Mặc cho tất cả những lời tự ca ngợi trong báo cáo chính trị trước Đại hội lần XIX của Chủ tịch Tập Cận Bình, có đầy đủ lý do để tin rằng nền kinh tế Trung Quốc chỉ mới bước vào giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi cơ cấu kéo dài. Để đạt được mục tiêu, Trung Quốc sẽ phải giải quyết ba mâu thuẫn.
Các Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc, năm năm một lần, là sự kiện hiếm hoi mà nghi lễ và giáo điều kết hợp với tổng kết quá khứ và chiến lược cho tương lai xảy ra cùng một lúc. Đại hội XIX, bắt đầu vào ngày 18 tháng 10, không phải là ngoại lệ.
Mặc cho sự chờ đợi những thay đổi có thể xảy ra trong ban lãnh đạo của Đảng – thường được thông báo vào cuối kỳ họp – báo cáo chính trị của Tập Cận Bình, trong ngày khai mạc, là một sự kiện có tác động lớn. Quan trọng hơn, nó nói về Đảng cũng nhiều như nói về Tập. Như Alice Miller, một nhà Trong Hoa học hàng đầu ở Stanford’s Hoover Institution, nhấn mạnh, báo cáo đã được soạn thảo một cách cẩn thận trong suốt một năm trời để truyền đạt sự nhất trí của cơ quan cao nhất của Đảng – Ban chấp hành Trung ương gồm 205 ủy viên.
Ba kết luận từ bài diễn văn của Tập có tầm quan trọng đặc biệt. Trước hết, “Tư tưởng Tập Cận Bình” đã được nâng lên ngang với “Tư tưởng Mao Trạch Đông”, làm cho Tập đứng cao hơn ba người tiền nhiệm của ông – Hồ Cẩm Đào, Giang Trạch Dân, và thậm chí là cả Đặng Tiểu Bình. Người ta đã viết nhiều về quá trình thâu tóm quyền lực sau khi Tập được bổ nhiệm làm Tổng bí thư vào tháng 11 năm 2012. Nhưng, độ cao này làm cho việc thâu tóm trở thành chính thức. Chỉ sau 5 năm nắm quyền, lãnh đạo Đảng đã đưa Tập trở thành một trong hai nhân vật lịch sử vĩ đại nhất của Trung Quốc thời hiện đại.
Thứ hai, báo cáo chính trị thể hiện niềm tin vững chắc về nước Trung Quốc, hiện đã bước vào “Kỷ Nguyên Mới”. Tuy nhiên, bằng cách nhấn mạnh câu châm ngôn của Trung Quốc, rằng “… chặng cuối của cuộc hành trình mới chỉ nửa con đường”, Tập cho người ta thấy một tương lai còn nhiểu tham vọng hơn.
Trung Quốc đặt ra hai mục đích – hoàn thành việc xây dựng cái gọi là xã hội thịnh vượng vừa phải vào năm 2035, và sau đó, thiết lập vị thế siêu cường của nước vào năm 2050. Khác với các những mục tiêu trong quá khứ, “mục tiêu một trăm năm kép” lần này (tương ứng với việc thành lập của Đảng vào năm 1921 và việc thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949) không có những con số cụ thể. Đấy là cái mà Tập gọi là Giấc mơ Trung Hoa.
Điểm thứ ba có lẽ là hấp dẫn nhất. Được mô tả dưới dạng “mâu thuẫn cơ bản” của Trung Quốc – một khái niệm Marxist, dùng để chấp nhận vấn đề cơ bản cần phải giải quyết. Mâu thuẫn cơ bản, mặc dù ngắn gọn và mơ hồ, tạo ra khuôn khổ cho cuộc thảo luận về rủi ro và cơ hội, về chiến lược và chiến thuật, cải cách và quản trị – tất cả sẽ định hình Trung Quốc trong tương lai có thể nhìn thấy được.
Tin nổi bật là, dưới sự lãnh đạo của Tập, lần đầu tiên, kể từ năm 1981, Đảng đã xem xét lại mâu thuẫn cơ bản của nước này. Trong khi mâu thuẫn trước đây là sự mất cân bằng giữa nhu cầu của người dân và “nền sản xuất lạc hậu” của Trung Quốc, thì mâu thuẫn hiện nay là sự căng thẳng giữa “phát triển chưa cân đối và chưa thỏa đáng” và “đòi hỏi ngày càng gia tăng của người dân về cuộc sống tốt đẹp hơn”.
Phát biểu về mâu thuẫn như thế không phải tự nhiên mà có. Nó báo hiệu sự thay đổi sâu rộng trong quan niệm mang tầm quốc gia – từ một nước đất nước đang phát triển, nghèo nàn sang xã hội ngày càng giàu có hơn, tập trung vào việc trở thành cường quốc. Nó cũng phù hợp với lời phê bình của cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo, tháng 3 năm 2007, nói rằng nền kinh tế Trung Quốc ngày càng trở nên “không ổn định, không cân đối, không có phối hợp, và cuối cùng là không bền vững”.
Bài liên quan:
– Hoàng Đế “Tập Cận Bình”!
