Tăng trưởng GDP và lãi suất ngân hàng thường tỷ lệ nghịch với nhau. Nếu lãi suất ngân hàng tăng quá cao, các doanh nghiệp không hấp thụ nổi vốn vay sẽ giảm hoặc ngưng sản xuất khiến GDP giảm sâu. Nói cách khác, khi lãi suất ngân hàng tăng quá cao, vốn vay trở nên đắc đỏ vượt sức chịu đựng của các doanh nghiệp, khiến nhiều doanh nghiệp phải giảm, tạm ngưng, ngưng hẳn, hoặc phá sản… Dẫn đến GDP giảm, kinh tế suy thoái, công nhân mất việc nhiều.
Như đã thấy từ sau hai cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới gần đây nhất, tức cuộc khủng hoảng tài chính Thái Lan cuối Thế kỷ trước (1998), và cuộc khủng hoảng ngân hàng địa ốc Mỹ đầu thế kỷ này (2007), khi ấy, nhiều ngân hàng trên thế giới đã buộc phải nới lỏng tiền tệ hết cỡ bằng cách hạ lãi suất xuống cực thấp, thậm chí về zero hoặc xuống mức âm, để kích thích tăng trưởng.
Tình trạng kinh tế thế giới hiện tại cũng khá đặc biệt. Gần như cả năm nay lạm phát toàn cầu liên tục tăng như con ngựa bất kham, được cho là:
– Do dịch cúm Tàu lên đỉnh, hầu hết các quốc gia lo phong tỏa dịch, không ít nước phòng chống dịch cực đoan Zerovi, làm kinh tế toàn cầu suy yếu.
– Do chính phủ các nước bơm tiền quá nhiều để hỗ trợ đời sống cho người dân mất thu nhập vì dịch bệnh, bơm tiền quá nhiều để giải cứu kinh tế.
– Do Nga phát động chiến tranh xâm lược Ukraina, gây khan hiếm lương thực, phân bón vô cơ, năng lượng…
– Do các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga của EU có quy mô quá rộng và cường độ gay gắt.
– Do Nga sử dụng ưu thế năng lượng, dầu thô và khí đốt vượt trội của mình làm vũ khí trả đũa…
– Do chính sách năng lượng xanh sai lầm của tổng thống Mỹ Joe Biden…
– Do chính phủ TC áp dụng chính sách chống dịch cực đoan Zerovi làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu…
Đã làm giá cả hàng hóa thế giới, đặc biệt giá xăng dầu và khí đốt nhảy vọt khiến lạm phát tăng mạnh và dai dẳng chưa từng có kể từ cuối thế kỷ 20, buộc cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) phải thắt chặt tiền tệ hết cỡ bằng cách liên tục tăng lãi suất để kềm chế lạm phát làm đồng bạc xanh liên tục tăng giá trị gây áp lực mạnh lên ngân hàng trung ương các nước phải tăng lãi suất tương thích để ổn định tỷ giá. Đó chính là một trong những nguyên nhân quan trọng làm kinh tế thế giới suy thoái, khiến đơn hàng khan hiếm…
Riêng Việt Nam, còn do sự quản lý chưa được tốt của chính phủ trong việc cho phép các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp bất động sản, phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong điều kiện quá dễ dãi khi chưa xây dựng đủ hành lang pháp lý để quản lý, vô hình chung tạo thuận lợi cho bọn quan tham cấu kết lợi ích nhóm với các đại gia bất động sản, các đại gia chứng khoán và các đại gia ngân hàng… lừa đảo trái phiếu, thao túng cổ phiếu, thổi bong bóng giá đất, khiến các gói giải cứu kinh tế của chính phủ khó đến được các doanh nghiệp sản xuất vì bị thị trường chứng khoán và thị trường địa ốc như những thỏi nam châm hấp thụ quá mạnh…hút gần hết vốn…
Đó cũng chính là lý do gây bất ổn xã hội, tiếp tục gây bất ổn trong dịp cuối năm, đặc biệt là dịp Tết cổ truyền. Bởi không chỉ các trái chủ của trái phiếu Vạn Thịnh Phát, Tân Hoàng Minh, hay chủ sở hữu các cổ phiếu ma giáo của FLC… Tập trung đông người đòi tiền ngày càng nhiều hơn, quyết liệt hơn, mà còn có nguy cơ nhiều trái phiếu lừa đảo khác có thể bị bể ổ trong những ngày tới? Hơn nữa, chuyện các ngân hàng yếu kém, trong đó có SCB, là ngân hàng đang bị ngân hàng nhà nước quản lý đặc biệt, và các ngân hàng đang trong tình trạng được chính phủ để mắt đến, cũng là một trong những nguy cơ tạo bất ổn xã hộ đáng kể.
Nhưng vấn đề lớn nhất của giới lao động lúc này, là việc các ngân hàng thương mại đua tranh nâng lãi suất để thu hút tiền gửi, lách luật bằng cách khuyến mãi thêm nửa tháng hay một tháng tiền lãi cho khách hàng gửi tiền, một hình thức nâng lãi suất (trá hình) để thu hút tiền gửi… Vô hình chung làm tăng thêm lãi suất vay, khiến vốn vay ngày càng trở nên khan hiếm và đắc đỏ vượt sức chịu đựng của các doanh nghiệp, sẽ làm tăng thêm những bữa tiệc chia tay giữa đường, đầy tâm trạng của những công nhân mất việc như dưới phần minh họa.
Nghiệt nổi hiện tại, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán đang đói vốn, sẵn sàng vay với lãi suất cao, cạnh tranh vốn quyết liệt với các doanh nghiệp sản xuất, bất kể chính phủ đang ưu tiên vốn cho sản xuất. Song e rằng ngành bất động sản rất mạnh áp phe, rất mạnh vận động hành lang, luôn thét gào nới room… thì không biết nguồn vốn đang lúc khan hiếm có đến được các ngành sản xuất với lãi suất mà các doanh nghiệp sản xuất có thể cầm cự được để nuôi đội ngũ lao động?