Dân chúng chờ đợi từng ngày và vui vẻ khi có quan lớn bị kỷ luật, đó mới là điều khiến nhà cai trị phải suy nghĩ (tại sao lại thế, vì đâu, lý do gì…) chứ không phải chỉ một chiều ca ngợi chống tham nhũng không có vùng cấm này nọ. Làm quan to cai trị, cần tự soi mình vào cái gương/kính dân mà thấy mình thế nào, chứ đừng để dân mong có… quốc tang.
Ông hàng xóm nhà tôi nhận xét rằng chống nửa vời, giấu sai phạm của cán bộ như mèo giấu cứt. Một đứa đã làm tới chủ tịch nước, tự dưng cho nó nghỉ, nói nó có “vi phạm, khuyết điểm gây dư luận xấu”, rồi kỷ luật nó thì không phải chuyện thường. Chủ tịch nước chứ đâu phải trưởng thôn trưởng ấp. Vụ Võ Văn Thưởng, và cả Nguyễn Xuân Phúc trước đó hơn 1 năm nữa, đều vậy.
Xứ này kỷ luật chủ tịch nước còn dễ hơn kỷ luật trưởng ấp hoặc tổ trưởng dân phố. Hoặc là chủ tịch nước chỉ hữu danh vô thực, bày ra cho có, không là cái gì; hoặc là giấu diếm sợ “xấu chàng hổ ai”, “rút dây động rừng”, “vừa đé.o vừa run”…
Cần phải công bố cụ thể sai phạm của nó cho dân biết, nếu nó sai, chứ không có kiểu ỡm ờ vậy được. Vừa để giải tỏa dư luận nhỡ nó bị oan thì sao, vừa để chứng minh sự kiên quyết trong chống tham nhũng chứ không phải đấu đá nội bộ, bè phái.
Làm quái gì có cái kiểu kỷ luật bằng quy trình đương sự làm đơn xin từ chức, sau đó tập thể họp đồng ý và cho nghỉ “về làm người tử tế”. Vậy là xong. Phúc cũng thế, và Thưởng cũng thế. Rất hài.
Đứa nào nói không có vùng cấm chỉ nói phét nói xạo. Đây là minh chứng rõ nhất sự xạo ấy.
Và điều nguy hiểm hơn, và cũng rất bi đát: cách kỷ luật, chống tham nhũng kiểu đó đã không coi pháp luật là cái đinh gì. Ngồi xổm trên pháp luật.
Gần 500 “đại biểu quốc hội” sáng nay sẽ gật gù thông qua biện pháp kỷ luật, chắc không ai dám hó hé lấy một lời chỉ ra sự nguy hiểm ấy, thì nên tự thấy mình có đáng để dân tốn tiền chi cho cái ghế “cấp trên biểu” chứ không phải “dân biểu”.
Thông cào