Điều 4 Hiến pháp Việt Nam 2013 qui định quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội thuộc về đảng CSVN. Qui định này cho phép đảng CSVN độc quyền kiểm soát mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội,… Đây được gọi là một chế độ độc tài CSVN hay có thể gọi là chế độ phong kiến tập thể.
Các quan chức độc tài CSVN có quyền lực chính trị thì hiển nhiên thâu tóm về các lợi ích kinh tế bằng vị trí quan chức của mình. Quan chức độc tài CSVN đứng đầu mỗi ngành, mỗi cấp đều như những ông vua con. Họ hoàn toàn không bị giám sát và kiểm soát quyền lực.
Các quan chức độc tài CSVN ở mọi ngành, mọi cấp đều sử dụng quyền lực của mình để ban phát các lợi ích, lợi thế, bảo kê cho các doanh nghiệp từ địa phương tới trung ương. Và các quan chức độc tài CSVN sẽ nhận lại các lợi ích kinh tế, ăn chơi,… từ giới doanh nghiệp.
Ví dụ: Những người kinh doanh ở qui mô nhỏ nhất của nền kinh tế Việt Nam như những người bán hàng nước, hàng ăn, xổ số, sạp báo để kiếm sống ở vỉa hè. Hàng tháng, họ vẫn phải nộp tối thiểu vài trăm ngàn cho công an, ủy ban phường.
Các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì càng bị các quan chức ở nhiều ngành, nhiều cấp khống chế, bảo kê, cấu kết,… biến thành sân trước, sân sau, các nhóm lợi ích.
Nếu giới doanh nhân không chấp nhận cấu kết với các quan chức độc tài CSVN để làm sân sau cho họ thì giới doanh nhân không thể kinh doanh một cách bình thường được. Cảnh sát kinh tế, quản lý thị trường, thuế,… thường xuyên tới hỏi thăm, kiểm tra, sách nhiễu,… gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Bởi vậy, họ đã cùng nhau khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên của đất nước, gây ô nhiễm môi trường; buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, buôn lậu; trốn thuế, gian lận thương mại; lừa đảo chiếm đoạt tiền, tài sản của nhà đầu tư; cướp đoạt nguồn tài nguyên đất đai của người dân và đất nước,…
Nền kinh tế càng phát triển, các doanh nghiệp càng phát triển thì mức độ phạm tội của giới doanh nhân và giới quan chức độc tài CSVN càng lớn và càng gây nguy hại cho người dân và đất nước.
Như vậy, đảng, chế độ và chính quyền độc tài CSVN hủ bại và tham nhũng thì cũng sinh ra giới doanh nhân tội phạm.
Tại sao giới doanh nhân vừa là tội phạm vừa là nạn nhân?
Những người am hiểu về bản chất của chế độ và các quan chức độc tài CSVN thường có câu nói “nuôi béo để làm thịt”.
Chế độ độc tài CSVN đã thiết kế hệ thống pháp luật, các cơ quan tư pháp như công an, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra như những công cụ để bảo vệ đảng, chế độ và chính quyền độc tài CSVN.
Trong khi đó, chế độ độc tài CSVN chỉ coi trọng các doanh nghiệp nhà nước tức doanh nghiệp của đảng CSVN như công cụ để nuôi dưỡng chế độ và các quan chức tham nhũng, kiểm soát nền kinh tế,…. Và chế độ độc tài CSVN cũng chỉ coi giới doanh nghiệp tư nhân là sân sau, là nơi nuôi dưỡng, làm giàu cho lòng tham của các quan chức độc tài CSVN từ trung ương tới địa phương.
Khi các quan chức độc tài CSVN thấy doanh nghiệp nào hết giá trị lợi dụng, hay doanh nghiệp đó lâm vào tình trạng khó khăn, hay những thông tin vi phạm pháp luật của doanh nghiệp vô tình bị tiết lộ hay phanh phui,…. Các quan chức độc tài CSVN sẽ xử lý hình sự với các doanh nghiệp đó.
Ví dụ: Trịnh Văn Quyết và FLC có chiêu trò cấu kết với các quan chức của sàn giao dịch chứng khoán, Ủy ban CKNN, … để nâng, hạ giá cổ phiếu làm giàu bất chính.
Hay như Đỗ Anh Dũng và Tân Hoàng Minh huy động trái phiếu như hàng ngàn doanh nghiệp khác. Nhưng Đỗ Anh Dũng ngông cuồng, dại dột trong vụ đấu giá đất Thủ Thiêm mà bị xử lý.
Vụ Vạn Thịnh Phát cũng huy động trái phiếu như Tân Hoàng Minh nhưng Vạn Thịnh Phát bị xử lý do cuộc đấu đá, trừng phạt lẫn nhau trong nội bộ độc tài CSVN.
Bởi vậy nói rằng giới doanh nhân Việt Nam vừa là tội phạm vừa là nạn nhân là chính xác./.