Luật Sư Lê Công Định: Vài suy nghĩ từ góc độ pháp lý

Lê Công Định - lecongdinh's facebook

Camera chụp được hình CSGT lấy đà để tung chân đá vào dân
Camera chụp được hình CSGT lấy đà để tung chân đá vào dân
- Quảng Cáo -

X em clip quay cảnh CSGT tấn công người vi phạm luật giao thông, tôi có vài suy nghĩ từ góc độ pháp lý như sau:

1. Viên CSGT lấy đà tung chân, cố ý đạp vào người của hai thanh niên đang điều khiển phương tiện giao thông, nhưng được lãnh đạo Công an Hà Nội cố tình giải thích theo hướng giảm nhẹ, rằng đó là hành động “giơ chân giống như đạp”.
Cấp trên một cơ quan chấp pháp cố tình bao che cấp dưới, dù đã đình chỉ công tác để điều tra, nhằm làm giảm nhẹ hành vi phạm luật của cấp dưới, cho thấy luật pháp trong tay công an không nghiêm minh, sự vận dụng luật tuỳ tiện, và luật chỉ áp dụng để trừng phạt người dân, thay vì phải áp dụng cho cả nhân viên công an phạm luật.

2. Về mặt pháp lý, vấn đề đặt ra là, khi cơ quan chấp pháp thực thi chức trách, họ có quyền sử dụng một biện pháp hiển nhiên phạm luật (ở đây là tấn công người vi phạm) để ngăn chặn một hành vi phạm luật khác đang diễn ra của công dân (ở đây là lái xe ngược chiều và không đội mũ bảo hiểm) hay không?

Thật ra, luật pháp các nước cho phép nhân viên chấp pháp sử dụng có giới hạn vũ lực để thực thi chức trách, nếu và chỉ nếu người vi phạm không dừng hành vi phạm luật và còn chống trả nhân viên chấp pháp bằng vũ lực. Clip quay cho thấy hai thanh niên lái xe phạm luật giao thông không có hành vi chống trả viên CSGT dù họ không dừng sự vi phạm.

- Quảng Cáo -

3. Khi sử dụng có giới hạn vũ lực, nhân viên chấp pháp phải tiên liệu hậu quả của biện pháp sử dụng, đặc biệt cần tránh gây thương tích hoặc làm thiệt mạng không cần thiết người có hành động chống trả.

Đạp vào người của hai thanh niên đang điều khiển xe tốc độ cao ngay cạnh dải phân cách chắc chắn có thể dẫn đến thương tích lớn và thậm chí thiệt mạng cả hai người phạm luật đó. Mặt khác, liệu hành vi lái xe ngược chiều và không đội mũ bảo hiểm có đáng bị đả thương hoặc giết chết hay không? Dù viên CSGT không cố ý gây thiệt mạng đối tượng phạm luật, nhưng anh ta phải tiên liệu hậu quả của biện pháp vũ lực mà mình sử dụng.

4) Nếu hai người phạm luật bị tấn công đến mức chịu thương tích hoặc thiệt mạng, viên CSGT chắc chắn không chỉ có lỗi công vụ xét theo khía cạnh hành chính đơn thuần, mà còn phải chịu cả trách nhiệm hình sự tuỳ vào mức độ thương tích mà mình gây ra.

Việc xử lý nội bộ dứt khoát không thể áp dụng trong trường hợp nghiêm trọng này. Chấp pháp là một cơ chế tự động khi luật pháp bị vi phạm dù người phạm pháp là dân hay là quan.

- Quảng Cáo -

27 CÁC GÓP Ý

  1. Luật pháp là để chế tài kẻ phạm tội, cũng như chế tài cả người hành pháp lạm quyền…
    vui vì có Bạn dũng cảm quay, đăng clip. Buồn nhiều vì có quá nhiều kẻ ngu muội giao tất cả quyền định đoạt tính mạng của mình cho Công An cảnh sát nơi đào tạo ra những côn đồ như vậy!

    • Mày nên quay về thời nguyên thủy mà sống. 2 đứa nhóc đó k phải dạng vừa. Nhưng nói nói sai mà đe dọa tính mạng hoặc có hành động gây nguy hiểm cho họ là k đúng. Mày có biết luật pháp là để làm gì k? Nói như mày thì cần gì luật pháp, k thích thì cứ dùng luật rừng z. Mẹ thằng cực đoan.

    • Chắc tối ngày mày chỉ ngồi trong nhà mà nghiền ngẫm chủ nghĩa cực đoan hả thằng điên. Chuyện nhiễu nhương đầy đường thế kia. Mà mày bảo , k sai thì k ai đụng tới mày.

  2. các cậu các mợ khi niu thông trên đường bằng xe gắn máy nên chuẩn bị sẵn thứ này trong cốp xe, khi gặp CSGT tuýt còi là biết ngay bọn họ cần dùng cái này nè !

  3. Tội dù đáng chết cũng còn có luật pháp ??? Huống hồ chỉ là phạm luật ..đạp xe của người ta như vậy lở chấn thương sọ não …??? Người ta có gia đình ..người thân???mất mát đau thương này ai gánh chịu..??? Đổi ngược lại là mình thì sao ??? Ca mà hành xử vô đạo đức…hung bạo kg có tính người…tôi lên án và lý luận của Luật Sư Lê Công Định thật là chính xác ..bảo vệ nhân quyền của con người …

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here