Tết Nguyên đán, hay còn gọi là Tết ta, Tết Âm lịch, với đa số người Việt Nam, là lễ hội lớn nhất, quan trọng và thiêng liêng nhất trong năm. Tết là dịp để gia đình, bà con họ hàng xum họp, quây quần, hưởng chút hạnh phúc bên nhau sau cả một năm dài mệt mỏi với cuộc mưu sinh.
Nhưng có rất nhiều tội á.c của đảng cộng sản lại được tiến hành ngay vào dịp Tết, mà một trong những tội ác lớn nhất trong giai đoạn cuộc chiến Việt Nam là t.hảm s.át Mậu Thân 1968! Hàng ngàn hàng vạn người dân miền Nam, nhất là người dân Huế đã bị g.i.ết ngay trong những ngày Tết lẽ ra phải đầm ấm yên vui ra sao chúng ta vẫn còn nhớ.
Mấy chục năm sau, một trong những tội á.c lớn nhất của đảng và nhà nước cộng sản trong thời bình là vụ cưỡng chế đất ở Đồng Tâm xảy ra vào đêm ngày 8 rạng ngày 9.1.2020, khoảng hai tuần trước Tết Canh Tý; khiến người nông dân mấy chục năm tuổi đảng Lê Đình Kình bị g.i.ết, một số dân làng bị thương, hàng chục người bị bắt. Nhiều vụ khác như vụ cưỡng chế dẫn tới nổ súng ở đầm tôm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn (xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) diễn ra vào ngày 5.1.2012 (tức 12 tháng Chạp), vào thời điểm chỉ còn hơn 2 tuần nữa là tới dịp Tết Nguyên đán; vụ cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng, quận Tân Bình, Sài Gòn ngày 4-6.1.2019 cũng xảy ra vào thời điểm khi Tết Nguyên đán Kỷ Hợi cận kề, khiến hàng trăm con người thuộc thành phần giáo dân, dân nghèo thành thị, sinh viên nghèo ở trọ, thương phế binh VNCH…phải rơi vào cảnh màn trời chiếu đất.
Mặc dù từ năm 2013, khi Quốc hội nước Cộng hòa XHCN VN tổ chức thêm một buổi thảo luận về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), một số đại biểu đã góp ý đề nghị nghiên cứu bổ sung nguyên tắc cũng như thủ tục cưỡng chế thật chặt chẽ. Theo đó, việc cưỡng chế không tổ chức vào các thời điểm nhạy cảm, dễ ảnh hưởng xấu tới an ninh chính trị như dịp lễ tết; gia đình người bị cưỡng chế có tang, giỗ chạp, cưới xin, tai nạn, rủi ro…Hàng năm, Bộ Tư pháp đều có chỉ thị về việc tổ chức Tết Nguyên Đán, trong đó nhấn mạnh “Không tổ chức cưỡng chế thi hành án có huy động lực lượng trong thời gian 15 ngày trước và sau Tết”.
Nhưng rồi họ vẫn làm. Rất nhiều vụ bắt bỏ tù những người bất đồng chính kiến diễn ra vào thời điểm trước Tết. Không chỉ ác, thất nhân tâm với người dân, người cộng sản còn phũ phàng ngay với chính “đồng chí” của mình, khi bắt hoặc cho một số người “rớt đài” vào khoảng thời gian này. Như mới đây, hai ông Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam hay ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phải ngậm đắng nuốt cay rời chức cũng vào những ngày sát Tết.
Nhưng suy cho cùng, trong một chế độ độc tài toàn trị, đặc biệt là độc tài do một đảng cộng sản lãnh đạo thì nói đến tất cả những điều như tình người, đạo lý, lòng trắc ẩn hay lương tâm… là xa xỉ, không tưởng./.