Người Buôn Gió
Chỉ sau một chuyến vi hành vào Nam, gặp gỡ báo chí của CTN Nguyễn Xuân Phúc, chỉ ngày hôm sau đồng loạt nhiều báo đã đăng bài về khủng hoảng y tế, thiếu vật tư, thiết bị, thuốc men trầm trọng, nhiều người làm nghành y đã bỏ nghề hoặc còn trong nghề mà không dám làm gì vì sợ bị bắt. https://vnexpress.net/chu-tich-nuoc-tp-hcm-can-som-ngan-chan-khung-hoang-y-te-4478680.html
Tờ báo điện tử vnxpress đưa bài giật tile ghê gớm nhất, cùng với nội dung gay gắt là còn để những còm men của độc giả ủng hộ tinh thần bài báo. Nếu theo dõi tờ báo này, sẽ thấy trước đó trong những giờ phút quan trọng của sự nghiệp ông Phúc, tờ báo này luôn có những bài nặng ký ủng hộ ông Phúc. Chẳng hạn như tờ báo này đã phỏng vấn Phan Diễn nguyên bí thư Đà Nẵng, nguyên trưởng ban kinh tế trung ương, nguyên UVBCT thường trực ban bí thư. Nội dung bài phỏng vấn đưa đẩy giữa phóng viên và Phan Diễn là ca ngợi tài năng của NXP, định hướng dư luận về việc ông Phúc cần phải ở lại BCT dù quá tuổi, sau đó ông Phúc được vào trường hợp đặc biệt quá tuổi ở lại trung ương cho đến bây giờ. Cho nên không lạ gì, khi giữa lúc vụ Việt Á nóng rẫy như hiện nay, tờ báo này đưa tiêu đề và nội dung nhằm lên án hậu quả của việc Bộ Công An làm vụ Việt Á.
Nhưng lần này có khác là không tìm được nhân vật cựu, nguyên lãnh đạo nào ra mớm bài. Đích thân CTN phải chủ động diễn cùng với một số cử tri đã được TP HCM lựa chọn làm chim mồi. Một trong số đó là cử tri giáo sư Trần Đông A. Trần Đông A nguyên là thiếu tá quân y của VNCH, từng được tặng thưởng nhiều huân chương khi phục vụ quân đội VNCH. Ông từng đi cải tạo 2 năm, được trong diện đi Mỹ sớm nhất nhưng đã từ chối ở lại. Sau ông được làm giám đốc bệnh viện nhi 2, đại biểu quốc hội nước CHXHCNVN, uỷ viên trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam.
Trong những lần CTN Phúc tiếp xúc cử tri ở TP HCM không thấy ý kiến của ông Trần Đông A, đặc biệt là cuộc tiếp xúc cử tri hồi năm ngoái của CTN Phúc với cử tri ngành y tế không thấy ý kiến gì của ông Trần Đông A. Suốt một thời gian dài cả nước trong cơn dịch bệnh, các biện pháp phòng dịch xoay như chong chóng, khó khăn thiếu thốn đủ thứ ở khắp nơi, người chết khắp chốn, một cuộc đại khủng hoảng thật sự. Không thấy giáo sư, tiến sĩ, chính khách Trần Đông A có ý kiến gì thiết thực.
Nay dịch bệnh qua rồi, bỗng nhiên lại có khủng hoảng y tế đáng sợ xảy ra vào giáo sư kiêm chính khách Trần Đông A phải đóng vai cử tri đến phối hợp với CTN Phúc để lo lắng cho người bệnh, cho nhân dân. Trần Đông A ý kiến – Trong khi đó, GS.TS Trần Đông A, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, nhận định việc xử lý loạt cán bộ cấp cao cho thấy công cuộc đấu tranh chống tham nhũng “không có vùng cấm” nhưng điều này cũng tác động không nhỏ đến ngành y. Nhiều bệnh viện không dám mua thuốc, sinh phẩm xét nghiệm. Phương án xã hội hoá hiện nay cũng không còn phù hợp, nếu không sửa đổi thì dễ dẫn đến sai phạm, “ai cũng có thể dính”. “Hệ quả là nhân dân thiệt thòi”, ông nói “Bác sĩ chỉ học chuyên môn, tài chính, hành chính không biết nhiều. Ở bất cứ quốc gia nào, y tế đều là một trong những trụ cột của an sinh xã hội. Nếu y tế trục trặc hệ quả sẽ rất nghiêm trọng”.
