Báo cáo của Tổ chức Freedom Now về tình hình nhân quyền Việt Nam
Tổ chức Freedom Now vừa gửi một bản đệ trình rất dài cho Cao ủy nhân quyền Liên quân, trong đó trình bày về tình hình tại Việt Nam khi cho rằng Hà Nội có một lịch sử được ghi nhận rất rõ ràng trong việc tùy tiện giam giữ những người thực thi một cách chính đáng các quyền con người cơ bản của họ. Mặc dù Việt Nam chấp thuận một số khuyến nghị chung chung về tự do ngôn luận và tự do tôn giáo, nhưng họ đã bác bỏ các khuyến nghị cụ thể liên quan đến việc giam giữ tùy tiện.
Freedom Now là một tổ chức phi đảng phái, phi chính phủ hoạt động nhằm giải cứu các tù nhân lương tâm trên toàn thế giới, báo cáo này mô tả nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tùy tiện giam giữ, vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm các nghĩa vụ mà Việt Nam đã tự nguyện cam kết theo luật quốc tế, bao gồm cả các điều khoản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết, sử dụng bộ luật hình sự từ điều 79 đến 92, và điều 258 nhằm nhằm trừng phạt những người thực hành các quyền cơ bản, bao gồm cả quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và tự do tôn giáo. Tổ chức Freedom Now ghi nhận từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã kết án tù ít nhất 40 người kể cả các nhạc sĩ, blogger, nhà vận động nhân quyền và các nhà tổ chức hội đoàn độc lập đều đã và đang đối mặt với các cáo buộc an ninh quốc gia trong những năm gần đây.
Freedom Now đề nghị với Hà Nội là phải trả tự do ngay lập tức và chấm dứt truy tố các cá nhân theo các cáo buộc an ninh quốc gia. Sửa đổi các điều khoản của Bộ luật Hình sự, bảo đảm rằng những người bị buộc tội xâm phạm an ninh quốc gia được hưởng các tiêu chuẩn được quốc tế thừa nhận về tố tụng. Hà Nội cũng cần phải hợp tác, trả lời và tuân thủ đầy đủ các khuyến nghị của tất cả các đề nghị của các cơ quan thực hiện sứ mạng theo thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền, trong đó có Nhóm Công tác của Liên Hiệp Quốc về Giam giữ Tùy tiện.
Ngăn chận nhà máy gây ô nhiểm, dân Châu Xá bị côn đồ hành hung
Cảnh bình yên của người dân thôn Châu Xá, xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, Hải Dương mấy ngày nay đã dấy động lên, dân chúng khổ sở oán trách tham quan để côn đồ xã hội đen do công ty doanh nghiệp thuê mướn đàn áp hành hung bà con dân chúng trong thôn đêm 25-6 vừa qua.
Sự việc khởi nguồn từ đầu tháng 6 đến nay, khi người dân thôn Châu Xá tự động tổ chức ngăn đường, không cho xe của Cty TNHH Trường Khánh vào hoạt động vì nhà máy này sản xuất hóa chất, xả ra khí thải gây ô nhiễm môi trường.
Theo phản ánh của người dân tại đây, Nhà máy của Cty Trường Khánh được xây dựng từ cuối năm 2012 ở khu vực núi Công, thôn Châu Xá, bắt đầu đi vào hoạt động cách đây hơn 2 tháng. Trong khi hoạt động, nhà máy xả ra khí thải ô nhiểm có mùi rất hôi, khét gây hại cho sức khoẻ người dân. Người dân đã gửi đơn kiến nghị đến các cấp chính quyền đề nghị kiểm tra, giải quyết việc Cty này gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, Cty này vẫn tiếp tục hoạt động xem thường quyết định của chính quyền, dẫn đến việc từ ngày 13.6, người dân của thôn Châu Xá đã tổ chức biểu tình, tập trung chặn các đoàn xe chở nguyên vật liệu và phong tỏa nhà máy của Cty, vì dân mất tin tưởng quyền lực của chính quyền đối với doanh nghiệp.
Sự việc trở nên căng thẳng khi mới đây, đêm 25.6, lều bạt của người dân dựng lên làm chốt chặn bị nhiều đối tượng côn đồ bịt mặt mang theo gậy gộc tấn công. Những đối tượng này còn ném bom xăng vào để đốt lều bạt, một số xe máy của người dân bị đẩy xuống mương nước. Sáng hôm sau 26-6, người dân thôn Châu Xá đã tập trung tại trụ sở UBND xã, yêu cầu được giải quyết.
Tình hình hiện nay vẫn đang nóng. Rạng sáng ngày 27-6, để mở đường vào cho doanh nghiệp, một nhóm người lại đem theo máy ủi đến khu vực đường vào nhà máy Trường Khánh để ủi đất đá chướng ngại vật được người dân đổ trên đường, nên đã dẫn đến xô xát giữa nhóm người này với người dân. Dân chúng đã đẩy nghiêng chiếc xe ủi xuống mép đường trở nên bất khiển dụng.
Trước sự nổi giận của người dân địa phương, chính quyền xã Duy Tân phải lên tiếng thừa nhận là “kiến nghị của bà con là chính đáng”, đồng thới xác nhận Cty Trường Khánh xây dựng nhà máy, tổ chức sản xuất mà “chưa hề được cơ quan có thẩm quyền nào cho phép”.
