Hãy thôi lừa dối nhau và lừa dối chính mình

- Quảng Cáo -

Hãy thôi lừa dối nhau và lừa dối chính mình

Hãy trở về với giá trị thực, thôi gắn bằng cấp với chức danh quản lý nhà nước, đề ra những điều kiện tuyển dụng chức danh quản lý mà bằng cấp chỉ có ý nghĩa tham khảo và thay vào đó là tiêu chuẩn cho phép đánh giá khả năng thực sự của ứng viên.

Câu chuyện lạm phát tiến sĩ, tiến sĩ giấy ở Việt Nam là một câu chuyện dài chưa có hồi kết kể từ cái ngày cách đây cũng đã lâu, khi mà người ta quyết định các chức danh công chức phải có bằng cấp nhất định nào đấy, và rồi nhờ một quyết định mang tính chất hành chính mà hàng trăm phó tiến sĩ bỗng chốc ngủ một đêm thức dậy thấy mình thành tiến sĩ. Hân hoan. Khoan khoái. Hoạn lộ mở ra, thông thoáng. Kể từ ngày đó, và kể từ ngày mà một vị mới lên làm bộ trưởng giáo dục đã đặt ra cái chỉ tiêu đầy tự hào là trong bao nhiêu năm Việt Nam phải có 20.000 tiến sĩ, rồi Hà Nội cũng đưa ra mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu có 100% cán bộ diện

loaptiensiThành ủy quản lý có trình độ tiến sĩ, 100% cán bộ diện UBND thành phố quản lý có trình độ trên đại học, trong đó một nửa cần đạt trình độ tiến sĩ thì căn bệnh lạm phát tiến sĩ chỉ có ngày càng nặng thêm, với biết bao hệ luỵ: học giả bằng giả, bằng thật học giả, bằng dỏm của các đại học dỏm nước ngoài, thuê thi hộ, thuê viết luận án hộ hoặc “chôm” luận án của người khác…

- Quảng Cáo -

Với 24.000 tiến sĩ hiện nay, nhiều nhất trong các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam lại chẳng có bao nhiêu công trình khoa học được đăng tải trên các tạp chí khoa học quốc tế, không có trường đại học nào trong 500 trường đại học tốp đầu thế giới, chất lượng giáo dục và đào tạo bậc cao chỉ xếp thứ 7/10 nước ASEAN (chỉ đứng trên Lào, Campuchia, Myanmar) và thứ 95/148 quốc gia được xếp hạng theo diễn đàn Kinh tế thế giới. Nhiều vấn đề học thuật, khoa học công nghệ, kinh tế, xã hội mà thực tiễn đặt ra không thấy hoặc rất ít thấy có sự góp sức về giải pháp của các nhà khoa bảng. Ngoài 633 tiến sĩ là giảng viên các trường cao đẳng, 8.519 tiến sĩ là giảng viên các trường đại học (theo số liệu của bộ Giáo dục và đào tạo năm 2013), không biết 15.000 tiến sĩ còn lại không giảng dạy, không nghiên cứu, vậy thì họ ở đâu, làm gì nếu không phải là lãnh đạo, công chức, cán bộ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước? Mà nếu vậy họ cần cái học vị tiến sĩ để làm gì nếu không phải để giữ chức, thăng chức hoặc để loè thiên hạ? Trong khi đó thì nhiều tiến sĩ không rành nổi một ngoại ngữ, đến nỗi khi bộ Nội vụ dự tính yêu cầu cấp thứ trưởng, mà trong số đó hẳn có không ít tiến sĩ, phải có một trình độ ngoại ngữ kha khá thì nhiều người thấy ngay là chuyện không tưởng, là làm khó nhau. (Thật ra, bình thường, khi tốt nghiệp đại học và trước khi bước vào quan trường, các ứng viên đã phải làm chủ tương đối một ngoại ngữ chứ không phải sau khi làm quan chức rồi mới cho đi học bổ sung ngoại ngữ bằng tiền ngân sách).

