Bản đồ mới của Trung quốc bao gồm đảo Bolshoy Ussuriysky của Nga

- Quảng Cáo -

Timothy Trinh

Điện Kremlin vẫn chưa bình luận về bản đồ mới của Trung Quốc, trong đó bao gồm toàn bộ đảo Bolshoy Ussuriysky mà Trung Quốc và Nga thỏa thuận chia đôi sau một thỏa thuận bổ sung được ký năm 2004 và hoàn tất vào năm 2008 sau hơn một thế kỷ tranh chấp.

Sự im lặng của Điện Kremlin cho đến nay có lẽ “phản ánh ưu tiên mà nhà nước Putin đặt vào quan hệ đối tác chiến lược” với Trung Quốc, theo nhận xét của Giáo sư Steve Tsang, giám đốc Viện Trung Quốc tại Trường Nghiên cứu Phương Đông và Châu Phi ở London.

Nó cũng cho thấy “lập trường suy yếu” của Moscow đối với Bắc Kinh “đặc biệt kể từ khi Nga xâm lược Ukraine”.

- Quảng Cáo -

Đảo Bolshoy Ussuriysky (Trung Quốc gọi là đảo Heixiazi) là một tiền đồn trên sông Amur ở Viễn Đông, và Quần đảo Yinlong lân cận đã bị Liên Xô chiếm đóng vào năm 1929 sau cuộc xung đột giữa quân Nga và Mãn Châu.

Bằng cách chiếm được toàn bộ đảo Bolshoy Ussuriysky, quân Nga đã có thể kiểm soát toàn bộ tuyến đường thủy Amur và Ussuri, tạo ra một vùng đệm chiến lược an toàn cho thành phố Khabarovsk của họ.

Cho đến năm 2004, đây là nơi xảy ra tranh chấp giữa Nga và Trung Quốc. Trong khi Nga quản lý quần đảo này như một phần của Khabarovsk Krai thì Trung Quốc tuyên bố chúng là một phần của huyện Fuyuan, tỉnh Hắc Long Giang, phần cực đông của Trung Quốc.

Vào ngày 14 tháng 10 năm 2004, một thỏa thuận ranh giới giữa Liên bang Nga và Trung Quốc đã được ký kết, trong đó Nga đồng ý từ bỏ quyền kiểm soát Quần đảo Yinlong và khoảng một nửa đảo Bolshoy Ussuriysky, và một nửa đảo còn lại ở phía Đông sẽ vẫn thuộc quyền tài phán của Nga. Đổi lại, Trung Quốc đồng ý từ bỏ mọi yêu sách lãnh thổ đối với phần còn lại của Bolshoy Ussuriysky do Nga nắm giữ và nhận được quyền đi lại tàu dọc theo kênh chính của Amur.

Đến nay, Nga đang bị sa lầy ở chiến trường Ukraine, các bản đồ mới cho thấy toàn bộ đảo Bolshoy Ussuriysky là của Trung Quốc.

Bắc Kinh bất chấp mọi thỏa thuận, cũng như mối quan hệ “không giới hạn” mà Tập hứa với Putin.

Người Đà Lạt Xưa

- Quảng Cáo -