Cuộc họp Trung ương 6, Khóa XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa bế mạc sau 4 ngày họp cuối tháng 10/2016. Về mặt nhân sự, sự kiện quan trọng nhất là bổ sung, thay đổi trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị hiện có 7 người (trước kia là 9 người), và thay đổi trong Bộ Chính trị hiện có 25 người. Trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị thật ra chỉ thay 5 người, vì ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước, và Lý Khắc Cường, Thủ tướng, sẽ ở nguyên vị thêm một nhiệm kỳ, nhưng điều quan trọng là sẽ phải dự kiến trước là ai sẽ thay thế 2 ông này vào Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2022.
Nét nổi bật nhất hiện nay trong bộ máy lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc là Tập Cận Bình nổi lên là người lãnh đạo số 1 có nhiều quyền uy nhất và cũng có nhiều tham vọng nhất. Đã 3 năm nay bộ máy tuyên giáo, truyền thông tô vẽ ông Tập Cận Bình thành nhà lãnh đạo kiệt xuất, đứng hàng thứ 3, sau Mao Trạch Đông và sau Đặng Tiểu Bình. Ông Tập có thể vượt lên đứng ở đỉnh cao nhất nếu như “Giấc Mộng Trung Hoa” biến Trung Quốc thành cường quốc số 1 thế giới trở thành hiện thực trong tương lai không xa.
Với chiến dịch “Diệt ruồi đả hổ” hơn 2 năm qua, bộ máy kỷ luật của ông Tập đã xem xét trên 1 triệu cán bộ viên chức và thi hành kỷ luật trên 1 triệu người khác, trong đó phần lớn là cán bộ có quyền cao chức trọng, có cả Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, tướng lãnh, vốn xưa nay được coi là bất khả xâm phạm. Nhiều người đã bị kết án tử hình hay tù chung thân, tịch thu toàn bộ tài sản như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu. Sau đó chiến dịch “Diệt ruồi đả hổ” được bổ sung thêm cái đuôi “bủa lưới trời săn cáo”, lùng bắt những kẻ mang của cải tham nhũng chạy ra nước ngòai bằng đường hàng không, đưa về nước 409 cán bộ đảng viên giàu có để truy tố, trừng phạt, tịch thu tài sản bất minh.
Theo Thông báo về cuộc họp Trung ương 6 đăng trên Tân Hoa Xã và Nhân Dân Nhật Báo, nét nổi bật trong cuộc họp này là đề cao vai trò “hạt nhân lãnh đạo” của ông Tập, hết lời ca ngợi ông là nhà lãnh đạo xuất sắc toàn diện, lập nên những kỳ tích cho Đảng Cộng sản Trung Quốc và cho đất nước. Khái niệm “hạt nhân lãnh đạo” được lặp đi lặp lại nhiều nhất trong văn kiện này. Ông Tập vừa là “hạt nhân lãnh đạo” của toàn dân tộc Trung Hoa, vừa là “hạt nhân lãnh đạo” của toàn Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng là “hạt nhân lãnh đạo” của Ban Chấp hành Trung ương và của Bộ Chính trị cũng như của Ban Thường vụ Bộ Chính trị. Trước đây khái niệm “hạt nhân lãnh đạo” từng được dùng để nói về Mao Trạch Đông và sau đó là về Đặng Tiểu Bình. Điều đó có nghĩa là ông Tập đang lo tập trung thêm quyền hành về cá nhân mình một cách tuyệt đối, vì ông cho rằng quyền lực cá nhân ông hiện còn chưa đủ.
Nhiều người hiểu rõ hiện ông Tập đang có nhiều lo lắng. Dư luận thế giới cho rằng chiến dịch chống tham nhũng của ông reo rắc sự hoang mang rộng khắp các cơ quan hành chính và kinh tế, làm cho bộ máy tê liệt, ai cũng lo sợ đến lượt mình bị sờ gáy, hỏi tội, không dám lao vào việc, sợ trách nhiệm.
Thông báo của cuộc họp 6 vừa qua sẽ tạo thêm niềm hoảng sợ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc và trong xã hội Trung Quốc khi báo tin rằng từ nay kỷ luật trong đảng sẽ nghiêm hơn, chặt chẽ hơn, sẽ trừng phạt nặng nề hơn, các hiện tượng cá nhân tham ô, ích kỷ, hưởng lạc, sa ngã đạo đức, các hành vi khai man tài sản cá nhân, phân tán tài sản bất minh, mua quan bán chức, mặc cả với tổ chức để được thăng tiến, tự cho mình được đối xử đặc biệt, vi phạm đạo đức.
Tại sao lại có sự thắt chặt kỷ cương và kỷ luật trong Đảng Cộng sản Trung Quốc như thế?
Đã có nhiều giải thích, rằng niềm mê say quyền lực ở một số con người trên cương vị lãnh đạo, cầm quyền là không giới hạn. Họ say mê quyền lực, đâm ra nghiện quyền lực, nghiện hàng ngày và ngày một nặng thêm. Giống như nghiện rượu, nghiện thuốc phiện, nghiện ma túy các loại vậy. Có một phán đoán là ông Tập cùng Vương Kỳ Sơn, trưởng ban Kiểm tra Kỷ luật của Trung ương, cánh tay phải của ông Tập trong chiến dịch chống tham nhũng, đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công cuối cùng vào thế lực còn khá mạnh của Giang Trạch Dân, kẻ tử thù của ông Tập, đã dám cùng Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai chuẩn bị cuộc đảo chính cung đình để đưa Bạc Hy Lai lên thay Hồ Cẩm Đào, đưa ông Tập ra ngòai lề, ngay trước Đại hội XVIII.
Do chỉ lo trừng phạt để ra oai, nên các nhà độc tài thường quên mọi chuyện quốc kế dân sinh khác.
Điều này rất dễ thấy. Ông Tập đã lo toan cho các vùng sâu vùng xa khô cằn nghèo khổ bệnh tật ra sao khi chỉ tập trung đầu tư cho vùng duyên hải vốn đã trù phú. Ông có thấy dân nội địa của ông bị coi như đứa con hoang bị ruồng bỏ phũ phàng và bất công? Ông Tập đã lo cho môi sinh của đất nước ra sao mà ngay không khí thủ đô Bắc Kinh bị ô nhiễm nặng, nhiều vùng rộng lớn đông dân thiếu nước sạch, bệnh tật lan tràn?
Trọng lú đã và đang cố gắng trở thành Tập Cận Bình phiên bản Việt.
Nhưng rất đáng tiếc là “cái oai”, “cái uy” chưa đủ nên anh ấy chỉ có thể trở thành một phiên bản lỗi.
Buồn cho anh Lú một phút!