– Tập Cận Bình, người cầm lái một Trung Quốc ngập nợ
– Diễn văn của Tập Cận Bình tại Đại hội cho thấy vai trò lãnh đạo của ông ta
Trong mười năm qua, hai kế hoạch năm năm – lần thứ XII, được ban hành vào năm 2011 và thứ XIII, được ban hành vào năm 2016 – cộng với một loạt những cải cách lớn được thông qua tại Hội nghị lần Thứ ba năm 2013, nhằm mục đích giải quyết những hiện tượng mất cân đối đáng lo ngại và thường xuyên xảy ra ở Trung Quốc. Báo cáo chính trị của Tập không làm thay đổi động lực chính của những nỗ lực này. Ý nghĩa thực sự là việc tái cân bằng hiện được đưa vào nền tảng ý thức hệ của Đảng. Nó là một trụ cột cơ bản của Tư tưởng Tập Cận Bình.
Việc báo cáo chính trị tập trung vào mâu thuẫn chủ yếu của Trung Quốc cũng làm xuất hiện những câu hỏi quan trọng về những vấn đề mà chiến lược dài hạn của Đảng đã bỏ qua. Trên mặt trận kinh tế nối lên ba “mâu thuẫn loại hai” sau đây.
Thứ nhất, căng thẳng đang diễn ra giữa vai trò của nhà nước và của thị trường trong việc hướng dẫn phân bổ nguồn lực. Đây là mâu thuẫn rõ rệt của các cuộc cải cách được đưa ra tại Hội nghị lần Thứ ba năm 2013, tức là Hội nghị tập trung vào sự kết hợp dường như không nhất quán của việc dành “vai trò quyết định” cho thị trường và sự ủng hộ trước sau như một với quyền sở hữu nhà nước.
Từ lâu Đảng vẫn tin rằng hai đặc điểm này của đời sống kinh tế là tương thích với nhau – gọi là nền kinh tế hỗn hợp mang màu sắc Trung Quốc. Báo cáo chính trị của Tập đánh giá cao mô hình sở hữu hỗn hợp và còn kỳ vọng vào nền kinh tế được dẫn dắt bởi các công ty lớn với năng lực cạnh tranh toàn cầu không ai sánh được. Tuy nhiên, nó che dấu vấn đề gai góc của công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước, tức là những cuộc cải cách có thể cần tiến hành nhằm giải quyết mâu thuẫn này và tránh vấn đề nợ nần như ở Nhật Bản.
Thứ hai, có sự căng thẳng giữa cung và cầu. Phù hợp với các tuyên bố gần đây của các quan chức cấp cao của Trung Quốc, báo cáo chính trị không làm ai nghi ngờ rằng cải cách cơ cấu bên phía cung là ưu tiên hàng đầu của những người làm chính sách kinh tế. Việc nhấn mạnh năng suất, đổi mới, cắt giảm năng lực dư thừa, và tiến lên theo chuỗi giá trị trong sản xuất và dịch vụ được nhấn mạnh là những thành phần chính trong nỗ lực này.
Đồng thời, báo cáo nhấn mạnh chi tiêu cho tiêu dùng và dịch vụ – hiện nằm trong danh sách những ưu tiên cho nền kinh tế đã được hiện đại hóa. Tuy nhiên, tập trung vào phía cung mà không chú ý đến nền tảng của nhu cầu tổng thể là sự cắt khúc làm người ta hoang mang và có thể là đáng lo ngại.
Có thể thấy mâu thuẫn loại cuối cùng trong sự tương phản giữa đường đi và đích đến. Mặc cho tất cả những lời tự ca ngợi trong báo cáo chính trị trước Đại hội lần XIX của Chủ tịch Tập Cận Bình, có đầy đủ lý do để tin rằng nền kinh tế Trung Quốc chỉ mới bước vào giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi cơ cấu kéo dài. Lĩnh vực dịch vụ đang phát triển nhanh chóng, nhưng vẫn còn trong giai đoạn phôi thai, chỉ chiếm 52% GDP. Chi tiêu của hộ gia đình, cũng đang tăng nhanh, nhưng vẫn chưa tới 40% GDP.
Trung Quốc có thể đang trên đường tiến tới Kỷ Nguyên Mới. Nhưng đích đến cuối cùng vẫn còn khá xa, còn nhiều mâu thuẫn phải giải quyết trong suốt cuộc hành trình.
—
Stephen S. Roach, cựu Chủ tịch của Morgan Stanley Asia và là chuyên gia kinh tế chính của công ty, hiện là cộng tác viên viên cao cấp của Yale University’s Jackson Institute of Global Affairs and giảng viên cao cấp tại Yale’s School of Management. Ông là tác giả của cuốn Unbalanced: The Codependency of America and China (tạm dịch: Mất cân bằng: sự phụ thuộc lẫn nhau của Mỹ và Trung Quốc).
Nguồn bản Anh ngữ: https://www.project-syndicate.org/commentary/xi-jinping-political-report-19th-congress-by-stephen-s–roach-2017-10
Thằng nầy lôi đầy chèm chết mẹ nó cho rồi