Dễ dàng thấy luận điệu của Trần Đông A bào chữa sai phạm của quan chức trong vụ Việt Á là lỗi do chính sách, ai cũng có thể bị dính. Hậu quả của việc bắt giữ các quan chức này khiến nhân dân bị thiệt thòi, trụ cột an sinh xã hội sẽ gánh hệ quả nghiêm trọng. Một cử tri khác chuyên về luật là ông luật sư Nguyễn Văn Hậu cũng bỗng nhiên quan tâm lo lắng cho ngành y tế. Cùng giọng điệu như Trần Đông A, luật sư Hậu nói. – Theo ông Hậu, một số vụ án liên quan ngành y tế đã tác động tâm lý của không ít cán bộ, khiến việc đấu thầu, đấu giá, mua sắm thuốc men, sinh phẩm và trang thiết bị y tế tại bệnh viện đang bị đình trệ. Việc hợp tác kinh doanh, đầu tư các trang thiết bị y tế thế hệ mới từ nguồn lực của xã hội cũng dừng lại. Thực trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng chất lượng khám, chữa bệnh, phục vụ người dân.”Ngoài nguyên nhân chủ quan do năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ còn hạn chế, sợ trách nhiệm còn nguyên nhân do pháp luật có những điểm chưa đồng bộ, chưa minh bạch và trách nhiệm chưa cụ thể”, ông Hậu nói.
Thực trạng này kéo dài là thực trạng gì, phải chăng thực trạng ông Hậu muốn nói là việc bắt bớ vụ Việt Á kéo dài, mở rộng là nguyên nhân dẫn đến ảnh hưởng chất lượng khám chữa bệnh của người dân. Việc bên kê khống giá ngất ngưởng, bên mua nhận tiền lại quả hàng tỷ thì cơ chế nào, chính sách nào mà quản được. Năng lực, trình độ hạn chế kiểu gì mà biết nhận tiền lại quả?
Có thể thấy giọng điệu đổ lỗi cho cơ chế, chính sách ngay khi vụ Việt Á nổ ra đã được Trương Huy San mớm đường định hướng từ rất sớm, nay đã dần dần trở thành những ý kiến chính thức trên mặt báo, tạo thành một luồng dư luận xét lại việc bắt giữ mở rộng Việt Á đã tạo ra khủng hoảng y tế và người bị thiệt hại là người dân. Đây hẳn là một chiến lược của những kẻ dính vào Việt Á đang muốn gỡ gạc hòng lật lại thế cờ. Nếu như không lật lại được, thì cũng là cơ sở để trấn an những kẻ đang bị bắt trong vụ Việt Á rằng CTN Phúc không bỏ rơi họ, ông đang tìm cách tạo dư luận để giảm nhẹ tội cho chúng. Chúng sẽ chịu hình thức nhẹ nhất, không việc gì phải lo sợ mà khai ra thêm những ai đã chủ mưu, đã gọi điện hướng dẫn chúng làm.
CTN Phúc phải sốt sắng liên tục di chuyển, gặp gỡ , phát biểu cấp tập như vậy là do Phan Quốc Việt đã khai tới vợ ông, đệ nhất phu nhân của nước CHXHXNVN. Bà Thu đã gọi điện cho bà Kỳ vợ ông Long, cũng như những cuộc gọi của bà Thu vợ ông Phúc cho Phan Quốc Việt. Những luận điệu của những kẻ như Trương Huy San, Trần Đông A, Nguyễn Văn Hậu…quy tội cho cơ chế và ngầm lên án BCA đã gây ra khủng hoảng y tế có lật được thế cờ biến BCA thành có tội hay không còn phải chờ thêm thời gian nữa, chắc chắn muốn lật được sẽ có những ý kiến hùa theo để tạo thành sức ép dư luận. Thành công việc lật lại đến đâu chưa biết, nhưng ít nhiều việc đổ cho cơ chế, chính sách đã có hiệu quả./.