Nên hiểu ‘Mật ước Thành Đô’ như thế nào?

Hội Nghị Thành Đô 1990
- Quảng Cáo -

Lê Anh Hùng Blog – VOA

Hội nghị Thành Đô là một chủ đề gây rất nhiều tranh cãi ở Việt Nam cũng như trong các cộng đồng người Việt hải ngoại suốt nhiều năm qua.

Chỉ 4 ngày sau khi được Đại sứ Trung Quốc thông báo, ba nhà lãnh đạo Việt Nam là TBT Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng đã có mặt tại Thành Đô (thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) vào đúng ngày Quốc khánh lần thứ 45, trong khi Đặng Tiểu Bình thậm chí không thèm xuất hiện như lời hứa hẹn lấp lửng ban đầu.

Bối cảnh

- Quảng Cáo -

Cuối thập niên 1980, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu bắt đầu chao đảo trước khi sụp đổ hàng loạt.

Về phần mình, mặc dù đã thực hiện cải cách kinh tế từ sau Đại hội VI nhưng Việt Nam vẫn chưa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng trầm trọng về chính trị – kinh tế – xã hội vốn bắt đầu ngay từ năm 1975.

Lo sợ cho số phận của mình và tự huyễn hoặc “dù bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước XHCN”, một số nhân vật chủ chốt trong ban lãnh đạo CSVN, đứng đầu là TBT Nguyễn Văn Linh, đã quay sang ôm chân các ông chủ Trung Nam Hải, bất chấp thực tế là trước đó Bắc Kinh đã đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa năm 1974, phát động cuộc chiến tranh biên giới từ 1979 – 1989, thảm sát 64 quân nhân Việt Nam rồi chiếm đảo Gạc Ma năm 1988.

Mật ước Thành Đô?

Từ nhiều năm trước, trong dư luận đã lan truyền thông tin rằng kết quả Hội nghị Thành Đô là một bản mật ước, theo đó lãnh đạo CSVN đề nghị và lãnh đạo Trung Quốc đồng ý để Việt Nam trở thành một khu vực tự trị của Trung Quốc.

Đến tháng 5/2014, một số trang mạng thậm chí còn đăng tải nội dung của bản “mật ước” (được cho là do Hoàn Cầu Thời Báo và Tân Hoa Xã công bố): “…Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây….

Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.…”

Đâu là sự thật?

Ông Trần Quang Cơ năm 2015 và thời còn làm Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại

Trong cuốn hồi ký “Hồi ức và Suy nghĩ” của mình, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ đã tiết lộ: “Sau 2 ngày nói chuyện (3 – 4/9/1990), kết quả được ghi lại trong một văn bản gọi là ‘Biên bản tóm tắt’ gồm 8 điểm. Khi nghiên cứu biên bản 8 điểm đó, chúng tôi nhận thấy có tới 7 điểm nói về vấn đề Campuchia, chỉ có 1 điểm nói về cải thiện quan hệ giữa hai nước mà thực chất chỉ là nhắc lại lập trường cũ của Trung Quốc gắn việc giải quyết vấn đề Campuchia với bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.”

Nghĩa là, Hội nghị Thành Đô kết thúc song việc bình thường hoá quan hệ hai nước, điều mà ban lãnh đạo Việt Nam nóng lòng mong đợi, vẫn chưa chốt lại được. Vì thế, giả thuyết về bản “mật ước” kia rõ ràng là thiếu cơ sở.

Thậm chí ngay cả “Biên bản tóm tắt” 8 điểm nói trên cũng không được phía Việt Nam thực hiện đầy đủ. Nguyên nhân chủ yếu là do sự phản đối của Bộ Ngoại giao dưới quyền Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch, với sự đồng tình của một vài uỷ viên Bộ Chính trị khác, như Thứ trưởng Trần Quang Cơ đã thuật lại trong hồi ký. (Trong cuộc họp kiểm điểm về Hội nghị Thành Đô, Phó Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói: “…Mình bị nó lừa nhiều cái quá. Tôi nghĩ Trung Quốc chuyên là cạm bẫy.”)

