Ra mắt Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam

- Quảng Cáo -

hoinhabaodoclapNgày 3/7/2014, cuộc họp đầu tiên của các nhà báo tự do đã được tổ chức tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn. Những người tham gia đã góp ý kiến sôi nổi và sâu sắc cho các văn bản Tuyên bố, Điều lệ và Chương trình hành động, đồng thời quyết định: Hội Nhà báo độc lập Việt Nam chính thức ra đời vào ngày 4/7/2014.

Bản tuyên bố thành lập Hội Nhà báo độc lập Việt Nam có đoạn viết :   

“- Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (tiếng Anh: Independent Journalists Association of Vietnam – IJAVN) là tổ chức xã hội dân sự nằm trong xã hội dân sự Việt Nam, vì một Việt Nam tiến bộ xã hội, dân chủ và đa nguyên, văn minh và giàu mạnh.

– Hội Nhà báo độc lập Việt Nam hoạt động trên cơ sở:

- Quảng Cáo -

+ Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là một thành viên có nghĩa vụ tuân thủ.

+ Các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội được minh định trong Hiến pháp Việt Nam.

– Thông qua hoạt động báo chí, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc ôn hòa, bất bạo động; tôn trọng đa nguyên chính trị; phi lợi nhuận; hướng đến mục tiêu cổ súy cho tự do của người dân và dân chủ cho toàn xã hội, đóng góp ý kiến phản biện dưới dạng các tác phẩm báo chí và diễn đàn ngôn luận cho xã hội và đất nước.

– Hội Nhà báo độc lập Việt Nam hướng đến mục tiêu xây dựng môi trường sinh hoạt trí tuệ và lành mạnh cho các hội viên và những người yêu thích nghề báo, đặc biệt là những người trẻ, nhằm thực hiện quyền tự do biểu đạt và tự do báo chí.

– Hội Nhà báo độc lập Việt Nam gồm những người có quá trình hoạt động báo chí không phân biệt quan điểm chính trị, tôn giáo, giới tính, độ tuổi; không phân biệt người trong nước và ngoài nước; tự nguyện dấn thân vì tự do báo chí, vì một nền dân chủ thật sự, vì tiến bộ xã hội và hạnh phúc người dân.

– Hội Nhà báo độc lập Việt Nam độc lập về quan điểm, nhân sự, tài chính…”

Về tổ chức, Bản tuyên bố  cho biết : Các hội viên đầu tiên đã thông qua Điều lệ hoạt động của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam,  cử  Ban lãnh đạo gồm chủ tịch và một số phó chủ tịch, ủy viên. Ban lãnh đạo được phân công điều hành theo các công việc và theo khu vực.

hoinhabaodoclap_2– Chủ tịch : Nhà báo Phạm Chí Dũng.

Phụ trách chung các hoạt động của Hội. Email: phamchidungsg@gmail.com

– Phó chủ tịch thường trực: Nhà báo, linh mục Anton Lê Ngọc Thanh.

Phụ trách khu vực miền Nam và trang báo của Hội. Email: naygum@gmail.com

– Phó chủ tịch: Nhà báo Nguyễn Tường Thụy.

Phụ trách khu vực miền Bắc. Email: tuongthuy52@gmail.com

– Phó chủ tịch: Nhà báo Bùi Minh Quốc.

Phụ trách khu vực miền Trung. Email: bmquoc40@gmail.com

– Ủy viên: Nhà báo Ngô Nhật Đăng.

