Nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua đời

- Quảng Cáo -

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua đời

BNTan&2000-300x225Tác giả ‘Chuyện kể năm 2000’, nhà văn Bùi Ngọc Tấn vừa qua đời vào sáng thứ Năm 18/12 tại Hải Phòng sau một thời gian bệnh nặng.

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn sinh năm 1934 tại Thủy Nguyên, Hải Phòng. Ông bắt đầu sáng tác từ năm 1954. Ông từng làm báo trong vai trò phóng viên báo Tiền Phong và biên tập viên báo Hải Phòng Kiến Thiết.

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn, đã được độc giả biết nhiều qua những tác phẩm: “Biển và chim bói cá” (2009) và nhất là cuốn “ Chuyện kể năm 2000” , xuất bản vào năm 2000, gây nhiều tiếng vang trong cũng như ngoài nước và đã được dịch sang tiếng Anh, Pháp, Đức. Tác phẩm do Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành, nhưng sau đó bộ Văn hóa-Thông tin đã ra quyết định đình chỉ, thu hồi và tiêu hủy cuốn này.

- Quảng Cáo -

Nội dung “Chuyện kể năm 2000” nói về một người tù cải tạo, dựa trên kinh nghiệm của chính bản thân ông, từng bị cải tạo 5 năm (1968-1973) về tội gọi là”xét lại, chống Đảng”, mà không hề được xét xử.

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn đã được trao nhiều giải thưởng văn học trong nước và cũng đã được tặng Giải Henri Queffelec (Pháp) năm 2012 cho tác phẩm “Biển và chim bói cá”. Đây là giải thưởng của Liên hoan Sách và Biển, được tổ chức hàng năm tại Pháp.

 

Bằng đại học VN gần mất hết giá trị

„Tình hình cử nhân thất nghiệp, lạm phát bằng cấp, năng suất lao động quá thấp so với các nước trong khu vực, số người vào ĐH bắt đầu giảm từ ba năm qua, cùng lúc số lượng du học tự túc tăng nhanh… cho thấy lòng tin của xã hội đối với tấm bằng ĐH đã giảm sút rất nhiều.“

Đó là nhận định của TS. Phạm Thị Ly, Viện Đào tạo quốc tế, ĐHQG TP Sài Gòn tại Diễn đàn các bên liên quan trong giáo dục ĐH định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE) tại Việt Nam do Bộ GDĐT tổ chức ngày 18/12 tại Hà Nội.

Được biết tình hình cử nhân thất nghiệp hiện nay đã lên đến mức báo động, riêng quý 3 năm 2014 có 174.000 người.

images956326a3

Ông Siep Littooij, đồng Giám đốc Dự án POHE, cho rằng chất lượng của hệ thống giáo dục ĐH không đạt yêu cầu, tình trạng sinh viên thất nghiệp tăng. Điều đó đòi hỏi các trường phải xác định hướng chủ đạo của trường là đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng; tập trung đào tạo năng lực và kỹ năng áp dụng kiến thức nghề nghiệp cho sinh viên.
Chúng ta đổ lỗi nhiều cho việc sinh viên thiếu kỹ năng. Không chỉ vậy, các nhà tuyển dụng thì cho rằng họ không hài lòng với chất lượng đào tạo, trong khi bản thân sinh viên cũng không xác định được rõ nghề nghiệp họ lựa chọn.

Về phía các đơn vị sử dụng lao động, ông Đàm Quang Thắng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Agricare Việt Nam chia sẻ:  “Nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp rất cao, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn đang phải “loay hoay” tìm kiếm nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu và phải phụ thuộc vào các kênh tuyển dụng, các công ty “săn đầu người”. Trong khi, 50% sinh viên tốt nghiệp từ các trường ĐH, CĐ phải đối mặt với thất nghiệp hoặc làm không đúng chuyên môn”.

ông Thắng cũng cho rằng việc triển khai mô hình đào tạo theo hướng nghề nghiệp trong các trường ĐH, CĐ hiện nay là rất cần thiết.

Riêng TS Phạm Thị Ly cho rằng: “Chừng nào các trường vẫn còn được ngân sách bao cấp với rất ít trách nhiệm giải trình, chừng nào lối dạy chay, chủ yếu đáp ứng nhu cầu bằng cấp của người học vẫn có đất sống, thì chừng đó các trường chưa có động lực thay đổi.

 

Dân số Việt Nam đã vượt mức 90 triệu

dansoTheo kết quả “Ðiều tra dân số và nhà ở giữa kỳ” của Tổng Cục Thống Kê phối hợp cùng Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam hôm 17.12.2014 cho biết, tính đến 0 giờ ngày 01.04.2014, dân số Việt Nam đạt mức 90.493.352 người, trong đó với 49,3% nam, 50,7% nữ; tăng 4 triệu 600 ngàn so với năm 2009. Tính trung bình, mỗi năm Việt Nam tăng trên 929.000 dân.

Theo Tổng Cục Thống Kê thì đây là thời kỳ có tỷ lệ dân số tăng thấp nhất trong vòng 35 năm qua.

Với số dân trên 90 triệu, Việt Nam là nước đông dân thứ 14 trên thế giới, thứ 8 Châu Á và thứ 3 khu vực Ðông Nam Á. Tuổi thọ trung bình của người Việt hiện là 73 năm, trong đó nam giới là 70 năm, nữ giới là 76 năm.

Sài Gòn là nơi có mật độ dân số đông nhất nước với 7 triệu 955 ngàn, thứ nhì là Hà Nội với trên 7 triệu, thứ ba là Thanh Hóa hơn 3 triệu người. Điều đáng chú ý là tình trạng mất cân bằng giới tính ở Việt Nam tăng nhanh so với 2009, cứ 112,2 sơ sinh nam thì chỉ có 100 sơ sinh nữ. Tỷ suất nhập cư, xuất cư ở các thành phố lớn cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng gia dân số cũng như cân bằng giới tính.

Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ “dân số vàng” nhưng cũng đã bước vào thời kỳ lão hóa dân số với chỉ số đã lên tới 44,6%.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here