Đình chỉ điều tra vụ án nhà báo Phạm Chí Dũng

- Quảng Cáo -

Đình chỉ điều tra vụ án nhà báo Phạm Chí Dũng

Công an Việt Nam vừa ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án nhà báo Phạm Chí Dũng. Nhà báo Phạm Chí Dũng, 47 tuổi, làm việc tại Thảnh ủy Sài Gòn bị bắt khẩn cấp ngày 17/7/2012 vì nghi biên soạn tài liệu ’nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’. Sau đó, ông bị khởi tố hai tội danh “Âm lưu lật đổ chính quyền” (theo Điều 79 Bộ luật hình sự) và “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (theo Điều 88 Bộ luật hình sự)

Công an vừa thông báo cho ông về việc đình chỉ điều tra và kết thúc vụ án sau 6 tháng bị giam giữ

Trở lại công việc bình thường nhà báo Phạm Chí Dũng khẳng định : “Là một nhà báo chuyên nghiệp có kinh nghiệm, tôi vẫn mong muốn được đóng góp chút sức lực nhỏ bé của mình cho một đất nước Việt Nam dân chủ, trong sạch và nâng cao mặt bằng dân trí”. Ông cũng nói sẽ cố gắng “phản biện một cách khách quan và trung thực, với những đề tài cải cách hiện đại”

- Quảng Cáo -

Nhà báo Phạm Chí Dũng có học vị Tiến sỹ Kinh tế. Ông là người viết báo và viết văn nhiều năm nay, với nhiều bút danh khác nhau như Việt Thắng, Viết Lê Quân, Trường Sơn. Nhiều bài của nhà báo Phạm Chí Dũng bàn về một số chủ đề bị cho là tế nhị ở Việt Nam như tự do báo chí, tham nhũng, nhóm lợi ích cũng như kiểm soát của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong nền kinh tế.

- Nhiều giáo xứ chia sẻ và học tập văn bản góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 92 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

Theo tin tức thì vào cuối tuần qua tại nhiều nhà thờ trong Giáo phận Saigon đã phổ biến thư kiến nghị sửa đổi hiến pháp của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Tại nhà Thờ chính tòa Saigon đã dán ngay trên bảng thông báo của giáo xứ, giáo xứ Thủ Đức cũng đã dán trên bảng thông báo ngay cổng vào nhà thờ, Giáo xứ Hiển Linh cũng đã dán và tất cả đều đọc cho giáo dân nghe trước khi ban phép lành cuối lễ, riêng tại Giáo xứ Hiển Linh không chỉ đọc, chiếu lên các TV hai bên nhà thờ, chiếu lên màn ảnh rộng cuối nhà thờ để cho những ai ngồi ngoài sân cũng có thể thấy, mà còn photo 1000 bản phát cho giáo dân tham dự thánh lễ đem về đọc.

Được biết nhiều nhà thờ của 14 hạt trong giáo phận đều đã phổ biến thư kiến nghị của Hội đồng Giám mục Việt Nam, những nơi còn lại thì chưa chuẩn bị kịp nhưng cũng sẽ phổ biến cho giáo dân biết. Nhiều người dân đã tỏ ra ủng hộ việc này và cho rằng đã đến lúc Hội đồng Giám mục Việt Nam lên tiếng bảo vệ và bênh vực các quyền của con người. Những vị linh mục các giáo xứ cũng tỏ ra không sợ hãi về việc nhà nước có thể làm khó dễ khi phổ biến thư kiến nghị này.

Xin nhắc lại, kể từ khi chính quyền Việt Nam kêu gọi nhân dân góp ý cho bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, ngày càng có nhiều người tham gia ký tên các kiến nghị, các tuyên bố, hoặc đăng trên mạng các bài viết đòi hỏi dân chủ hóa đời sống chính trị. Trước tình hình này, chính quyền đang tìm đủ mọi cách để kiểm soát việc góp ý Hiến pháp. Tính cho đến nay đã có hơn 9 ngàn người ký tên vào bản kiến nghị do 72 nhân sĩ trí thức tên tuổi khởi xướng, còn được gọi là kiến nghị 72. Kiến nghị này yêu cầu xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp về vai trò lãnh đạo của đảng, đòi tam quyền phân lập, quyền tư hữu đất đai, phi chính trị hóa quân đội, đòi đưa dự thảo Hiến pháp ra trưng cầu dân ý.

Trước sự kiện này, mới đây tại quận 12 và huyện Hóc Môn, Sài Gòn, cán bộ phường xã đang đổ về các khu dân cư, đến từng nhà trao cho mỗi nhà một bản dự thảo HP và bản HP 1992, kèm theo là bảng danh sách đã được đánh máy sẵn, và yêu cầu đọc rồi ký ngay vào.

- Hội thảo Biển Đông tại Mỹ với chủ đề “Quả bom nổ chậm đã được khởi động?”

Từ ngày 13 đến ngày 15/3/2013, Hội Châu Á, trụ sở tại New York phối hợp với Trường Chính sách công Lý Quang Diệu của Singapore đồng tổ chức cuộc hội thảo với sự tham gia của nhiều chuyên gia quốc tế trong đó có các nhà nghiên cứu đến từ Việt Nam, Philippines và Trung Quốc nhằm mổ xẻ những tranh chấp ở Biển Đông. Cuộc hội thảo với chủ đề “Quả bom nổ chậm đã được khởi động?”

Đặt dưới lăng kính “Biển Đông là nhân tố trung tâm cho hòa bình và an ninh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương”, các chuyên gia tham gia hội thảo phân tích xem phải chăng tranh chấp khu vực này đang là một quả bom nổ chậm, đòi hỏi phải nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ.

Theo thông cáo đăng trên website của Hội Châu Á, một trung tâm nghiên cứu và tham vấn hàng đầu tại Mỹ về Châu Á, cuộc hội thảo lần này tập hợp hàng chục chuyên gia nghiên cứu, giáo sư đầu ngành thuộc nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức tư vấn đến từ Mỹ, Singapore, Trung Quốc, Việt Nam, Philippines và Australia.

Trong những năm gần đây, đà vươn lên nhanh chóng của Trung Quốc cùng với thái độ ngày càng quyết đoán của Bắc Kinh trên Biển Đông, cũng như quyết định chuyển trọng tâm chiến lược của Mỹ sang Châu Á-Thái Bình Dương, đã gây nên tình trạng căng thẳng kéo dài giữa Trung Quốc và các bên tranh chấp khác….

Căng thẳng leo thang có chiều hướng tác động tiêu cực đáng kể đến hòa bình và ổn định trong khu vực, đặt ra nhu cầu cải thiện tiến trình đối thoại liên ngành và xuyên biên giới về vấn đề này, sao cho các va chạm nhỏ hiện nay không bùng lên thành xung đột lớn hơn mang tính chất khu vực, hay thậm chí toàn cầu”.

Sau lễ khai mạc tối 13/3 với chủ đề “Quả bom nổ chậm đã được khởi động? Đi tìm một giải pháp cho tranh chấp Biển Đông”, trong hai ngày sau đó, hội thảo tham gia thảo luận theo 5 tiểu ban khác nhau gồm: Nguồn gốc của tranh chấp; Quan hệ Mỹ-Trung ở Biển Đông; Vai trò của luật pháp và quản trị quốc tế; Quan điểm của ASEAN về Biển Đông và hệ quả đối với hòa bình-an ninh khu vực; Tìm một hướng tiến tới hợp tác: Các bài học và đề xuất.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here