Thiếu tướng

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

(Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc từ năm 1974-1987) cho biết là mặc dù cùng 19 cựu sỹ quan cao cấp khác ký tên vào bản kiến nghị yêu cầu minh bạch hóa Hội nghị Thành Đô song ông cũng không tin vào thông tin phía Trung Quốc đưa ra.

Đại tá Nguyễn Văn Tuyến (cán bộ tiền khởi nghĩa và là thành viên sáng lập CLB chống tham nhũng, tiêu cực của các vị lão thành cách mạng ở Hà Nội) cho chúng tôi biết là trong một cuộc gặp với Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh, khi ông đề cập đến “Mật ước Thành Đô”, ông Huynh khẳng định đích thân ông ta đã vào kho lưu trữ của đảng để tìm nhưng không hề thấy bản “mật ước” đó. (Lãnh đạo cộng sản nói thì không hẳn là đáng tin, song điều đó không có nghĩa là họ chưa bao giờ nói thật. Và sự khẳng định của nhân vật số 5 trong ban lãnh đạo Việt Nam phù hợp với logic ở trên, cũng như với một tài liệu được cho là của Ban Tuyên giáo Trung ương năm 2014 nhằm giải thích về Hội nghị Thành Đô.)

Toan tính gì?

“Người Trung Quốc làm gì cũng có tính toán.” Thông tin về “Mật ước Thành Đô” được Bắc Kinh tung ra ngay giữa lúc họ đưa giàn khoan HD981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 2/5 đến 15/7/2014. Rõ ràng, họ muốn qua đó để biện hộ cho hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam, gây chia rẽ trong ban lãnh đạo CSVN, khiến người Việt trong và ngoài nước bị phân hoá, và cuối cùng là làm suy yếu nỗ lực của Hà Nội trong việc chống lại hành vi ngang ngược đó.

HD981

Mặc dù nội dung cụ thể của “Mật ước Thành Đô” được Bắc Kinh “tiết lộ” vào thời điểm họ đưa giàn khoan HD981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhằm mục đích như chúng tôi đã đã chỉ ra, song thông tin về sự tồn tại của nó thì đã xuất hiện từ lâu. Vậy động cơ của họ là gì?

Quả thực, không khó để nhận ra toan tính của Bắc Kinh khi cho lan truyền thông tin về “Mật ước Thành Đô”. Đây thực sự là một mũi tên trúng nhiều đích theo đúng bản chất “thâm như Tàu” của họ: (i) khiến những người Việt tâm huyết với công cuộc chống bành trướng Trung Quốc nản lòng (do nghĩ rằng mọi nỗ lực đều vô ích bởi cái văn kiện bán nước kia); (ii) làm phân tâm những người chống hiểm hoạ Trung Quốc tại Việt Nam (thay vì lẽ ra cần tập trung vào việc vạch trần và ngăn chặn bàn tay tội ác của “nhóm lợi ích Tàu” trong bộ máy hiện hành thì họ lại phung phí thời gian và công sức vào việc tranh cãi hoặc lên án và đòi bạch hoá một chuyện không có thật trong quá khứ); và (iii) khiến cho người dân bình thường không tin tưởng vào truyền thông phi chính thống (khi thấy trên mạng toàn loan truyền những thông tin nhảm nhí).

Không chỉ nặn ra cái gọi là “Mật ước Thành Đô”, Bắc Kinh thậm chí còn dựng lên cả một câu chuyện kỳ bí qua tác phẩm “Hồ Chí Minh sinh bình khảo” của Hồ Tuấn Hùng. Theo đó, Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc – Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Sinh Cung (nguyên quán Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An), mà là Hồ Tập Chương, người Đài Loan. (Ngoài những mục đích nêu trên, điều này còn giúp dọn đường dư luận để “con ngựa thành Troy” Hoàng Trung Hải ngày càng “chui sâu, leo cao” và cuối cùng là thâu tóm chiếc ghế Tổng Bí thư.)