Trị sự hai trang báo: Việt Nam Thời Báo và Vietnam Times Email: dangngonhat@gmail.com hoặc vietnamtimes00@gmail.com”

Từ Sai Gòn, Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch thường trực đã giới thiệu về sự ra đời của Hội nhà báo độc lập Việt Nam qua cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành như sau :

 

 

- Quảng Cáo -

ĐÃ CÓ 1 GÓP Ý

  1. LO CHO SỰ AN NGUY CỦA NƯỚC MỸ

    Nhân đọc bài “Nước Mỹ có thể mất bất cứ lúc nào” của nhà báo Nguyễn Tường Thụy, thú thực là tôi rất lo lắng cho sự an nguy của nước này. Mặc dù chẳng phải là
    “ láng giềng hữu nghị” hay “bạn vàng bốn tốt” gì ráo, nhưng vì tình đồng loại, khi thấy người ta đang “bên bờ vực thẳm” như vậy, thử hỏi làm sao tôi có thể yên tâm cho đành?
    Thử so sánh với tinh thần “cảnh giác cách mạng” cao của Việt Nam hiện nay, ta thấy nước Mỹ rất lơ là, mất cảnh giác. Chả trách gì mà người ta gọi họ là bọn “tư bãn giẫy chết” là phải rồi.
    Này nhé: Ở Việt Nam hiện nay, tất cả mọi cơ quan nhà nước, từ trung ương đến địa phương, bên cạnh cửa ra vào cơ quan, luôn luôn có một chốt gác của lực lượng bảo vệ, với một barie lù lù chắn ngang, và một tấm bảng to tướng với hàng chữ:
    “ Tắt máy, xuống xe, xuất trình giấy tờ”. Ngay tại trụ sở Ủy ban nhân dân của các xã, phường, thị trấn…, là cơ quan gần gủi người dân nhất, cũng không ngoại lệ.
    Còn trụ sở cấp huyện thì sao? Tại trụ sở UBND huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), có hai dãy nhà. Dãy phía trước là các cơ quan lãnh đạo huyện và các phòng họp. Dãy phía sau là các phòng ban chuyên môn. Trước đây hai dãy nhà này không bị ngăn cách, cán bộ và nhân dân qua lại bình thường. Nhưng về sau, để tránh khỏi phải tiếp xúc với dân, người ta có “sáng kiến” lắp đặt một hệ thống hàng rào kiên cố, ngăn cách hai dãy nhà này. Chỉ những ai đeo thẻ cán bộ công chức, thì mới được vào dãy nhà phía trước qua cổng chính, còn người dân có nhu cầu, xin mời đi ra phía sau, nơi có một căn phòng gọi là “tiếp dân”, và người ta cử một cán bộ chuyên trách để “tiếp dân” nơi đó, và nhận mọi đơn từ khiếu nại của dân. Nên nhớ chỉ những người đứng tên trong đơn thì mới được nhận đơn đấy nhé, kể cả con cái nộp thay cho cha mẹ cũng không được.
    Những cán bộ nhân viên làm việc ở dãy nhà phía sau, khi cần đi hội họp hay công việc ở dãy nhà phía trước, thì xin mời “chui” qua cái “lỗ tò vò” phía cuối dãy hàng rào kia. Kể cả Chủ tịch hay Bí thư huyện, từ dãy nhà phía trước, khi có việc riêng phải qua dãy nhà phía sau, thì cũng phải “chui” qua cái “lỗ” ấy! Thật đúng như Hồ Xuân Hương đã mô tả : “ Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa”, và “Chúa dấu vua yêu một lỗ này”. Người dân tự hỏi: Không biết chính quyền này gọi là “ của dân, do dân và vì dân”, mà tại sao người ta lại “sợ” người dân đến thế?
    Còn cơ quan cấp tỉnh thì khỏi nói. Tại khu hành chánh UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, người dân có nhu cầu vào các cơ quan tỉnh, thì phải “ thế chấp” giấy Chứng minh nhân dân nơi cổng gác, và được phát cho cái “thẻ khách”. Lúc xong việc, mới trả “thẻ khách” và nhận lại CMND. Còn tại cơ quan Tỉnh đội tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, người ta lại càng hết sức cảnh giác. Ngay tại cổng ra vào cơ quan, luôn luôn có một tổ trực canh, với súng AK lăm lăm trong tay với tư thế “sẵn sang chiến đấu”. Khách muốn vào công việc, phải trả lời các câu hỏi sau: Vào gặp ai, ở bộ phận nào, công việc gì? Trả lời lọt mấy câu “sát hạch” ấy, thì khách mới được vào, còn không thì xin …..miễn vào. Không “ngang ngược” như ở nước Mỹ kia. Ở ngay trụ sở QH mà để người dân tự do ra vào như chỗ không người thì thật là …. “dân chủ quá trớn”.
