Hội đồng Đại Tây Dương đưa ra một kế hoạch chi tiết, The Longer Telegram cung cấp những manh mối quan trọng về một đợt bố trí mới các lực lượng Mỹ ở Đông Á cho chiến lược của Hoa Kỳ đối mặt với Trung Quốc.
Vẫn chưa rõ chính quyền mới của Biden có hoàn toàn chấp nhận quan điểm tích cực, quyết tâm thắng lợi của tờ báo trên hay không, nhưng các yếu tố đang được xem xét nghiêm túc. Chắc chắn, nhóm nghiên cứu mới tại Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, National Security Council, do chuyên gia đáng tôn trọng, Kurt Campbell, dẫn đầu và một nhóm nghiên cứu chuyên sâu về châu Á, sẽ xem xét nhiều lựa chọn khác nhau cho thành phần quân sự của một thế trận chiến lược tổng thể mới.
Một trong những yếu tố then chốt cấu thành hoạt động quân sư là một loạt ““red lines”, lằn ranh đỏ, mà [nếu đối phương vi phạm] Hoa Kỳ sẽ đáp trả về mặt quân sự.
Vi phạm những lằn ranh đỏ có thể dẫn đến các hành động quân sự bao gồm “bất kỳ hành động vũ khí hạt nhân, hóa học hoặc sinh học nào của Trung Quốc hoặc của Triều Tiên chống lại Mỹ hoặc các đồng minh của họ; bất kỳ cuộc tấn công quân sự nào của Trung Quốc nhằm vào Đài Loan hoặc các đảo ngoài khơi của nước này, bao gồm cả phong tỏa kinh tế hoặc cuộc tấn công mạng lớn nhằm vào cơ sở hạ tầng và cơ sở công cộng của Đài Loan; bất kỳ cuộc tấn công nào của Trung Quốc chống lại các lực lượng Nhật Bản đang bảo vệ chủ quyền của nước này đối với quần đảo Senkaku, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, và vùng đặc quyền kinh tế xung quanh của Nhật trong vùng đảo này ở Biển Hoa Đông; bất kỳ hành động thù địch lớn nào của Trung Quốc ở Biển Đông nhằm tiếp tục đòi lại và quân sự hóa các đảo, triển khai vũ lực chống lại các quốc gia có tuyên bố chủ quyền khác hoặc ngăn chặn hoàn toàn hoạt động tự do hàng hải của Hoa Kỳ và các lực lượng hàng hải đồng minh; và bất kỳ cuộc tấn công nào của Trung Quốc nhằm vào lãnh thổ có chủ quyền hoặc tài sản quân sự của các đồng minh theo hiệp ước của Hoa Kỳ. “
Tại bộ chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, các đội chiến lược, hoạt động và chiến thuật đang cùng đưa ra các phương pháp tiếp cận mới để triển khai lực lượng Mỹ. Các phương án mới này sẽ được gửi đến Ngũ Giác Đài như một phần của quá trình “xem xét lại tư thế” tổng thể do tân Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đảm nhiệm.
Điều nổi cộm gì sẽ xảy ra?
Một lựa chọn là nâng cao vai trò của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, lực lượng này theo dõi rất nhiều diễn biến hoạt động lịch sử tại Thái Bình Dương từ sau Thế Chiến thứ ll cho đến trước ngày 9/11 [2001, ngày Hoa Kỳ bị tấn công bởi nhóm Hồi Giáo cực đoan Bin Laden]. Dưới sự lãnh đạo trí tuệ năng động của Tư lệnh Thủy quân lục chiến Dave Berger, với “các cuộc chiến tranh không ngừng” ở Trung Đông, đã đánh mất đội hình quy mô lớn, khả năng cứng rắn như bọc thép và chiến thuật thủy quân lục chiến trên bộ.
Thay vào đó, trong bối cảnh chiến lược Mỹ-Trung, lực lượng thủy quân lục chiến sẽ kiên quyết hoạt động trên biển và có thể đi vào vùng Biển Đông, bên trong các chuỗi đảo mà Trung Quốc dựa vào để phòng thủ. Khi vào bên trong, họ sẽ sử dụng máy bay không người lái có vũ trang, khả năng tấn công mạng, Marine Raiders – lực lượng đặc biệt có khả năng cao – tên lửa phòng không và thậm chí cả vũ khí tấn công diệt hạm để tấn công lực lượng hàng hải Trung Quốc, và có thể cả căn cứ hoạt động trên đất liền của họ. Ví dụ, các đảo nhân tạo được quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ là mục tiêu ngon lành. Về bản chất, đây sẽ là chiến tranh du kích từ biển.