Không còn nghi ngờ gì, “Mật ước Thành Đô” là một câu chuyện bịa đặt nhằm phục vụ mưu đồ đen tối của Trung Nam Hải. Việc nhà cầm quyền CSVN không công khai Thoả thuận Thành Đô là vì đó không chỉ là một thất bại nhục nhã trong lịch sử ngoại giao Việt Nam, mà còn là bằng chứng không thể chối cãi về hành vi “cõng rắn cắn gà nhà”, “rước voi về dày mả tổ” của họ. Chỉ chừng ấy thôi họ đã bị lịch sử và nhân dân đời đời lên án, chứ đừng nói đến chuyện mưu toan biến Việt Nam thành một bộ phận của “đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”.

Ngoài ra, ngay cả khi “Mật ước Thành Đô” là sự thật đi nữa thì nó cũng không có giá trị pháp lý, bởi nó không tuân theo những trình tự pháp lý thông thường của một hiệp ước giữa hai quốc gia. Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười hoàn toàn không đủ chính danh để đóng dấu hiệu lực vào một hiệp ước vô cùng hệ trọng như thế. Trong khi đó, những người ký kết “mật ước” đó hoặc đã chết, hoặc gần như không còn ảnh hưởng trên chính trường, nên nó lại càng vô giá trị.

Trong một bài viết trước đây, chúng tôi đã chỉ ra rằng, nếu các bản tuyên bố chung Việt – Trung xưa nay luôn được Hà Nội thực hiện đúng thì Việt Nam đã trở thành “một bộ phận không thể tranh cãi của Trung Quốc” từ lâu, chứ chẳng cần phải đợi đến khi “Mật ước Thành Đô” được thi hành. Điều này không xẩy ra bởi thực tế là trong ban lãnh đạo Việt Nam luôn tồn tại những thành phần ý thức được hiểm hoạ phương bắc mà Bắc Kinh chưa thao túng được (chẳng hạn như Nguyễn Cơ Thạch và Võ Văn Kiệt trong “Hồi ức và Suy nghĩ”), bên cạnh áp lực từ một công chúng vốn ngày càng bộc trực và “dị ứng” với những gì liên quan đến Trung Quốc.

Bất luận thế nào, việc đất nước chúng ta ngày càng bị các gọng kìm của Đại Hán siết chặt như hiện nay không phải là vì “Mật ước Thành Đô” kia, mà chính là vì 90 triệu người Việt, đặc biệt là những tinh hoa của giống nòi, đã làm chưa đủ để bảo vệ giang sơn gấm vóc mà tổ tông đã đổ bao máu xương để dựng xây, gìn giữ./.

- Quảng Cáo -

26 CÁC GÓP Ý

    • Có bác yêu qúy thằng tập chứ dân VN ai thích trung cộng mà chia rẽ.
      bác hãy suy nghĩ ngày 17 tháng 2 năm 79 giờ trong lịch các em học còn tre giấu ko có

    • Day chi la nhung hanh dong ma minh nhin thay,con nhung am mui sau xa ,kich dong .xuyen tac ,chia re ,neu chi thay hinh anh tren mang se de hieu lam va danh gia sai .
      Ko biet cac bac da doc bai viet o tren chua hay chi doc loi binh luan thoi!

    • Hahah thời này thời nào rồi xuyên tạc là cái gì ăn được ko . Hội nghị thành đô kí cái gì mà cứ phải lấp liếm . Sự thật thì có che thế nào cũng bị đưa ra ánh sáng trước toàn dân

    • Hao Le My dù cái hiệp định thành đô có là sự hay ko thì chúng ta vẫn phải đề phòng cảnh giác cao với trung quốc.
      Vì thời đi chăng nữa thì nó lúc nào nó thôn tính xâm chiếm đất liền biển đảo.VN
      Còn như bác nói chia rẽ bọn trung cộng thì nên hay ko.bác đã từng biết rõ năm 79 trung quốc đánh 6 tỉnh phía Bắc sao Việt nam ko dám nói trung quốc mà nói lính phương Bắc.đến bây giờ ko có ngày tưởng nhớ những chiến sĩ và bié bao người dân hy sinh.
      hay tàu có trung quốc đâm tàu cá VN chìm.vậy mà tàu lạ ko dám nói tàu trung quốc.có lú nào bác nghe báo đài nói về 64 chiến sĩ đã hy sinh trên đảo gạc ma ko.
      Mong bác suy nghĩ bằng cả trái tim và sự thật.