    Phải thành thật khẳng định rằng, lực lượng “công anh nhân dân” của Việt Nam là lực lượng “hết lòng chăm lo” cho người dân như “sáu điều Bác dạy”. Vậy chúng ta hãy xem, họ đã “ngày đêm chăm lo” cho dân như thế nào? Không phải họ lo bảo vệ trật tự trị an cho dân đâu nhé. Ở Việt Nam hiện nay, có thể nói là “trộm cắp như rươi”. Nổi bật như các vụ cướp tiệm vàng bất cứ ngày đêm, từ thành thị đến nông thôn. Nhỏ thì nạn “cẩu tặc” hoành hành khắp làng trên xóm dưới. Mà bọn chúng hết sức gian manh, mang theo cả hung khí để đối phó. Bây giờ công an rất “vô tư” với tình trạng trộm cắp, vì họ cho rằng : “ Ai bảo có của mà không lo cất giữ”,nên nhiều nơi, người dân phải “tự xử”. Vì thế, “con chó đổi mạng người” là việc bình thường.
    Mà lực lượng công an, đôi khi “ngứa nghề”, cũng tham gia trấn lột nữa đấy. Như vụ ba công an trấn lột tiền, vàng của gái mãi dâm ở Lạng Sơn vào tháng 3 và tháng4/2012, với các đối tượng Nguỵ Văn Hùng, Hoàng Văn Trường,Triệu Văn Hiếu đếu là CA Lạng Sơn. Vụ CA Khánh Hòa vào năm 2012 đã trấn lột số tiền hàng chục tỷ của phu trầm, với bốn sĩ quan Công an huyện Khánh Sơn, gồm: Vũ Anh Trung – nguyên đội trưởng Đội Cảnh sát kinh tế – môi trường; Nguyễn Hồng Hà – nguyên đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông, Trần Lệ Kiên – nguyên phó đội trưởng Đội Cảnh sát thi hành án hình sự và Nguyễn Thành Trung – phó giám thị Trại tạm giam Công an tỉnh Khánh Hòa.
    Vậy thì CA ở các địa phương khác đang làm nhiệm vụ gì? Xin thưa, không phải “bất lực” như cảnh sát Mỹ, không lo “thi hành công vụ” để kiếm tiền. Việc quan trọng nhất của ngành CA Việt Nam, là ngày đêm lo đi rình mò để …..bắt những người dân chạy xe máy không đội mũ bảo hiểm. Nỏi tiếng nhất trong vụ này là công an tỉnh Đồng Nai. Họ đứng đường bất kể nửa đêm gà gáy, bất kể mưa to gió lớn. “ Tuyệt chiêu” của họ là kiểu đánh “du kích”. Họ ẩn nấp trong các bụi rậm ven đường, dùng máy đo tộc độ kiểm tra người tham gia giao thông. Khi phát hiện người vi phạm, họ thông báo cho tổ trực chốt phía trước biết. Những người này liền tuýt còi ra hiệu dừng xe mà chẳng trưng ra bằng chứng vi phạm nào cả. Họ hỏi người đi xe rằng, ông(bà) có tiền nộp phạt không? Nếu có thì họ sẽ “linh động” cho nộp tiền mà chẳng có một mảnh giấy lộn nào gọi là “biên lai”, và tiếp tục chạy xe như không có việc gì xảy ra. Nếu không có tiền hoặc muốn lấy biên lai nộp phạt, thì xin mời để giấy tờ xe lại, rồi đến kho bạc nhà nước mà nộp tiền thì sẽ có “biên lai”, sau đó đến đồn công an mà lấy lại giấy tờ xe. Nhờ “linh động” kiểu này nên hầu như tất cả những người bị bắt đều nộp tiền tại chỗ. Có người hỏi tại sao họ không mang theo biên lai thu phạt để giải quyết tại chỗ luôn, thì họ cho biết là, để có được “ một suất đứng đường” như vậy, họ đã phải “chung chi” hết “bốn năm trăm chai”, nghĩa là từ hai chục đến hai lăm ngàn đô. Vì vậy họ phải lo “tận thu” để lấy lại vốn.
    Đó là chưa kể các vụ CA “làm luật”trên các tuyến đường từ Bắc chí Nam, mà nhà báo Hoàng Khương(báo Tuổi Trẻ) đặt cho loạt bài điều tra của mình với tựa đề là : “ Nhức nhối nạn mãi lộ: Ghê hơn cướp cạn”.
    Có một vị tướng ngành CA đã “ngây thơ” thắc mắc rằng, cái nghề cảnh sát giao thông vất vả là vậy, phải đứng đường bất kể mưa gió bụi bặm suốt ngày đêm, mà sao có nhiều người vẫn “hăng hái xung phong” xin làm việc này? Có lẽ ông này mới từ hành tinh khác trờ về Việt Nam chắc?

