Người thất nghiệp tại Việt Nam càng ngày càng đông

- Quảng Cáo -

Người thất nghiệp tại Việt Nam càng ngày càng đông

vieclam
Tìm việc

Vào ngày 1/07/2014 Bộ Lao Ðộng-Thương Binh-Xã Hội, Tổng Cục Thống Kê của Việt Nam và Tổ Chức Lao Ðộng Thế Giới (ILO) đã công bố là trong 3 tháng đầu năm 2014, tại Việt Nam có khoảng một triệu người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp chung của 3 tháng đầu 2014 là 2,21%.

Dựa trên những số liệu này thì tỷ lệ thất nghiệp tại các thành phố ở Việt Nam là 3,72%, cao gấp 2,4 lần so với nông thôn. Ðáng chú ý là có hơn 162 ngàn người mà học vấn từ đại học trở lên đang thất nghiệp. Ngoài ra, còn có khoảng 80 ngàn thanh niên mà học vấn ở mức cao đẳng và 174 ngàn thanh niên đã được đạo tạo nghề bị thất nghiệp. Nếu tính riêng thanh niên trong độ tuổi dưới 24 bị thất nghiệp thì con số này khoảng 505 ngàn, tăng thêm chừng 55 ngàn so với cuối năm ngoái.

Bộ Lao Ðộng-Thương Binh-Xã Hội Việt Nam thú nhận, “tình hình khá nghiêm trọng cho cả thanh niên lẫn những người lao động có trình độ” và “thị trường lao động chưa có dấu hiệu khả quan”.

- Quảng Cáo -

Kể từ khi số lượng người có trình độ học vấn cao bị thất nghiệp gia tăng, các viên chức chính quyền và báo giới Việt Nam đẩy mạnh chỉ trích hệ thống giáo dục, cho rằng, đây là hệ quả tất nhiên của việc đào tạo tràn lan, chương trình đào tạo bất cập, không bám sát và không đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Về hàng loạt sai lầm khiến kinh tế suy thoái, số lượng doanh nghiệp phá sản càng ngày càng lớn và đó mới là nguyên nhân chính của vấn nạn vừa đề cập và là nguồn gốc của nhiều vấn nạn khác, ví dụ như tỷ lệ tội phạm gia tăng….Cho tới nay không có bất kỳ viên chức lãnh đạo nào của nhà cầm quyền CS Việt Nam nhận trách nhiệm, cũng như không có bất kỳ ý kiến nào đòi truy cứu trách nhiệm của những viên chức này.

Dẫu cho các tập đoàn kinh tế quốc doanh, tổng công ty nhà nước đã làm thất thoát hàng trăm ngàn tỷ đồng, nhà cầm quyền CSVN vẫn kiên quyết đi theo “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Tiếp tục dồn gần như toàn bộ nguồn lực quốc gia vào việc duy trì sự tồn tại của các tập đoàn kinh tế quốc doanh, tổng công ty nhà nước. Bất chấp tình trạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản hàng loạt, khiến vấn nạn thất nghiệp càng lúc càng nghiêm trọng.

 

Hà Nội : Xin học mẫu giáo y như thi đại học

Mùa Hè đến, giới phụ huynh học sinh ở Việt Nam sốt vó vì cũng là lúc bắt đầu “cuộc chạy đua” giành trường học cho con em, đặc biệt tại Hà Nội. 

nguoiduatin-anh2
Phụ huynh chờ nộp đơn xin cho con vô lớp mẫu giáo

“Cuộc đua” khởi đầu tại trường mẫu giáo công lập Hoa Sen, tọa lạc tại quận Hà Ðông, Hà Nội hôm 1 tháng 7, 2014 cho thấy, hàng trăm phụ huynh đội mưa chen chúc ở sân trường Hoa Sen từ lúc 4 giờ sáng để chờ xin bộ hồ sơ cho con vào lớp một.

Bà Vũ Thị Hồng Loan, hiệu trưởng trường Hoa Sen cho biết, trước đó đã cẩn thận “vận động” một số phụ huynh… tự nguyện xin cho con vào học trường tư, để giải tỏa bớt áp lực. Và để tránh mang tai tiếng, bà Hồng Loan cho mở một phòng có ghế ngồi và tivi để phụ huynh tiện… chờ sáng, vừa theo dõi các trận đấu World Cup. Bà Hồng Loan cũng dành thời gian tiếp một số phụ huynh để gọi là “cố vấn” cho họ chọn trường khác cho con, thay vì khư khư đòi vào học tại trường Hoa Sen.

