Nhà báo Mỹ Grey Rushford chuyên viết phóng sự điều tra về chính trị liên quan tới mậu dịch quốc tế, ngày 4 tháng 8 năm 2015, đã đăng trên trang mạng Rushfordreport.com của Ông, một một bài do chính ông viết dưới tiêu đề “How Hanoi Buy Influence in Washington, D.C.”, tạm dịch “Làm thế nào Hà Nội mua ảnh hưởng ở Washington, D.C.?” Nhà báo này tiết lộ CSVN năm 2014 đã gọi là tài trợ cho CSIS Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (Center for Strategic and International Studies, gọi tắt là CSIS) số tiền từ 50.000 USD tới 500.000 USD. Riêng trong chuyến công du Mỹ, Tổng bí Thư Nguyễn phú Trọng đã bỏ ra 600 ngàn Mỹ Kim cho một trung tâm nghiên cứu của Mỹ để dành diễn dàn cho Ông đến trình bày. Trong chuyến công du Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng, y không được mời nói chuyện tại Câu Lạc Bô Báo Chí Quốc gia của Mỹ theo tập tục cơ quan này dành cho các nguyên thủ quốc gia. Nhưng Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế CSIS ở Washington DC trân trọng mời TBT Trọng nói chuyện. Tại nơi đây Tổng Trọng tuyên bố một câu làm các nhà theo dõi tình hình Biển Đông và VNCS nghe đều muốn ói. Đó là “Vấn đề bảo vệ và duy trì quyền của con người là mục tiêu hàng đầu của chính quyền Việt Nam.” Thế mà Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế đăng tải trên trang nhà của mình.
Không phải Đảng Nhà Nước CSVN chỉ mua chuộc cơ quan nghiên cứu, lò tư tưởng (think- tank), học giả học thiệt để đánh bóng mình, và làm mờ nỗi bất mãn của dân chúng, mà CS còn trả lương hàng tháng cho một số tổ chức “vận động hành lang” chánh quyền Mỹ nữa. Nhà báo Rushford viết, mỗi tháng chế độ Hà Nội đã chi ra một ngân khoản lối 30 ngàn Mỹ kim cho một công ty nổi tiếng thuộc loại này có tên Podesto Group.
Còn cái chuyện CS bỏ một hai trăm ngàn Mỹ Kim trả tiền bài cậy đăng trên báo chí Mỹ để đánh bóng CSVN là chuyện thông thường. Không ai biết CS bỏ ra bao nhiêu tỷ, triệu Mỹ Kim để nhờ báo chí ngoại quốc đi nhưng bài lợi cho CS hại cho người Việt hải ngoại mà Nghị Quyết 36 của Bộ Chánh trị liệt vào thành phần “lực lượng thù địch. Vì tuyên truyền thì có đen, trắng, xám, dân, quân, địch vận. Báo chí ngoại quốc như ở Mỹ thường sống nhờ quảng cáo, CS có thể dùng tiền để kiểm duyệt những bài báo bất lợi cho họ hay trả công cho những bài báo mà CS nhờ đăng hay nhờ viết cho CS.
Gần đây ngày 24-10-2015, tờ báo lớn của Pháp là Le Monde có đi một tin phân tích CS «Bắc Kinh muốn kiểm duyệt toàn thế giới như thế nào» của tác giả là nhà văn Trung Quốc Mộ Dung Tuyết Thôn (Murong Xuecun). Đài RFI điểm báo như sau, “Ông nói cách nay hai năm, Ông thấy trên trang mạng của một tạp chí Anh, nơi mời ông viết bài, có quá nhiều bài viết ca ngợi hết lời đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông hỏi người phụ trách biên tập tờ báo. Ông này giải thích tạp chí Anh này phải đăng tải các bài viết nói trên theo yêu cầu của các doanh nghiệp Trung Quốc, đó là khách hàng đăng quảng cáo trên tạp chí. Ông còn trần tình thêm, nếu trang mạng có quá nhiều bài phê phán đảng Cộng sản và chính quyền Trung Quốc, thì các doanh nghiệp sẽ ngừng cộng tác”; cắt quảng cáo, báo sẽ ăn bánh mì khô uống nước lạnh.
Nhà văn Mộ Dung Tuyết Thôn tìm hiểu thêm, được biết không những tại nhiều nước ở Âu, Mỹ, Úc Châu mà cả ở Phi châu nữa, các tờ báo cũng kẹt với TC, phải làm như tờ tạp chí Anh. Tiêu biểu như Sydney đã có tới 6 tờ báo Trung Quốc, có quan điểm gần gũi với nhà cầm quyền Bắc Kinh. Theo Ô. Mộ Dung Tuyết Thôn, chính vì vậy quan điểm của chính quyền Trung Quốc ngày càng có nhiều ảnh hưởng tại Úc, cho dù phần lớn mọi người dường như không nhận ra.
