“Trọng cung hơn trọng chứng” là một câu nói nói lên bản chất chế độ công an trị. “Cung” có nghĩa là hỏi cung, “chứng” có nghĩa là chứng cứ khách quan. Ở một nền tư pháp tiến bộ thì người ta trọng chứng hơn hơn trọng cung, còn một nền tư pháp man rợ như Việt Nam thì, trong cung hơn trọng chứng. Làm công an ở Việt Nam, bạn không nhất thiết phải giỏi nghiệp vụ điều tra mà bạn chỉ cần đủ độ tàn ác để bức cung nhục hình thì bạn sẽ phá án nhanh và lập thành tích vang dội.
Ngày 19/3/2015, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII đã họp và công bố con số giật mình. Đó là từ tháng 10/2011 đến tháng 9/2019 có đến 226 người bị giết chết trong lúc tạm giam. Thêm vào đó là vụ án Hồ Duy Hải là một hình trò bức cung điển hình. Công An Long An đã không trọng chứng mà trọng cung. Họ đã bức cung Hồ Duy Hải nhằm tạo ra lời khai theo ý của họ. Để có bằng chứng khớp với lời khai ấy thì công an ra chợ mua vật chứng để ngụy tạo chứng cứ sao cho khớp. Và thế là có một bộ hồ sơ điều tra nhanh và “hoàn hảo”. Từ thứ hồ sơ đó thì từ tòa sơ thẩm rồi đến phúc thẩm và giám đốc thẩm kết án tử bị cáo. Với người có lương tri thì đây là cách làm án vô cùng nguy hiểm cho xã hội, là không thể chấp nhận được. Đấy là nền tư pháp bệnh hoạn, nó không những không mang lại công lý mà còn gây thêm nỗi oan cho người dân.
Để chống lại bức cung, thế giới văn minh đã trao cho bị can “quyền im lặng” và “quyền có luật sư ngay từ đầu. Hai quyền này các nước văn minh áp dụng từ rất lâu nhưng tại Việt Nam, công an không bao giờ chấp nhận vì chính nó làm họ mất đi công cụ “phá án nhanh”. Vì vậy khi quyền im lặng được đưa vào dự thảo luật Tố Tụng Hình Sự 2015 thì bị quan chức ngành công an phản đối gay gắt. Những khuôn mặt phản đối có thể kể ra như: Đặng Văn Hiếu – thứ trưởng Bộ Công An; Trịnh Xuyên – Giám đốc Công an Thanh Hóa; Lê Đông Phong – Giám đốc Công an Thành Hồ, Đỗ Văn Đương – ủy viên thường trực ủy ban tư pháp Quốc hội vv.. Mục đích phản đối của họ là để công an dễ phá án lấy phần thưởng và được thăng chức. Muốn phá án dễ dàng và nhanh thì chỉ có “bức cung nhục hình” là đơn giản nhất. Thành tích của các sếp lẫn lính ngành công an CS Việt Nam chủ yếu dựa trên thủ đoạn đó thôi nên họ không muốn bỏ.
Vì áp lực xã hội nên “quyền im lặng” cũng được thông qua nhưng mãi đến 1/1/2018 mới có hiệu lực. Tuy nhiên không như cảnh sát các nước dân chủ, cảnh sát Việt Nam mỗi khi bắt bị can họ ém và không thông báo quyền im lặng cho bị can. Vì vậy ai giữ quyền im lặng thì công an CS sẽ đánh cho khai hoặc đưa vào bệnh viện tâm thần. Trường hợp anh Trịnh Bá Phương là ví dụ, anh Phương giữ quyền im lặng, công an CS đã trừng phạt anh một cách độc ác là đưa anh đến Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương I – nơi mà mới bị báo chí phanh phui tổ chức “bay” thuốc lắc ngay trong bệnh viện.
Dù đã có luật quy định quyền im lặng nhưng thực tế công an CS vẫn chà đạp và vẫn dùng thủ đoạn bức cung nhục hình như ngày nào. Nói chung, ở Việt Nam, luật không thay đổi được bản chất công an. Hiện nay nếu bắt người họ vẫn đánh thật ác để nạn nhân phải mở miệng. Công an chỉ cần có lời khai thật sớm và thật đầy dủ mà không cần phải điều tra sao đúng bản chất vụ án, họ chỉ cần có kết quả điều tra là được.
Ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của ĐCS thì thói côn đồ của ngành công an nó đã chi phối toàn xã hội và từ đó bạo lực và vô đạo đức lên ngôi. Mà đặc biết là giới “dân phòng”, giới này ít học và là lực lượng công cụ cho công an nên nó nhiễm thói côn đồ nên rất thích nhục hình đánh người. Công an đánh ác bao nhiêu chúng nó đánh người cũng ác bấy nhiêu. Nói chung, CS sản dựng lên lực lượng này là vô cùng nguy hiểm cho xã hội.
Khi thói côn đồ nhiễm vào mọi ngóc ngách của xã hội và tất nhiên trong môi trường giáo dục không ngoại lệ. Được biết, clip thanh niên đánh 2 học sinh trong phòng giám thị của trường Nguyễn Văn Tố ở Q10 Thành Hồ chính là những tên dân phòng – một loại công cụ của lực lượng công an. Khi ĐCS dùng công an để trị dân thế nào thì hôm nay nhà trường dùng dân phòng trị học sinh cũng như vậy. Phải nói là cực kỳ nguy hiểm. Rõ ràng trường Nguyễn Văn Tố đang là mô hình thu nhỏ của nhà nước công an trị. Đây là một điều cho thấy, nền giáo dục dưới thời CS không những là thối nát tột cùng mà nó còn nguy hiểm cho thế hệ tương lai đất nước nữa. Nếu cứ dùng thành phần dân phòng như thế này, có ngày chúng giết chết những em học sinh non nớt như công an đã và đang làm với người dân. Nghĩ đến nền giáo dục XHCN mà… rùng mình./.
-Đỗ Ngà-
Tham khảo:
https://thanhnien.vn/…/ba-nam-co-toi-226-nguoi-chet…
https://nld.com.vn/…/tp-hcm-nghi-trom-cap-hai-hoc-sinh…