Trước những hệ lụy mà trào lưu “tiến sĩ hoá” đã gây ra cho chính nền giáo dục, cho chất lượng nhân sự và bộ máy quản lý nhà nước, cho đạo đức xã hội (nạn chạy chọt bằng cấp, nạn đạo văn, nạn gian dối bằng cấp…), trước tình hình chất lượng giáo dục cao đẳng và đại học sa sút, yếu kém như hiện nay, đã đến lúc bộ máy giáo dục, bộ máy nhà nước và xã hội chấm dứt căn bệnh tự lừa dối nhau và lừa dối chính mình. Hãy trở về với giá trị thực, thôi gắn bằng cấp với chức danh quản lý nhà nước, đề ra những điều kiện tuyển dụng chức danh quản lý mà bằng cấp chỉ có ý nghĩa tham khảo và thay vào đó là tiêu chuẩn cho phép đánh giá khả năng thực sự của ứng viên. Trong khi đó thì ngành giáo dục cần siết chặt điều kiện đào tạo tiến sĩ, siết chặt việc quản lý chất lượng tấm bằng tiến sĩ để những người được cấp bằng không phải là những tiến sĩ giấy, với những luận án nghiên cứu vô bổ, không có phát kiến gì mới, không đóng góp được gì về học thuật hoặc giải pháp cho thực tiễn. Điều đó lại chỉ có thể thực hiện trong một nỗ lực chung cải cách tận gốc nền giáo dục, vốn đòi hỏi không chỉ trí tuệ mà cả ý chí chính trị lớn, khi mà những yếu kém của nền giáo dục đã tồn tại quá lâu.

Và xã hội chúng ta nói chung hãy thôi sùng bái bằng cấp, thay vào đó là nhìn vào trí tuệ thực sự, nhìn vào khả năng xử lý công việc, xử lý những vấn đề của cuộc sống của mỗi con người.

 

 

 

 

 

 

- Quảng Cáo -

ĐÃ CÓ 1 GÓP Ý

  1. Bài thơ này tôi làm vào lúc đcsvn đàn áp giáo dân Thái Hà và ồn dầu tuy nhiên nó vẫn thích hợp bất cứ lúc noà bởi gì sự gian dối và bưng bít của bạn độc tài đã đưa dân tộc VN vào nổi khổ khốn cùng tôi xin được chia sẻ cới thính giả và đọc giả chủa đài

    NỔI U HOÀI

    Có những lúc tôi đau buồn vô tận
    Xót dân lành trong đói khổ lao lung
    Bảy mươn năm dân Bắc kiếp khốn cùng
    Bốn mươi năm dân Nam ôm tủi nhục

    Non thế kỷ quê tôi là địa ngục
    Dân cơ cầu bao tủi nhục lầm thang
    ÔI còn đâu là gấm vóc gian sơn
    Tiếng non sông dang vọng nổi câm hờn

    Đau thương nhất là quê hương đánh mất
    Mòn niềm tin đến Hạnh phúc, Tương lai!
    Thượng Đế ơi cho con trút u hoài
    Để thấy được quê hương này bớt khổ!

    Dòng mực lạnh bút cùn tim nức nở
    Một linh hồn đã hết lối đi hoang!
    Thất vọng chua cay mang kiếp sống ngang tàng
    Niềm ảo vọng vừa ký tờ đoạn mải!

    Con ao ước được vui đời hiện tại
    Tiễn đau buồn vào dĩ vãng mông lung!
    Góp vui tươi gầy ý chí kiêu hùng
    Sao vẫn thấy cuộc đời luôn se thắt!

    Máu tim rướm hòa chung trong nước mắt
    Hổ thẹn hoài với Tổ quốc thân yêu.
    Nghĩa vụ thiêng liêng gánh nặng còn nhiều
    chưa trả được-Biển đời luôn dậy sóng!

    Ngày lặng lẽ trôi dài theo mong ngóng
    Rót vui buồn gieo sướng khổ phôi pha!
    Chuyện ngày xưa ký ức chẳng phai nhòa
    Lòng đã lạnh, mong được Niềm sưởi ấm!

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here