  1. Chuyện mật ước Thành đô và Hồ chí minh = Hồ Hẹ nghe rất huyền hoặc, bí hiểm, giống truyện trinh thám, kích thích trí tưởng tượng.

  2. Khỏi cần biết có Mật ướt Thành Đô gì cả, mà giờ đây bọn Tàu đã ở đầy trên nước VN rồi, chính quyền thì khuất phục, sợ sệt nó, có nơi còn cấm dân Việt đến nữa kìa.

  3. Quan trọng nhất là Ý chí thoát Trung của toàn dân, đảng có ký 10 mật ước cũng không có giá trị pháp lý, và Dân có quyền bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cho dù đảng đã ký nhượng bộ

  4. 原标题:中越关系的转折点――成都会议
    二、相逢一笑泯恩仇――中越关系正常化
    20世纪70年代末期,越南出兵柬埔寨。1979年,中越关系降至最低点。1986年12月,阮文灵担任越共中央总书记。随着国际形势的变化,特别是东欧剧变、苏联解体后,阮文灵调整政策,寻求与中国关系的正常化。
    经过中越双方秘密联络,1990年9月3日至4日,阮文灵偕同越南部长会议主席杜梅,与中国领导人在成都举行了会晤,这成为中越关系正常化的转折点。1991年11月,新任越共总书记杜梅等来华访问,两国宣布中越关系正常化。
    [1986年]
    十二月二十六日星期五阴雨
    阮文灵已在越共六大上当选越共总书记,接替于7月去世的原总书记黎笋。
    [1989年]
    八月二十六日星期六阴雨
    今天,越南宣布已从柬埔寨“全部撤军”。这为顺利解决柬埔寨问题创造了条件,也为中越关系正常化扫清了障碍。
    *中越关系的转折点――成都会议
    [1990年]
    六月六日星期三晴
    阮文灵总书记在越国防部会见了张德维大使。阮希望实现两国、两党关系正常化,并希望早日访华。
    八月二十六日星期日阴雨
    关于越共总书记阮文灵等越方主要领导人来华内部访问一事,我告江泽民同志,他表示完全赞成。
    八月二十七日星期一雨
    关于江泽民同志和我将会见阮文灵一事,我向邓小平同志汇报了。鉴于亚运会即将在北京举行,而此次会晤涉及中越两国关系正常化,事关重大,为便于保密,会谈地点拟安排在成都。
    八月三十日星期四晴
    江泽民同志和我去成都与越共总书记阮文灵、越南部长会议主席杜梅内部会谈一事,已向越南发出邀请。现在就看越南如何答复了。
    九月二日星期日晴
    下午3时半,我乘专机从北京西郊机场起飞,6时左右到达成都机场。我们乘汽车经过20多分钟路程,到达金牛宾馆,省委书记杨汝岱在等。江泽民同志乘另一架专机晚我半小时到达成都。晚8时半至11时,我和江泽民同志就明天与越南方面会谈的方针交换了意见。
    九月三日星期一成都晴
    上午,我在江泽民同志处和他继续研究下午将与越方会谈的方针。
    下午2时左右,越共中央总书记阮文灵、部长会议主席杜梅和越共中央顾问范文同到达成都金牛宾馆,江泽民和我在1号平房迎接他们。阮文灵身着咖啡色西装,有些学者风度。杜梅身体还健壮,头发全白,穿一身蓝色西装。他俩都是七十三四岁的人,而范文同双目白内障视力极差,穿一身蓝色的干部服,像中国的老干部。