Ngoài cách tiếp cận chiến thuật và hoạt động trên biển mới, Hải quân Hoa Kỳ sẽ thực hiện các cuộc tuần tra tích cực hơn trên khắp các vùng biển ngoài khơi Trung Quốc. Một số người sẽ nói rằng hoạt động quân sự tuần tra này đơn giản giống như ” lái xe lòng vòng trên bãi cỏ trong vườn nhà hàng xóm.” Nhưng khái niệm chiến thuật thông minh hơn là dần dần đưa các chiến hạm đồng minh vào cuộc tuần tra tự do hàng hải tích cực này. Làm như vậy sẽ quốc tế hóa sự phản đối với các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Đặc biệt, Ngũ Giác Đài hy vọng Anh, Pháp và các đồng minh NATO khác sẽ tham gia trong nỗ lực này. Thật vậy, Hội đồng Bộ trưởng Quốc phòng NATO gần đây tại Brussels đã dự các tham vấn về vai trò của liên minh trong việc đối mặt với khả năng quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc. Dần dà, Hoa Kỳ muốn thuyết phục Úc, New Zealand, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Việt Nam tham gia các hoạt động triển khai như vậy. Thế trận chiến lược hàng hải tổng thể của Hoa Kỳ được dự đoán là tạo ra một liên minh hàng hải toàn cầu để đối mặt với các lực lượng có năng lực cao của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Ngoài các hoạt động trên biển, Không quân Hoa Kỳ có thể sẽ chuyển thêm các máy bay ném bom tấn công trên bộ và máy bay chiến đấu tầm xa phân bố rộng khắp châu Á tới các căn cứ ở Thái Bình Dương, bao gồm một số địa điểm rất xa trên các đảo nhỏ hơn. Những cái gọi là nan hoa này sẽ được hỗ trợ từ các căn cứ lớn hơn ở Guam, Nhật Bản, Úc và Hàn Quốc. Khái niệm, được đặt tên là Phản ứng Chiến đấu Nhanh, ACE [hoạt động tận dụng mạng lưới các căn cứ không quân, không quân đa năng, thiết bị định vị, không vận để triển khai nhanh chóng, phân tán và cơ động khả năng chiến đấu trong toàn bộ khu vực], bổ sung tính cơ động cao cho sức mạnh chiến đấu tập trung hiện tại của cả máy bay chiến đấu và máy bay cường kích được triển khai trong khu vực.
Cuối cùng, Quân đội Hoa Kỳ sẽ tăng cường cả sức mạnh chiến đấu và khả năng cơ động để triển khai các đơn vị về phía trước hỗ trợ các giới tuyến màu đỏ được đề cập trong The longer Telegram, bao gồm tăng cường năng lực các căn cứ tại Hàn Quốc và Nhật Bản nhằm mục đích dễ dàng triển khai đến các đảo nhỏ hơn trong khu vực.
Cả Lục quân và Không quân cũng sẽ tham gia vào các cuộc huấn luyện và tập trận bổ sung với Đài Loan. Tìm kiếm các yếu tố quan trọng đặc biệt ngày càng tăng từ Lực lượng Không gian mới của Mỹ để tập trung thông tin tình báo và trinh sát vào hiện trường, cũng như lưa cách tăng cường tấn công mạng từ Bộ Chỉ huy Mạng Hoa Kỳ, phối hợp với Cơ quan An ninh Quốc gia.
Tổng hợp lại, có vẻ như rõ ràng là quân đội Mỹ đang tăng cường sự hiện diện và khả năng tác chiến ở Tây Thái Bình Dương, đồng thời định vị cho một cuộc xung đột với Trung Quốc trong những thập kỷ tới.
Longer Telegram cung cấp manh mối quan trọng về những lựa chọn mà Ngũ Giác Đài và Bạch Ốc đang xem xét như một phần của chiến lược mới dự kiến đối mặt với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Hy vọng rằng, ngoại giao khéo léo và nền kinh tế đan xen của hai cường quốc sẽ ngăn chặn chiến tranh bùng nổ – nhưng các nhà hoạch định quân sự của Hoa Kỳ hiện đang bận rộn
Nguồn: Nikkei Asia Review