Nhà văn này nhắc lại, theo RFI của Pháp điểm báo, “hồi tháng 5 vừa qua, tổ chức văn bút Hoa Kỳ Pen America, trong bản báo cáo mang tên «Kiểm duyệt và ý thức: các tác giả nước ngoài và thách thức của kiểm duyệt Trung Quốc», cho thấy nền công nghiệp xuất bản Mỹ và một số nhà văn Mỹ đã bị đặt dưới sự kiểm duyệt của Bắc Kinh. Tình hình tại Úc là rất rõ. Một bài viết trên The Australian năm 2014 cho biết, kênh truyền thông có tiếng ABC đã ký một thỏa thuận đối tác, chia sẻ nội dung, với tập đoàn truyền thông Trung Quốc Shanghai Media. Điều đó có nghĩa là các chương trình tại Úc sẽ được kiểm duyệt từ Trung Quốc.”
Riêng tại Hồng Kông, từ khi thành phố 7 triệu dân trở về thuộc chủ quyền Trung Quốc, theo nhà văn Mộ Dung Tuyết Thôn, «gần như không còn một kênh truyền thông nào còn giữ được sự độc lập thực sự, các nhà chính trị thì càng ngày càng giống với các bí thư chi bộ của đảng Cộng sản Trung Quốc. Những người biểu thị thái độ chống chính quyền Bắc Kinh ngày càng bị mafia đe dọa nhiều hơn».
Nhà văn Trung Quốc kết luận, nền văn minh (nhân loại) là một hiện thực toàn thể. Khi chính phủ một nước tìm cách bịt miệng người viết, thì đó không chỉ đối với cư dân một quốc gia, mà đối với cả nhân loại. Ông cảnh báo: ở Phương Tây, nạn kiểm duyệt Trung Quốc là một chuyện dường như xa xôi, nhưng nếu một ngày nào đó, các vị nhận thấy báo chí của các vị ngày càng ít các bài phê phán Trung Quốc, các trí thức và truyền thông đồng thanh ca ngợi Trung Quốc, và nhiều chính trị gia công khai bảo vệ lợi ích của Trung Quốc, hy vọng lúc đó các vị sẽ nhớ lại lời tôi hôm nay.”
Người Mỹ gốc Việt là sắc dân có nhiều kinh nghiệm CS trong xã hội Mỹ đa văn hoá, đa sắc tộc ở Mỹ. Cho nên người Mỹ gốc Việt thường chống văn hoá vận của CS nhứt. Thí dụ như người Mỹ gốc Việt chống CSVN kết nghĩa với Thành phố Irvine, để ngăn chận âm mưu của Tổng Lãnh sự CSVN Nguyễn bá Hùng “móc ngoặc” với một nghị viên trong cái gọi là kết nghĩa chị em giữa thành phố Nha Trang hiện thuộc quyền CS độc tài đảng trị toàn diện.
Nếu cứ lơ là để cho CS xuất cảng chữ nghĩa CS vào các cộng đồng người Việt của Việt Nam hải ngoại, nếu cứ coi thường ảnh hưởng của việc coi phim ảnh chuyện ca ngợi CS, thời trang thiếu vải của nghệ sĩ thiếu văn hoá trong nước, đọc báo một chiều của CS trên Internet, nghe “phát biểu” của cán bộ, đảng viên CS người trong nước nói nhanh như nuốt chữ, cướp lời người khác, rồi quen miệng, quen tai dùng “từ CS” như “bứt xúc, nhất trí, đồng tình, vô tư vượt đèn đỏ, tiệc tùng hoành tráng”; thì CS không cần tuyên vận, CS không cần tuyên truyền quốc ngoại, người Việt hải ngoại sẽ bị nhuộm đỏ, bị Nghị Quyết 36 chi phối hồi nào không hay.
CS ít khi tự ra “báo đài” ở Mỹ, mà mua chuộc truyền thông hải ngoại làm cho CS, ít tốn kém, ít bị nghi ngờ, ít rắc rối pháp luật hơn. Không chỉ mượn đầu heo nấu cháo, mà báo đài và lò tư tưởng “ngâm cứu” của Mỹ còn mượn tài tử như Jane Fonda phản chiến, khai thác Tướng Loan bắn tên VC, hay Mỹ bỏ bom napalm làm bé Kim Phúc phỏng.
Hay tốn kém hơn, yểm trợ làm một vài cuốn phim gọi là phim tài liệu, phóng sự truyền hình về Chiến tranh VN. Làm một cách thiếu lương tâm chức nghiệp, không trung thực, chỉ một chiều để bôi tro trét trấu VN Cộng Hoà, các tổ chức chống Cộng, đấu tranh cho tự do, dân chủ VN.
Nhưng bây giờ thì CSVN bị phản tác dụng vì người dân Việt đã đủ túc số, đủ thế lực, đủ phương tiện để vô hiệu hoá các trò tuyên truyền quốc ngoại theo kiểu Tàu tá tha nhân chi thủ, dụng danh đạt quả theo “bài bản” tuyên truyền thô thiển do CS dùng tiền mua chuộc nói báo đài ngoại quốc, tổ chức “ngâm cứu” nói thuê, viết mướn cho CS nữa./.
Vi Anh