    下午,会谈开始,阮文灵先作了长篇讲话。虽然表示了尽快解决柬埔寨问题的愿望,并且说成立柬最高委员会是当务之急,不应排除任何一方,但又表示不愿干涉柬埔寨内部的事务。看来在柬埔寨问题上,阮文灵只想作一个原则的表态,而把重点放在了中越关系正常化方面。
    会谈一直持续到晚上8时,8时半才开始晚宴。在饭桌上,我和江泽民同志又分别做了杜梅和阮文灵的工作。
    九月四日星期二阴
    上午,我们继续与越南的领导同志开会。至此,会议所提出的问题应该说已经比较圆满地达成共识了,决定起草一份会议纪要。
    下午2时半,中越双方在金牛宾馆1号平房举行了签字仪式,双方分别由总书记和总理签字。这在中越关系上是历史性的转折。江泽民同志当场赠越南同志诗句“渡尽劫波兄弟在,相逢一笑泯恩仇”。这句诗出自鲁迅。对此,越南的同志表示高兴。
    下午4时,专机起飞回北京,6时10分左右到达。
    *中越关系实现正常化
    十一月五日星期二晴
    下午5时,江泽民同志和我在人民大会堂东门外广场为越南共产党总书记杜梅和部长会议主席武文杰访华举行欢迎仪式。接着,我们举行了会谈。杜梅在台湾问题上态度明朗。江泽民同志说,在两国关系经历一段曲折之后,中越两国领导人今天能坐在一起举行高级会晤,具有重要意义。这是一次结束过去、开辟未来的会晤,它标志着两国关系的正常化,必将对两国关系的发展产生深远的影响。杜梅说,越中两国关系正常化符合两国人民的愿望和根本利益,也有利于本地区和世界的和平与稳定。接着,举行了宴会。
    十一月六日星期三晴
    下午,我和越南部长会议主席武文杰会谈,气氛很好。我首先指出,江泽民总书记和杜梅总书记上午进行了很好的会谈,充分地交换了意见。在台湾问题上,武文杰表态不错。我在会谈中对债务、边界、难民等问题都点到了。双方同意以后再议。对越南提出新的项目贷款,我允诺先对越方的项目予以考察。关于柬埔寨问题,我指出,全面政治解决柬问题的协议已经在巴黎签署,执行协议尚需各方继续努力。
    十一月七日星期四晴
    下午,中越贸易协定和关于处理两国边境事务的临时协定在钓鱼台国宾馆签署。两国党政领导人出席签字仪式,然后,我同江泽民同志与杜梅和武文杰话别。他们将前往广州、深圳等地访问。
    *越共七大召开
    [1991年]
    六月二十九日星期六
    越共七大闭幕,杜梅当选总书记,阮文灵、范文同为顾问。越共七大总的基调是坚持社会主义,搞经济改革,主张越苏、越中友好。这一会议精神有利于中越关系的改善。
    七月三十日星期二北京晴
    下午,我会见越南党中央特别代表黎德英与红河。他们要求举行中越高级会晤。我说为了使两国人民有所准备,东盟其他国家不至于产生疑虑,中越应先进行副外长和外长级会晤,至于高级会晤,中方认为原则上没有问题。明天江泽民总书记将向他们作正式答复。关于中越经济关系正常化,可以在平等互利的原则下,由双方对口单位协商解决,中国对贸易、通邮、通航、银行结算、恢复陆上交通均持积极态度。
    摘自《李鹏外事日记》 作者:李鹏 出版社:新华出版社

  5. sao lại có 1 doan chũ tàu Nó viết nhũng gì ai mà đọc duoc phải dịch đi chú Không dịch thì đang lam gì

  6. Dù cái mật uoc dó có thật hay không chúng ta cũng hãy cú chống TÀU Nếu không có diều kiện tích cục thì hãy chống bang cách tiêu cuc nhu khong dùng dồ tàu không coi phim tàu nhất là bỏ di 1 số tục lệ bát chuoc tàu

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here