Tôi là đội trưởng đội thi công nhân xây dựng. Đang thi công dàn giáo thì phát hiện ra nguy cơ gãy đổ. Với kinh nghiệm nhiều năm, tôi hoàn toàn có thể xử lý tính huống này. Tuy nhiên, lãnh đạo công ty cấm tôi xử lý tình huống mà họ buộc tôi phải xin ý kiến lãnh đạo mới được quyền thao tác. Thế là tôi cho dừng thi công và xin ý kiến, sau đó chờ lãnh đạo đi công tác về quyết định. Thế là công việc đứng và lãng phí hàng trong công.
Hiện nay doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu cũng đang bị tình cảnh như thế. Họ dùng tiền của họ để kinh doanh nhưng về giá bán và mức lời thì họ không có quyền quyết định mà nhà nước quyết định thay họ. Rõ ràng doanh nghiệp đã bị tước mất khả năng xử lý tình huống khi thị trường có biến động nên dù cảnh thiếu hụt xăng dầu rất cấp thiết và nó đã diễn ra gần một tháng mà họ vẫn phải chờ chỉ đạo điều hành từ Bộ Công thương và Bộ tài chính. Trong khi đó hai bộ này hết đổ lỗi thì lại trao đổi công văn qua lại rất mất thời gian và công sức của xã hội và của doanh nghiệp.
Tình hình thiếu xăng dầu diễn ra cả tháng nay, vậy mà bây giờ Bộ Tài Chính thúc thương thúc Bộ Công thương tính chi phí xăng dầu giao họ để họ ra quyết định mới về giá bán. Công văn qua, công văn lại mất không biết bao nhiêu thời gian, trong khi đó doanh nghiệp thì không thể xử lý tình huống, dân thì thiếu xăng dầu cho sinh hoạt, nền kinh tế thiếu xăng dầu để vận hành.
Hiện nay doanh ngiệp nhập khẩu xăng dầu chịu cảnh “trên đe dưới búa”. Phần đe là gì? Đó là room tín dụng siết cho vay nên doanh nghiệp huy động vốn khó khăn, lãi suất ngân hàng và giá đô la cao đã gặm sâu vào lợi nhuận. Vốn ít, lợi nhuận bị gặm sâu thì doanh nghiệp cần tự do quyết định giá để đảm bảo lợi nhuận chấp nhận được và từ đó duy trì hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp không được tự quyết về giá mà đó là phần của nhà nước.
Phần búa là gì? Đó là phần ấn định giá của Bộ Công thương. Nếu ấn định giá bán cao thì doanh nghiệp sẽ tăng nhập, nếu ấn định giá bán quá sát giá nhập thì doanh nghiệp giảm nhập và thậm chí không nhập vì họ không có lời. Đây chính là búa tạ đặt trên đầu các doanh nghiệp. Doanh nghiệp đang bị nhét vào không gian quá hẹp họ rất khó xoay sở. Như vậy câu hỏi đặt ra là quyết định của Bộ Công thương có ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu hay không? Câu trả lời là có, ấy vậy mà vào ngày 10 Tháng Mười vừa qua, ông Hồ Đức Phớc – Bộ trưởng tài chính đã nói một câu rất vô trách nhiệm rằng: “Đảm bảo nguồn cung xăng dầu thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương, DN”. Chính ông Hồ Đức Phớc quyết định mức lợi nhuận cho doanh nghiệp mà ông tuyên bố câu này thì rất khó để phối hợp liên ngành trong Chính phủ để giải quyết khủng hoảng xăng dầu hiện nay.
Về phần ông Bộ trưởng Bộ Công thương – Nguyễn Hồng Diên cũng là con người vô trách nhiệm. Thực tế là giá xăng dầu Việt Nam cao hơn nhiều nước trong khu vực nhưng ông này lại cho là “giá xăng Việt Nam thấp nhất thế giới”. Giá thấp mà bọn buôn lậu xăng dầu buôn từ Thái Lan, Campuchia, Indonesia về Việt Nam với số lượng hàng trăm triệu lít? Và mới đây ông Diên lại luôn miệng khẳng định thiếu hụt xăng dầu chỉ là cục bộ. Cục bộ kiểu gì mà thiếu trên cả Miền Nam và lan ra cả Hà Nội?
Hiện nay điều hành giá xăng từ nhập khẩu đến bán lẻ nó có những nghịch lý rất lớn. Giá xăng dầu Việt Nam đang gánh tổng mức thuế phí lên tới 45% giá bán. Trong đó có những thuế phí rất phi lý, đó là thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường và phí bình ổn. Dân và doanh nghiệp than trời về chi phí xăng dầu cao làm giá cả hàng hóa tăng theo. Trong tình hình như thế này, Nhà nước Cộng Sản cũng muốn giảm giá bán thật sát để giảm chỉ trích. Tuy nhiên, thay vì dỡ bỏ một số loại thuế phí thì nhà nước lại ép mức lời cho doanh nghiệp xuống thật mỏng kiến các doanh nghiệp hạn chế nhập. Cũng vì lời mỏng nên các nhà nhập khẩu cũng ép các nhà bán lẻ với chiết khấu 0 đồng. Thế là chuỗi cung ứng xăng dầu bị nghẽn.
Có thể nói, xăng dầu là dưỡng khí cho nền kinh tế. Việc điều hành xăng dầu theo kiểu bạo lực thời bao cấp như thế chẳng khác nào hành động bóp mũi nền kinh tế. Chỉ cần bỏ đi việc can thiệp vào giá bán đã tiết kiệm được rất nhiều công sức của bộ máy nhà nước đồng thời phát huy năng lực của doanh nghiệp. Nếu không có sự can thiệp thô bạo của nhà nước thì không thể xảy ra tình trạng khan hiếm xăng dầu như hôm nay. Như vậy Chính quyền Công Sản dự tính nhà nước can thiệp vào thị trường xăng dầu để đản bảo an ninh năng lượng nhưng cuối cùng là an ninh năng lượng bị đe dọa. Đấy là những gì mà cái đuôi “đính hướng Xã hội chủ nghĩa” đã gây ra. Tuy nhiên, Công sản vẫn cứng đầu chưa chịu cắt bỏ./.