Nguyễn Văn Hòa
Ngày này cách đây 50 năm hiệp định Paris về chiến tranh Việt Nam được kí kết.
Hai nhân vật chính, tạo lên bản hiệp định là:ông Lê Đức Thọ của bắc Việt và ông Henry Kissinger của Mĩ (sau nhiều phiên họp kín).
Ngay sau ngày hiệp định được ký, hai ông đã được: ủy ban hoà bình thế giới và hội đồng giải thưởng NO BEL trao tặng cho hai ông một giải thưởng (có nghĩa là mỗi được một nửa giải thưởng). Ông Kiss của Mỹ không ngần ngại: nhận ngay nửa giải thưởng. Còn ông Thọ của bắc Việt: từ chối với lí do: khi nào có hoà bình thật sự ở Việt Nam thì ông mới nhận.
Hồi đó và cả một thời gian rất dài, ngành ngoại giao của bắc Việt và sau này là của CHXHCNVN: rất tự hào về việc ông Thọ từ chối nhận nửa giải thưởng. Họ thường tuyên truyền là: nào là ông Thọ coi thường không màng tới nửa giải thưởng, nào là ông Thọ coi thường ông Kiss, nào là ông Thọ là nhà ngoại giao XHCN… và có ý chê bai ông Kiss là kém vv.
Bây giờ ta nghĩ lại xem có đúng thế không?
Ở ta là tập thể lãnh đạo. Vậy việc ông Thọ được nhận nửa giải thưởng NOBEL, không có nghĩa là ông được tự quyền quyết định: nhận hay không nhận, mà phải về báo cáo và xin chỉ thị cấp trên, mà cụ thể là tập thể bộ chính trị của đảng.
Như ta đã biết: mục đích cuối cùng để kí hiệp đinh Paris là cốt: Mỹ rút hết quân về nước, không tham gia gì đến chiến tranh Việt Nam nữa. Lúc ấy bắc Việt sẵn sàng xé bỏ hiệp định: tấn công nam Việt Nam. Lúc đó thì uỷ ban hoà bình thế giới, cũng như hội đồng giải thưởng NO BEL sẽ tố cáo bắc Việt vi phạm hiệp định Paris, đồng thời họ đòi lại một nửa giải thưởng NOBEL mà ông Thọ đã nhận. Đây là nguyên nhân chính mà ông Thọ không dám và được vinh dự nhận một nửa giải thưởng.
Thôi đành:”bỏ tiểu cục để lấy đại cục”./.