HÀ NỘI (CTM Media) – Trong phiên thảo luận về kinh tế xã hội hôm 2 tháng Mười Một 2016, nhiều đại biểu quốc hội CSVN cảnh cáo chính sách quy hoạch kinh tế vùng hiện nay chỉ là sự ghép nối các tỉnh thành, cho phép nhiều địa phương tự xây dựng các công trình, dẫn đến việc cả nước có quá nhiều phi trường và hải cảng.
Tính ra cả nước Việt Nam có 63 tỉnh thành, nhưng có tới 29 hải cảng và 21 phi trường, trong đó có 10 phi trường quốc tế. Tình trạng này được mô tả là các tỉnh thành “mạnh ai nấy làm, thi nhau rải thảm đỏ” để thu hút nhà đầu tư.
Nhiều đại biểu khác cũng nhận định rằng Việt Nam không nên trở thành 63 địa phương với 63 nền kinh tế riêng lẻ. Như trường hợp nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học ethanol ở huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
Dự án này khởi công với kinh phí sơ khởi là 1.385 tỷ đồng. Nhưng đến nay dự án đã qua 4 lần điều chỉnh với kinh phí “đội” lên gần 2.490 tỷ đồng, nhưng vẫn chưa hoàn thành. Đây là “dự án nguy cơ phá sản cao, để lại nhiều hệ lụy”.
trư ngoai bắc ra , tất ca phi trương miên nam đeu tiếp thu
cua chế đô trước
41 năm ,có xây đươc phi trương nao mới
đâu ? dư án ptrương Long Thanh cung
con i ach chăng đâu vao đâu !??
trước 75 ,miên nam đa có phi trương
quốc tế Tân sơn Nhất́ ,miên
bắc kg có ptrương trương quốc tế nao ca ,ro rang nên
kinh tế miên nam vươt trôi
miên bắc rất nhiêu
miên bắc có sân bay gia lâm
quá nho va hep
sau 75 ,mới xây dưng đươc
phi trương quốc tế Nôi Bai