Khi bắt đầu cuộc đình công, Tỉnh ủy Nghệ An chỉ đạo không được cho vụ này lây lan, Công đoàn khuyến cáo kêu gọi công nhân đi làm, không nên để bị lôi kéo…”
Có thể hiểu rằng nhà cầm quyền đã ngăn chặn đình công.
Tuy nhiên công nhân vẫn tiếp tục đình công.
Sau một tuần đình công của công nhân công ty Viet Glory, chiều 2/10 chủ xí nghiệp đã có văn bản đáp ứng ngay một số đòi hỏi của công nhân.
Tuy nhiên có 11 công nhân cầm đầu đình công bị chủ xí nghiệp sa thải, họ bị công an điều tra tội khích động quần chúng, bị “xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”.
Xí nghiệp Viet Glory có công đoàn cơ sở nhưng thiếu vắng hoạt động trong vụ đình công này.
Hiện tượng “Công đoàn có cũng như không” làm rõ thêm sự cần thiết của một tổ chức đại diện công nhân độc lập khác (Công đoàn độc lập) để người công nhân có thể chọn lựa người bảo vệ quyền lợi mình.
Việc thành lập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở ngoài Công đoàn đã được Bộ luật Lao động 2019 thông qua từ 4 năm nay.
Trì hoãn việc cho phép thành lập những tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở ngoài Công đoàn có nghĩa là tiếp tục nuôi dưỡng xu hướng đình công tự phát với tất cả những bất lợi của nó cho người lao động và cả người sử dụng lao động.
Thiết nghĩ, chính quyền cần sớm cho phép các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được hoạt động để môi trường đấu tranh lao động trở nên lành mạnh và tiến bộ, đảm bảo tìm ra cách cân bằng quyền lợi cho cả công nhân và nhà đầu tư khi có mâu thuẫn./.
T.K. Trần