Căn cứ bảng cân đối tài chính của Vinfast gửi ủy ban chứng khoán Mỹ, là một trong những thủ tục bắt buột để được IPO tại Mỹ, thì vốn của Vinfast 4,4 tỷ USD, nợ 8,8 tỷ USD, và lỗ 4,7 tỷ USD. Người ngoại đạo không biết tài chính, dùng hai phép toán cộng trừ thì chỉ có thể phỏng đoán tình hình tài chính Vinfast không mấy khả quan, không ít người quan tâm muốn CEO Vinfast giải thích.
Và CEO Vinfast cũng đã lên tiếng, cho rằng tình hình tài chính Vinfast không có vấn đề gì nếu báo cáo theo cách kế toán của VN, nhưng báo cáo theo cách kế toán của Mỹ thì không như mong đợi. Tỷ như trong phần nợ 8,8 tỷ USD, là phần luân chuyển vốn nội bộ giữa Vinfast và các công ty trong hệ sinh thái Vingroup, theo Mỹ là nợ, theo VN là chuyện riêng của tập đoàn Vingroup không có gì ghê gớm cả. Vấn đề lỗ thì… CEO Vinfast cho rằng, Ở VN, các khoảng tiền lớn đầu tư cơ bản dài hạn được xé nhỏ cân đối thu chi trong nhiều năm nên không hề lỗ. Nhưng đối với Mỹ, phải cân đối thu chi tất cả để tính lời lỗ ngay thời điểm IPO nên mới lòi ra con số lỗ khủng, chứ có chi mô…
Qua đó cho thấy sự khác biệt lớn giữa hai nước giàu nghèo, ít ra là trong lãnh vực tài chính kế toán. Nước giàu minh bạch hơn, chi li hơn trong báo cáo tài chính, mục đích để đối phó tốt với mọi bất trắc tài chính có thể xảy ra. Trong lúc nước nghèo mù mờ hơn, xê xoa hơn về báo cáo tài chính, mục đích để tô hồng, để nổ, để dễ toan tính…
Bởi theo quan niệm của người Việt thì :” Có lúa mới cho mượn gạo “. Nếu cân đối tài chính, tiền lỗ nhiều hơn tiền vốn thì ai dám cho mượn? Đó là lý do trong kinh doanh (của VN) làm gì cũng không bằng làm đẹp sổ sách kế toán.
Vì làm quá đẹp sổ sách kế toán khiến chứng khoán VN, gồm thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu, đang gây thiệt hại khủng khiếp cho không ít trái chủ và cổ chủ. Các Trái chủ và Cổ chủ bất hạnh này đang thấm đòn lừa của các đại gia cạp đất./.