Bà cũng thú nhận rằng, chỉ tiêu tuyển sinh của trường năm nay chỉ còn 100 em, giảm nhiều so với 140 em hồi năm trước. Vì vậy, trong trường hợp số đơn nộp tại trường vượt quá số này, bà hiệu trưởng buộc phải tổ chức bốc thăm, coi như chọn giải pháp tuyển sinh theo kiểu “hên xui, may rủi.”

Theo phúc trình của Sở Giáo Dục Hà Nội nói rằng, số trẻ đến tuổi vào trường mầm non và mẫu giáo tăng vọt trong khi trường lớp hầu như không hề được mở rộng. Riêng tại quận Ðống Ða, 25 trường mầm non có 243 lớp học chỉ có thể nhận tổng cộng gần 2,900 em, trong khi số trẻ, con em của cư dân Ðống Ða đến tuổi đi học lớp 1 hơn 21,000 em. Như vậy, tỉ lệ nhập học được coi là 1 “chọi” 10. Tại quận Hoàng Mai, cơ sở trường lớp chỉ nhận khoảng 50% trong độ tuổi đi học.

Tại hầu hết các trường mẫu giáo, tiểu học thuộc thành phố Hà Nội đều có chung hoàn cảnh tương tự. Vì lý do này, các trường công lập được lệnh không nhận trẻ vào lớp 1 nếu không đủ 5 tuổi. Người ta chưa biết, số trẻ không vào được trường công sẽ đi về đâu, nếu phụ huynh không có đủ tiền cho con theo học trường tư.

 

Quảng Ninh: Xây chợ, ép vợ bỏ chồng, mẹ từ con 

Không ép được tiểu thương rời bỏ chợ Hải Hà, chính quyền huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, chuyển qua ép những cán bộ có thân nhân buôn bán tại ngôi chợ này, buộc họ ép vợ, mẹ thực thi lệnh của chính quyền.

haiha1-dpuj-1404336565Ðó là nguyên nhân khiến một số gia đình phát sinh xung đột như bà Ðinh Thị Nẩy, 49 tuổi, ngụ tại xã Quảng Chính, huyện Hải Hà, đang kinh doanh quần áo tại chợ Hải Hà, cho biết, có thể bà sẽ xin ly hôn vì ông Ðinh Hữu Khùng, bí thư xã Quảng Chính liên tục ép bà phải rời bỏ ngôi chợ này. Nếu không thì ông sẽ bị kỷ luật. Còn nếu nghe lời chồng, cả nhà sẽ đói bởi lương ông Khùng không thể nuôi được vợ con.

Tình trạng tương tự cũng đang xảy ra trong gia đình bà Phạm Thị Tựa, vợ một cán bộ xã Quảng Chính và bà Phạm Thị Thanh, ngụ tại thị trấn Quảng Hà, vợ một sĩ quan đang phục vụ trong Ban Chỉ Huy quân sự huyện Hải Hà.

Bà Nguyễn Bích Ngọc, ngụ tại thị trấn Quảng Hà, một trong những tiểu thương kinh doanh tại chợ Hải Hà, cũng vừa mới tuyên bố sẽ viết giấy từ con để con bà, một cán bộ làm việc tại Ủy Ban Nhân Dân huyện Hải Hà không bị kỷ luật.

Chợ Hải Hà hình thành năm 1993 và từ đó đến nay là nơi giúp 600 gia đình kiếm sống.

Năm 2009, nhà cầm quyền tỉnh Quảng Ninh phê duyệt dự án xây dựng trung tâm thương mại-khu dân cư Nam Hải Hà và giao cho công ty Ðức Dương thực hiện. Trong dự án này, ngôi chợ mới cách ngôi chợ hiện hữu khoảng 500 mét. Năm 2012, dự án hoàn tất nhưng không có ai chịu vào trung tâm thương mại Nam Hải Hà để kinh doanh. Giữa năm 2013, huyện Hải Hà công bố quy hoạch giải tỏa ngôi chợ hiện hữu để… xây công viên nhưng tiểu thương đang buôn bán tại ngôi chợ hiện hữu dứt khoát không bỏ chợ.

Nhiều tiểu thương cho biết, họ đã đóng rất nhiều tiền để tu bổ, xây dựng ngôi chợ hiện hữu, nhiều người vẫn còn mắc nợ vì những khoản đóng góp này. Nay, nếu phải chuyển vào trung tâm thương mại Nam Hải Hà, họ sẽ phải mất thêm một khoản tiền lớn để mua kiosque, trong khi buôn bán chắc chắn không hiệu quả.

Ðây là lý do khiến chính quyền huyện Hải Hà ép những thuộc cấp có thân nhân đang kinh doanh tại ngôi chợ hiện hữu phải ép thân nhân rời bỏ ngôi chợ hiện hữu để “làm gương.”

 

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here