềm thức bị người Việt coi rẻ, kinh thường.

Không có gì ngạc nhiên khi ở nhiều tỉnh thành Việt Nam, hệ thống chính quyền đặt mục tiêu xuất khẩu lao động là “nhiệm vụ chính trị”. Đặc biệt, ở các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh… nơi việc làm tại chỗ rất khó khăn. Thảm họa môi trường Formosa ảnh hưởng lớn đến cơ cấu kinh tế địa phương mà theo đánh giá sơ bộ của Bộ KHCN thì hơn 24.000 lao động mất việc làm và GDP mất 0.3% trong năm 2016 vì thảm họa này.

Thảm họa môi trường biển do Formosa gây ra khiến hơn 24.000 lao động mất việc. Ảnh: enternews.vn

Nguồn lao động xuất khẩu mang về một khoản ngoại tệ lớn là một miếng đất màu mỡ của Bộ LĐTBXH. Ngoài ra, hàng chục năm qua, các công ty phái cử của Bộ LĐTBXH luôn thu một khoản “đặt cọc”, chi phí nằm ngoài qui định của các thị trường nước nhập khẩu lao động. Số tiền này rất lớn khi mỗi lao động phải chi hàng trăm triệu đồng “thế thân” để được đi bán sức lao động ở “xứ giãy chết”.

Không ai biết số tiền “thế thân” này đi đâu và người lao động có nhận lại số tiền này sau hết thời gian làm việc, trở về nước hay không?

Số tiền lãi từ việc “chiếm dụng” khoản tiền “thế thân” bất hợp pháp này trong nhiều năm thì vào túi ai? Chắc chắn, số tiền khổng lồ này không thể nào các công ty phái cử của Bộ LĐTBXH nuốt trọn, nếu không muốn bị “móc họng” những quota “nô lệ” những năm tiếp theo.

Hầu hết, các gia đình có con em đi lao động nước ngoài đều phải thông qua các công ty phái cử (cò mồi của bộ LĐTBXH). Họ phải cầm cố nhà cửa, vay nợ lãi ngân hàng, tín dụng đen để nộp tiền “thế thân”.

Số tiền lương không đủ trả nợ sau khi bị cắt xén, khấu trừ các thuế loại thu nhập, các loại bảo hiểm… trước khi bị qui đổi sang tiền Việt theo tỷ giá “qui định” luôn thấp hơn thị trường tự do. Đối mặt với áp lực trả nợ, các lao động Việt Nam thường xuyên trốn ra ngoài để tìm việc lương cao hơn, tìm cách ở lại để kéo dài thời gian “cày trả nợ” và trộm cắp khi có cơ hội.

Thậm chí, họ được các “cò lao động chui” xúi bẩy, đưa ra các mức lượng cao để “nhử” người lao động trốn ra ngoài, phá vỡ hợp đồng, chấp nhận mất tiền cọc “thế thân”. Thực tế, rất nhiều người phải đối mặt với việc bị chủ ngược đãi, cắt phạt lương vô cớ, làm việc trong điều kiện không bảo đảm an toàn lao động, sinh sống trong môi trường tệ hại và có thể bị cảnh sát nước sở tại bắt giam, đánh đập và trục xuất bất cứ lúc nào nếu bị phát hiện…

Họ rơi vào bẫy của những đường dây buôn nô lệ ở thế kỷ 21 và bị cái gông cùm nợ nần ở quê nhà treo trên cổ, đáng sợ hơn cả án tử hình.

Hoàn cảnh tương tự đối với những cô gái Việt Nam ra nước ngoài dưới Hộ chiếu du lịch và ở lại làm việc trong các nhà thổ ở Malaysia, Thailand, Singapore, Nga, Rumani, các nước khối Đông Âu cũ…

Riêng ở Malaysia, năm 2012, cảnh sát nước này cho biết, gái mại dâm nước ngoài nhiều nhất đến từ Việt Nam, khoảng 5000 “nàng kiều” thường xuyên nhập cảnh dưới dạng du lịch mỗi năm. Con số này “tăng trưởng” nhanh chóng cùng với vấn nạn “cô dâu Việt” được giao bán trên mạng xã hội và chương trình tivi với giá niêm yết 3000-5000 USD để làm nô lệ tình dục. Đó là bức tranh chung của lao động Việt Nam ở nước ngoài.

