Nhân sự chủ chốt khoá 13 có gì đáng bàn

- Quảng Cáo -

Người Buôn Gió|

Trung ương 15 của đảng CSVN khoá 12 kết thúc chóng vánh phiên họp có 1 ngày rưỡi. Buổi sáng đầu tiên là khai mạc, giới thiệu thành tích, chào hỏi. Đến chiều thông báo nhân sự chủ chốt. Sáng hôm sau bế mạc.

Tất nhiên trước đấysự thăm dò, vận động, công tác tư tưởng đã được gửi đi và nhận ý kiến phản hồi. Thấy hòm hòm thì đảng mới họp và đưa ra thông báo chính thức trước trung ương mà thôi.

Theo sự rò rỉ thì nhân sự chủ chốt được đưa ra như sau:

  1. Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư
- Quảng Cáo -

2 .Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch nước

3 .Phạm Minh Chính, thủ tướng

  1. Vương Đình Huệ, chủ tịch quốc hội.

Bàn về từng trường hợp thì trường hợp ông Trọng sinh năm 1944, ở tuổi 77 ông tiếp tục làm tổng bí thư thêm một khoá 5 năm nữa. Thực sự thì ngay khi ông Trọng làm thêm khoá trước, đã có ý kiến nhận định rằng ông sẽ không chịu về bởi quyền lực là thứ con người ta không dễ gì từ bỏ khi mà không có ai đủ sức bắt họ phải bỏ.

Ông Trọng nắm hết mọi cơ quan, tổ chức làm nhân sự. Thường bản chất người Việt thì khi người cao tuổi, đứng đầu đưa ý kiến hỏi ai đứng đầu tiếp. Vì khách sáo ai cũng nói thôi bác cứ làm tiếp, mọi thứ đang tốt mà.  Vì sợ hãi bị trù dập, họ cũng bảo thôi bác làm tiếp đi, mọi người ai cũng tín nhiệm bác. Vì nịnh bợ để mong được sắp ghế cho mình, ai cũng bảo ngoài bác ra chả ai làm được bây giờ, bác là trường hợp đặc biệt ngàn năm có một.

Ông Trọng biết bọn cấp dưới sẽ nói thế vì những lý do dối trá như thế, nhưng ông sẽ trơ mặt ra coi những lời đó là thật lòng. Thế là ông bảo thôi thì vì đại cục, vì sự tồn vong của đảng, vì tình thế như vậy tôi phải ngồi lại. Đấy là do mọi người chứ tôi không tham quyền cố vị đâu nhé.

Trường hợp thứ 3 là anh Phạm Minh Chính (bỏ qua anh Phúc để viết sau).

Anh Chính từ tướng công an lên làm thủ tướng. Dư luận dị nghị sao không để anh Huệ làm vì thủ tướng cần am hiểu về kinh tế.

Đấy là nói vậy, chứ thể chế này chức thủ tướng đâu cần am hiểu về kinh tế, cứ nhìn khối chức vụ  khác thì thấy, bạn Võ Văn Thưởng có thể làm được trưởng ban tuyên giáo, anh Hùng Viettel có thể làm bộ trưởng bộ thông tin truyền thông. Làm sếp ở Việt Nam không cần chuyên môn, chỉ cần trung thành với đảng và đủ uy để cấp dưới sợ (cái này diễn giải là nhân sự có uy tín, tập hợp được sự đoàn kết).  Nói thật là bất cứ thằng trợ lý thủ tướng nào của anh Phúc bây giờ cũng đều giỏi hơn anh ấy. Và nói luôn có khi chúng còn giỏi hơn anh Vương Đình Huệ về độ am hiểu kinh tế Việt Nam. Anh Chính từng là đại sứ ở nước ngoài , từng là thứ trưởng bộ công an, rồi trưởng ban tổ chức trung ương. Nếu anh làm thủ tướng chắc chắn uy thế của anh rất mạnh, các quyết định của anh đưa ra sẽ được triển khai ít gặp sự chống đối ngầm.

Trường hợp thứ 4 là anh Vương Đình Huệ, anh Huệ được dự định vào chức chủ tịch quốc hội. Từ bí thư Hà Nội lên chủ tịch quốc hội là con đường mà tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trải qua. Trong trường hợp ông Trọng chết đột ngột, anh Huệ có lẽ là người thay thế. Vì vậy anh được xếp vào chức vụ này.

Nói chung anh Chính và anh Huệ đều có thể đổi chỗ cho nhau. Nhưng anh Huệ sở dĩ làm chủ tịch quốc hội là dự phòng cho trường hợp ông Trọng mất, từ quốc hội sang làm tổng bí thư sẽ thuận tiện hơn, vì chức chủ tịch quốc hội bỏ dở giữa chừng để người khác thay thế dễ hơn là chức thủ tướng giữa chừng thay người. Quốc hội thì đến kỳ điều khiển phiên họp, bàn giao dễ hơn chức thủ tướng điều hành hàng ngày. Nếu cho anh Chính làm chủ tịch quốc hội, lỡ ông Trọng chết, anh Chính làm tổng bí thư mà xuất thân từ công an cũng không vừa mắt thiên hạ cho lắm.

Ngay từ bây giờ có thể khẳng định nếu khoá 14 tới vào năm 2026 nếu Trọng và Phúc ra về, thì trường hợp đặc biệt làm tổng bí thư, chủ tịch nước sẽ là hai anh Huệ và Chính. Hai anh đều học ở nước ngoài, xuất thân gia đình không phải con ông cháu cha. So với tiêu chuẩn còn trong độ tuổi và đã là uỷ viên BCT một nhiệm kỳ, chưa vướng kỷ luật, thì hai anh có nhiều ưu thế hơn những người khác.