    Kể cả công an xã cũng có quyền “bắt mũ bảo hiểm” (theo cách nói của người dân). Ở các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ là “địa bàn làm ăn” của cấp trên. Vậy họ “làm nhiệm vụ” ở đâu? Xin thưa, họ đi vào tận các “hang cùng ngõ hẻm”, các đường liên tổ liên thôn. Thậm chí họ đi vào rẫy dân để “đón lõng”. Ở đó người dân thường chủ quan, nghĩ rằng “ma” nào mà vào kiểm tra những chỗ ấy, nên họ thường chạy xe đầu trần. Đến chập tối, khi người dân nghĩ là đã an toàn, mà chạy xe về thì liền “dính”. Ai có tiền “chung chi” ngay thì cứ việc …chạy về. Ai không có tiền thì bị giữ xe và ngày hôm sau đến ủy ban xã nộp phạt.
    Lực lượng công an sau những “phi vụ làm luật” thì phải “ăn đều chia đủ”, nếu không, họ sẽ “nói chuyện với nhau bằng súng”. Như tại trạm CSGT Suối Tre, Đồng Nai vào tháng 9 năm 2013, mà kết quả là một người chết, hai người bị thương, chín cán bộ bị kỷ luật vì không biết “giáo dục cấp dưới”. Vì vậy, có người dí dỏm nói rằng, làm cán bộ nhà nước Việt Nam hiện nay, không cần phải bằng cấp học lực gì cao xa, mà điều cần nhất là phải biêt “giải quyết” thành thạo “PHÉP CHIA”. Có như vậy mới mong “tồn tại” lâu dài.
    Tóm lại, ở Việt Nam hiện nay, công an là “quyền lực tối thượng”. Vì vậy, họ coi “tự do là cái con ….cặc”. Họ dám đạp thẳng vào mặt người biểu tình yêu nước chống TQ xâm lược.
    Nhờ lực lượng CA như vậy, kết hợp với bọn côn đồ du đãng, bọn đầu trộm đuôi cướp, mà thực chất là tay sai của CA, nên họ đã xây dựng lên một “nhà nước côn đồ”. Có vậy, họ mới dễ dàng trấn áp các cuộc biểu tình chống TQ xâm lược của những người yêu nước, hoặc đàn áp các “dân oan” bị cướp đất, với hy vọng xây dựng nước VN “đến cuối thế kỷ hai mốt” này tiến lên chủ nghĩa xã hội.
    Có thể nói rằng, nhà nước Việt Nam hiện nay là nhà nước công an trị.
    Nếu một nhà nước mà “tự do như ở Mỹ” thì đúng là …..đang “giãy chết”.

    HƯƠNG KHÊ

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here