Thảm trạng này đã và đang biến những người Việt Nam thành nô lệ ở thế kỷ 21 cho những thị trường lao động trong nhiều thập kỷ qua và tạo ra một “thương hiệu quốc gia” mang đặc trưng “định hướng xã hội chủ nghĩa” là ăn cắp và đĩ điếm.

Một ước tính khoảng ½ triệu gái mại dâm, “cô dâu Việt” trên khắp gầm trời trên thế giới, hàng năm mang về cho CSVN con số ngoại tệ không hề nhỏ. Đằng sau những ngôi nhà lầu khang trang ở những miền quê chiêm trũng như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hải Phòng… là những bi kịch thảm khốc, cay đắng của những cô dâu và “nàng kiều” xứ Việt nhưng lại được chính quyền sở tại tự hào về thành tích “xuất khẩu nô lệ” ngày. Sự “thịnh vượng” giả tạo được xây trên những trả giá ô nhục đầy máu và nước mắt người con gái Việt Nam.

Năm 2013, một báo cáo của tổ chức chống buôn người có tên “Liên minh bài trừ nô lệ mới Châu Á – CAMSA” có trụ sở tại Mỹ, đã công bố điều tra về 15 người phụ nữ Việt bị lừa bán sang Nga và bị ép bán dâm tại nhà thổ của một tú bà có tên Nguyễn Thúy An. Trước chứng cứ điều tra của CAMSA và sự can thiệp của Mỹ, tú bà Nguyễn Thúy An đã phải trả lại giấy tờ cho 15 người phụ nữ trong danh sách và đưa họ về Việt Nam.

Cảnh lao động chui bị cảnh sát Nga bắt giữ trong một cuộc truy quét.

Tham tán công sứ của đại sứ quán Việt Nam tại Nga là Nguyễn Đông Triều, người được cho là có quan hệ mật thiết với tú bà Nguyễn Thúy An đã tránh né công luận. Sự việc dần đi vào quên lãng. Theo CAMSA thì có hàng chục ngàn lao động Việt Nam tại Nga theo dạng “chui”, bị lừa bán vào các công xưởng lao động cưỡng bức và nữ giới có nhan sắc thì trở thành gái điếm.

Vấn nạn nhức nhối này từ những năm 90 của thế kỷ trước, khi Liên Xô sụp đổ, thế giới mafia Đỏ tại “thành trì Cộng sản quốc tế” lên ngôi. Hệ thống ngầm giữa quan chức cảnh sát Nga “tự diễn biến” và đại sứ quán các nước có những hoạt động phi pháp trong đó Việt Nam là “đối tác truyền thống” được xây dựng rất vững chắc.

Năm 2008, truyền hình Nam Phi SACB đã công chiếu đoạn video về việc tùy viên đại sứ quán Việt Nam ở Nam phi là Vũ Mộc Hoa giao dịch buôn bán sừng tê giác với những kẻ buôn bán động vật quí hiếm trong danh sách CITEs cùng phương tiện vận chuyển là chiếc xe của tham tán thương mại Phạm Công Dũng.

Sự kiện này, sau đó, nhanh chóng “chìm xuồng” khi Việt Nam triệu tập bà Mộc Hoa về nước để “làm rõ”. Năm 2017, sự kiện mật vụ Việt Nam vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay ở Berlin cho thấy Việt Nam đã xây dựng những hệ thống an ninh mật vụ ở các sứ quán để có khả năng thực hiện các việc làm trái pháp luật. Thậm chí, họ bất chấp những hoạt động phạm pháp ở mức độ nguy hiểm cao nhất.