Trường hợp thứ 2 là anh Nguyễn Xuân Phúc làm chủ tịch nước.

Cái này mới đáng bàn, cho nên phải để đến cuối bài. Chức chủ tịch nước tưởng là to nhưng chỉ là hữu danh vô thực. Cái mà có quyền là tiếng nói trong trung ương vì có quyền điều khiển phiên họp trung ương theo ngày. Quân đội do công an nắm, công an do thủ tướng nắm. Chủ tịch nước coi ngoại giao, nghi lễ. Bạn nào muốn tìm hiểu sâu thì đọc Chế Định Chủ Tịch Nước theo hiếp pháp (sửa đổi năm 2001) thì rõ, còn lười đọc thì chỉ cần so sánh phó chủ tịch nước thường trực với phó thủ tướng thường trực là biết ngay quyền lực của hai cái ghế này.

Phiếu thăm dò anh Phúc được 95% phiếu tín nhiệm, cao hơn ông Trọng rất nhiều. Anh Phúc có nhiều sân sau thế lực gắn bó.

Nếu anh Phúc trước khi lấy phiếu tín nhiệm, xin rút về hưu vì lý do dính bê bối con riêng nào đó, có khi lại là nước cờ cao. Nhưng anh muốn ở lại để làm thủ tướng hay tổng bí thư, không được hai chức đấy lại là dở. Trường hợp các sân sau của anh bị tấn công như anh Trần Đại Quang, anh Phúc khó có gì chống đỡ. Anh Quang từ bộ công an lên, anh có bộ sậu tướng lĩnh ở bộ công an mà quân của anh còn chết như ngả rạ. Anh Phúc bị tấn công thì lấy gì ra đỡ. Nếu là chủ tịch quốc hội anh còn gạt không bàn việc này, chưa chấp nhận việc kia.

Không có gì che đỡ, lại uy tín cao hơn cả tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, quá trình làm thủ tướng không thể nào không có những sai sót vì bản chất chức vụ này liên quan đến nhiều dự án, chính sách kinh tế.

E rằng anh Phúc như tướng lĩnh ngày xưa, uy tín và danh tiếng cao hơn cả vua, được gọi về kinh thành giữ chức to hơn nhưng không có quyền, một dạng tước binh quyền rồi chờ dịp hạ thấp uy tín sau đó kết liễu một nhát.

Không phải vô cớ mà trước trung ương 15 có một hai ngày, đồng loạt các báo chí nhắc đến vụ chạy chức 27 tỷ có liên quan đến con rể anh Phúc là Vũ Chí Hùng. Viện kiểm sát hoàn tất cáo trạng, chờ toà sơ thẩm xét xử. Toà sơ thẩm có yêu cầu trả hồ sơ mở rộng điều tra, làm rõ thêm lời khai mới. Rồi đến toà phúc thẩm nữa.

Lần trước ông Trọng huênh hoang mình được 100% tín nhiệm, lần này ông được 82% cũng chẳng sao, nếu như không có người khác được tín nhiệm hơn ông rất nhiều. Hai anh Chính, Huệ còn độ tuổi thì không nói làm gì. Nhưng trường hợp đặc biệt ở lại có hai người là ông và anh Phúc, anh Phúc lại hơn ông rất nhiều tín nhiệm. Như thế người ta sẽ đặt câu hỏi Nguyễn Phú Trọng là tên tham quyền quá thể, lần trước hắn đặt ra một trường hợp duy nhất đặc biệt để hắn ngồi lại. Lần này hắn không được tín nhiệm nữa thì hắn đặt thêm hai trường hợp, để hắn được là trường hợp thứ hai.

Rõ ràng nếu chỉ chọn một trường hợp duy nhất như tiền lệ, thì Nguyễn Phú Trọng phải về để chỗ cho Nguyễn Xuân Phúc. Nhưng ông ta đã lại thêm thành hai trường hợp đặc biệt, rồi bất chấp điều lệ đảng để ngồi lại ghế tổng bí thư ba nhiệm kỳ liên tiếp.

Không hạ được Nguyễn Xuân Phúc, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ còn nhục mặt với đời vì sự tham lam quá độ. Nếu hạ được, ông ta sẽ giải toả được nỗi nhục này.

Anh Huệ, Chính không có liên quan gì đến những sân sau của anh Phúc. Đợt tới mà anh Trạc Nghệ An được ngồi ghế bộ trưởng công an, một người cũng không dính dáng gì tới sân sau của anh Phúc.

Anh Phúc bị cô lập hoàn toàn.  Thế của anh Phúc như người ta nói là không có một tấc sắt trong tay. Nguy hiểm không thể không tính đến.

Hy vọng từ giờ đến đại hội, anh Phúc sẽ sát cánh với anh Trương Hoà Bình để lật lại được tình thế. Việc anh Trương Hoà Bình và cánh miền Nam trắng tay ra về đang gây phẫn uất trong lòng phe cánh miền Nam  mà Trương Tấn Sang đang là thủ lĩnh. Chỉ cần một chỉ dấu hiệu triệu của các anh thông qua ngòi bút Trương Huy San, quần hùng Nam Bộ và Trung Bộ sẽ sẵn sàng quật khởi trong đại hội 13 này. Như đại hội 12 trước còn gay cấn đến giữa chừng đại hội. Một ý kiến công khai chỉ nên một trường hợp đặc biệt ở lại, chọn trong số người có tín nhiệm cao nhất. Chỉ thế thôi và những lời tán đồng ắt sẽ rộ lên. Mầm chiến thắng của các anh rất lớn, chỉ cần can đảm khơi dậy mà thôi./.

#đảngcsvn #đạihội13 #nguyễnphútrọng #nguyễnxuânphúc

- Quảng Cáo -