Dù vậy, vẫn có quan chức nhà nước nói là “Làm gì có ô nhiễm? Làm gì có chuyện dân bị hành hung!?..” khiến lòng căm hận của người dân với chính quyền tiếp tục dâng lên. Sáng ngày, 28-6, trong lúc mưa gió to lớn, người dân Châu Xá vẫn tiếp tục lập chốt lều tập trung canh giữ, trong khi có tin chính quyền huyện Kinh Môn nhập cuộc, đang tập trung “điều tra làm rõ”, cũng như sẽ “xem xét trách nhiệm của lãnh đạo xã Duy Tân” về việc để doanh nghiệp đầu tư chui một nhà máy trên địa bàn.
Nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước, lên tiếng cho Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên
Trong những ngày qua ở Saigon người ta thấy xuất hiện nhiều truyền đơn ủng hộ cho hai sinh viên trẻ Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha.
Xin nhắc lại, ngày 3 tháng 11 năm 2012, cơ quan an ninh điều tra, công an Saigon và Long An họp báo đưa ra kết quả điều tra vụ án Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Thiện Thành về các hành vi tuyên truyền chống phá nhà nước, về việc rải truyền đơn tại Long An cùng với việc chế chất nổ.
Qua đó nhà cầm quyền gán ghép Đinh Nguyên Kha vào tội khủng bố cũng như một cách gián tiếp quy chụp Tuổi Trẻ Yêu Nước là khủng bố. Để lên án hành động phi nhân của nhà cầm quyền cộng sản, nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước phản đối bản cáo trạng phiên tòa sơ thẩm ngày 16 tháng 5 kết tội sinh viên Đinh Nguyên Kha 8 năm tù giam 3 năm quản chế và Nguyễn Phương Uyên 6 năm tù giam 3 năm quản chế, theo điều luật 88 bộ luật hình sự. Tuổi Trẻ Yêu Nước khẳng định đây là một phiên tòa phi nhân, bất chính, vi phạm bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền một cách trắng trợn khiến nhiều sinh viên cũng như 144 nhân sĩ trí thức đồng ký tên lên tiếng phản đối quyết liệt.
Hai thanh niên Phương Uyên và Nguyên Kha chỉ bày tỏ lòng yêu nước qua những bài thơ chống Trung cộng, những khẩu hiệu nói lên sự bất công áp bức của xã hội. Họ không có tội gì ngoài nguyện vọng được sống tự do và bảo vệ tổ quốc.
Tuổi trẻ yêu nước yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thả tự do cho hai sinh viên này ngay lập tức. Nhóm Tuổi trẻ yêu nước cực lực lên án nhà cầm quyền đã dùng nghiệp vụ khai thác và trấn áp một cách tinh vi ép cung thanh niên Đinh Nguyên Kha về tội khủng bố. Tuổi trẻ yêu nước kính mong các cơ quan nhân quyền, cơ quan truyền thông quốc tế và tất cả những người yêu chuộng hòa bình, công lý khắp nơi trên thế giới xin hãy cùng lên tiếng bảo vệ những người dân Việt Nam đang bị cầm tù vì thực thi quyền tự do ngôn luận, theo đúng tinh thần hiến chương nhân quyền của Liên Hiệp Quốc đã thành lập để bảo vệ một nền hòa bình chung cho nhân loại.
Chuyên gia Nhật chỉ trích dự án Bauxite của Việt Nam
Viết trên báo Nhật Asahi Shimbun, Tiến sĩ Ari Nakano từ Đại học Daito Bunka, nhận định rằng hai dự án bauxite Tây Nguyên sẽ thất bại, mà điều đáng nói khác là sẽ không có ai chịu trách nhiệm. Ngoài ra Tiến sĩ Ari Nakano cũng bày tỏ lo ngại về hiệu quả của các dự án điện hạt nhân mà Nga và Nhật đang làm tại tỉnh Ninh Thuận. Bà lo ngại về sự thiếu minh bạch tại Việt Nam và kêu gọi chính phủ Nhật xem xét lại quan hệ song phương. Tác giả là một chuyên gia về chính trị, ngoại giao và nhân quyền Việt Nam, cho biết bà trực tiếp phỏng vấn các nông dân ở tỉnh Đăk Nông và Lâm Đồng là hai nơi đang khai thác bauxite. Bà cho biết không cư dân nào nhận được giải thích rõ ràng về các mỏ bauxite, việc xây dựng và mở rộng nhà máy alumina, hay kế hoạch thu hồi đất, đền bù.
Bà nói mặc dù người dân đã khiếu nại về tác động môi trường, nhưng nhà nước không có biện pháp đầy đủ nào. Một số công nhân cũng không được trả lương đầy đủ, tạo nên nghi ngờ về hứa hẹn của nhà nước rằng dự án đem lại việc làm cho cộng đồng. Tác giả nhắc lại tin tức về sự chậm trễ trong việc xây nhà máy bauxite Lâm Đồng và việc phải dừng cảng Kê Gà, ban đầu định dùng để vận chuyển sản phẩm. Bà Nakano nói các trí thức Việt Nam chỉ trích dự án bauxite cũng phản đối các dự án xây nhà máy điện nguyên tử mà Nga và Nhật đang làm ở tỉnh Ninh Thuận. Bà kêu gọi chính phủ Nhật nên tìm hiểu tình hình ở Việt Nam và suy nghĩ lại khi hợp tác với một nhà nước chỉ vì lợi nhuận riêng, mặc kệ người dân phải đối mặt với nguy hiểm và nghèo đói.