Hầu như tất cả hoạt động buôn người, cấp visa, giấy tờ giả, chuyển tiền, buôn lậu,… đều có sự bảo kê và hỗ trợ của hệ thống mật vụ tại các sứ quán Việt Nam ở các nước. Hệ thống ngầm buôn người và hàng lậu này nằm trong tay Bộ Công An và Tình báo Quân đội kiểm soát, mang về nguồn lợi khổng lồ cho các tướng tá trong ngành và các Ủy viên BCT qua nhiều thời kỳ. Đồng thời, đây là nguồn thu ngoại tệ quan trọng của nhà cầm quyền Việt Nam.

Thời gian qua, mạng xã hội xôn xao về một thiếu gia còn rất trẻ, cháu nội của tướng Giáp, sở hữu những bộ sưu tập siêu xe và đồng hồ hàng chục triệu USD, được cho là đầu mối quan trọng của đường dây buôn lậu kim cương, hàng xa xỉ ở Châu Âu về Việt Nam. Đây chỉ là một “‘ví dụ’ be bé, xinh xinh” của những tư bản Đỏ giàu có “nứt đố đổ vách” bắt nguồn từ thể chế độc Đảng và tham nhũng quyền lực.

Kiều hối: Khúc ruột ngàn dặm có giá trăm tỷ USD

Một con số ước tính tương đối chính xác cho lượng kiều hối Việt Nam từ sau năm 1986 là thời điểm Việt Nam “mở cửa” cải cách kinh tế và thu hút nguồn ngoại tệ kiều hối của cộng đồng người Việt hải ngoại đầu tư về Việt Nam cho tới nay vào khoảng 120 tỷ USD.

Thật kỳ lạ là con số này khá tương đương với lượng USD được quan chức cộng sản chuyển ra nước ngoài để mua bất động sản và gửi nhà băng. Đây hẳn là một nghiên cứu thú vị, đáng cấp bằng Tiến sĩ rất nghiêm túc nếu có điều kiện điều tra khách quan sự so sánh trùng lặp thú vị này.

Tất nhiên, không cần là một nhà nghiên cứu xã hội và kinh tế cấp độ tiến sỹ thì có thể thấy một lượng lớn kiều hối đã rót vào thị trường BĐS – nơi mà quan chức CSVN và giới thân hữu nắm giữ – đã mang lại một khoản ngoại tệ kếch xù cho những tư bản Đỏ.

Lượng kiều hối mang về trung bình hơn 11 tỷ USD/năm trong giai đoạn 2010-2015. Ảnh: Internet

Những đồng Mỹ Kim này không mang lại nhiều hiệu quả cho nền kinh tế quốc dân mà chạy ngược trở lại nơi chúng xuất phát và nằm im trong những tài khoản bí mật ở Thụy Sĩ của những ủy viên Bộ chính trị hay trở thành “vốn làm ăn” cho những “thái tử Đảng” thế hệ thứ 3 như Võ Trung. Cuối cùng, nguồn Tư Bản từ các nước XHCN lại quay trở về nơi chúng sinh ra và vòng quay của nó, làm giàu có thêm cho bọn “tư bản giãy chết”. Bọn tư bản thật là thâm độc biết chừng nào!

Lượng kiều hối đạt đỉnh vào những năm 2010-2015, khi mỗi năm mang về trung bình hơn 11 tỷ USD/năm, ngay cả ở thời kỳ suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất đã giúp cho CSVN nguồn ngoại tệ mang tính quyết định cán cân ngoại hối quốc gia, bên cạnh nguồn ngoại tệ thu được từ việc “xuất khẩu nô lệ”. Chỉ riêng ở hai lĩnh vực này, CSVN thu về hơn 20 tỷ USD/năm. Không phải là từ thặng dư thương mại xuất siêu, không phải là từ các ngành khai khoáng, dầu mỏ…

Đây mới là hai nguồn tiền ngoại tệ cơ bản nhất đảm bảo cho đến giờ thể chế CSVN vẫn tồn tại và khỏe re nhờ hút máu những người lao động xa xứ, những “nàng kiều” và cô dâu Việt Nam cũng như nhờ tình thương yêu Tổ quốc của cộng đồng hải ngoại trở về “xây dựng” quê hương.

Còn tiếp…

Tân Phong

Cùng tác giả:

- Quảng Cáo -

6 CÁC GÓP Ý

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here