Kinh tế Việt Nam trước ngã ba đường

Hoàng Nam Việt

Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silv thông báo công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường khi hội đàm với Chủ tịch nước Lương Cường trong chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam từ 27-29/3 và mời Việt Nam tham dự Hội Nghị thượng đỉnh BRICS tại Brazil vào cuối năm nay.

Tưởng cũng nên nhắc lại BRICS là nhóm các Quốc Gia này đã được lập ra vào năm 2009 bởi Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil và sau đó có Nam Phi,Iran, Ai Cập, Ả Rập thống nhất, Indonésie  và l’Éthiopie cùng tham gia nhằm mục đích đối chọi lại nhóm G7 của các cường quốc về kinh tế mà đứng đầu là Hoa Kỳ.

Thế nhưng vào tháng 8/2024, Hoa Kỳ, nền kinh tế lớn nhất Thế Giới đã từ chối nâng cấp Việt Nam lên nền kinh tế thị trường, dù chính phủ Việt Nam đã tăng cường vận động hành lang để Mỹ xem xét việc nâng cấp này kể từ khi hai nước nâng cấp quan hệ ngoại giao thành Đối tác Chiến lược Toàn diện trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden vào tháng 9/2023.

Theo con số thống kê của Hải Quan Việt Nam thì trong 10 tháng đầu năm 2024 VN đã xuất khẩu sang Hoa Kỳ hơn 98 tỉ đô la, sang EU hơn 42 tỉ đô la, chưa kể các Quốc Gia khác trong nhóm G7. Trong khi đó xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ đạt được hơn 49 tỉ đô la. Nhìn vào những con số này cho thấy Việt Nam đang đứng trước một sự lựa chọn và thử thách khó khăn : Chắc chắn rằng muốn phát triển Việt Nam cần phải được Hoa Kỳ công nhận là một nền kinh tế thị trường và thị trường của các Quốc Gia trong G7 là những thị trường béo bở so với thị trường của những Quốc Gia thuộc nhóm BRICS.

Nhưng nếu Việt Nam muốn đạt được những điều kiện mà Hoa Kỳ đặt ra thì VN phải từ bỏ cái đuôi « Định Hướng XHCN » , phải chấp nhận những cạnh tranh lành mạnh, không ưu tiên cho những tập đoàn kinh tế quốc doanh, phải cho thành lập công đoàn tự do và quan trọng nhất không phải là một Quốc Gia xuất khẩu hàng giùm Trung Quốc như Việt Nam vẫn thường làm như trường hợp xuất khẩu thép và nhôm sang Hoa Kỳ và EU trong thời gian qua.

Đây cũng là một cơ hội để Việt Nam có thể thoát khỏi ảnh hưởng và áp lực của Trung Quốc một anh hàng xóm khổng lồ hung hăng và luôn có tham vọng nuốt chửng Việt Nam. Lãnh đạo CSVN phải vì quyền lợi dân tộc để đi đến một sự chọn lọc và sẽ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử, quốc gia và dân tộc về sự lựa chọn này.