Lần đầu tiên tôi thấy ông Thủ tướng nói về “thể chế có vấn đề“. Nhưng ông ấy chỉ nói một nửa của vấn đề. Vì vấn đề quan trọng nhất là vì sao thể chế có vấn đề thì ông ấy lại không nói.
Thứ nhất, Hiến pháp trao quyền cho Đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội. Nghĩa là quyền lực chính trị độc quyền. Mọi hoạt động và sự vận hành của các thiết chế, những chính sách phải nằm dưới sự điều khiển, kiểm soát theo đường lối của đảng. Vậy nên trái ý đảng sẽ khó lòng làm ăn. Mà làm ăn với một ông nắm toàn quyền định đoạt sinh mệnh của mình thì ai dám hợp tác?
Thứ hai, Hiến pháp cũng lại ấn định “kinh tế nhà nước là chủ đạo”. Vậy mọi việc giao dịch làm ăn phải phụ thuộc và bị chi phối bởi thành phần kinh tế nhà nước.
Thứ ba, Hiến pháp cũng lại quy định, đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng do nhà nước đại diện chủ sở hữu. Nên mọi vấn đề liên quan đến đất đai đều phụ thuộc vào quyền lực nhà nước. Nên nếu đầu tư cơ sở hạ tầng hay tham gia làm ăn thì phải ngó trước nhìn sau, phải lo lót đủ kiểu mới có đất mà kinh doanh. Cái này ông Thủ tướng đã có lần nói rõ rồi.
Thứ tư, Toà án cũng nằm dưới sự kiểm soát và chi phối của đảng. Thế nên trái ý đảng thì cũng không xong. Ai dám kiện cơ quan hành chính ra toà, mà toà thì cũng lại bị lãnh đạo bởi đảng, cơ quan hành chính cũng chịu chung số phận nằm dưới sự điều hành của đảng. Vậy ai dám kiện nhà nước nếu toà án không độc lập? Mặc dù đảng cộng sản nắm quyền tuyệt đối như vậy, nhưng trớ trêu thay đảng lại không hoạt động bằng luật, mà bằng nghị quyết, cương lĩnh và điều lệ, những thứ không phải luật. Và cũng không có cơ chế để kiện đảng nếu chính sách của họ “có vấn đề”.
Thể chế nằm ở Hiến pháp, và tiếp đến là luật pháp cụ thể hoá cách thức tổ chức và vận hành của bộ máy nhà nước. Vì thế, thể chế có vấn đề chính là vấn đề của Hiến pháp, vì nó đã trao quyền và ấn định sự tuyệt đối của đảng cộng sản, khi tổ chức chính trị ấy có vai trò lãnh đạo toàn bộ nhà nước và xã hội một cách độc tôn, toàn diện. Nhưng lại không hề có bất cứ cơ chế nào để kiểm soát đảng bằng luật pháp.
Đấy chính là vấn đề của thể chế. Muốn thay đổi thể chế, phải thay đổi Hiến pháp. Lúc đó Hiến pháp phải quy định một mô hình và cách thức vận hành thể chế khác để giải quyết vấn đề của thể chế hiện tại.
Nguồn: Fb. Luân Lê
Thể chế không còn phù hợp nữa thì nên thay đổi cho phù hợp thủ tướng ơi
Rồi hứa sửa sai . rồi đâu cũng vào đó .
Bây giờ mới biết thì quá muộn pac
Lại ông này có vấn đề
Ông nay oc bo
Có vấn đề thì phải sửa mà càng sửa càng sai.
Ong co biet me gi dau
DM thang cec nao the?
Ko biết mà làm được thủ tướng còn cái lũ cho mình là giỏi thì đi cọ tolet